K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vua Búc và con nhện

Ngày xưa, có một vị vua tên là Búc. Dạo nọ, vua nước láng giềng dẫn quân sang xâm lược. Búc đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu sáu lần nhưng thất bại. Ông bị thương và được đưa vào rừng sâu để chữa trị. Nằm dưới tán cây, đau đớn và mệt mỏi, vua chán nản và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Bất chợt, ông thấy trên cành cây có một con nhện đang giăng tơ. Nó cố tìm cách giăng sợi tơ mỏng từ cành cây này sang cành cây khác ở cách đó khá xa. Nó đã giăng sáu lần nhưng thất bại. Ấy vậy mà con nhện ngoan cường vẫn không bỏ cuộc mà chuẩn bị cho lần giăng thứ bảy. Cuối cùng, nó đã thành công. Búc cảm kích kêu lên: “Có lẽ ta phải chiến đấu một lần nữa.”

unnamedSau đó, ông dần khỏe lại và dẫn đội quân thêm một lần quyết chiến. Trong lần chiến đấu thứ bảy này, Búc cùng các binh sĩ hùng dũng xông lên, quyết chiến quyết thắng. Kẻ địch tưởng họ đã huy động thêm binh lính nên mất tinh thần và tháo chạy tán loạn. Cuối cùng, đội quân của Búc đã giành thắng lợi, đuổi hết quân xâm lược ra khỏi vương quốc.

(Theo “Những câu chuyện về tấm gương danh nhân”)

    Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Sau 6 lần thất bại, vua Búc cảm thấy thế nào?

a. Mệt mỏi                                                                                                             b. b. Đau đớn  

c. Chán nản, mất tinh thần                                                                 

d. Cả 3 ý trên đều đúng

2. Điều gì khiến ông lấy lại dũng khí và sự quyết tâm chiến đấu?

a. Được mọi người động viên và chữa trị  

b. Ông đã bình phục và khỏe lại  

c. Từ hành động giăng tơ của con nhện   

d. Ông thấy địch đã mất tinh thần

3. Ý nghĩa của bài tập đọc này là gì?

a. Ca ngợi vua Búc thông minh                                                   

b. Ca ngợi con nhện giăng tơ giỏi

c. Ca ngợi đội quân anh dũng   

d. Ca ngợi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng

4. Vì sao bọn giặc bỏ chạy tán loạn?

A. Vì tưởng vua Búc đã huy động thêm binh lính

B. Vì thấy con nhện đã giăng được tơ.

C. Vì chúng có âm mưu khác.

D. Vì chúng không muốn đánh nhau.

5. “Chúng cháu cảm ơn bác Hoa” thuộc kiểu câu gì

A.   Câu kể Ai làm gì

B.    Câu kể Ai thế nào

C.    Câu kể Ai là gì

D.   Câu khiến

6. Điền các từ thích hợp vào chỗ còn trống để nói về ý chí nghị lực của con người (nhẫn nại, chí, nản, ngã, nan)

a. Mưu cao chẳng bằng … dày                                                                    

b. Vạn sự khởi đầu …

c. Thắng không kiêu bại không …         

e. Dẫu rằng chí thiển tài hèn,

Chịu khó ………… làm nên cơ đồ.

d. Chớ vì ……. một lần mà thôi chân không bước . 

7.Trong câu: Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Dấu ngoặc kép có tác dụng:

a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.

c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

d. Gây sự hứng thú cho người đọc.

8. Chuyển câu kể sau thành một câu hỏi và một câu khiến: “Nam học bài.”

- Câu hỏi:

- Câu khiến:

9. Giả sử vua Búc không nhìn thấy con nhện. Em gặp vua Búc trong rừng khi ông vừa thất bại sáu lần và ông đang rất nản lòng. Em sẽ nói gì để ông lấy lại  tinh thầnvà dũng khí chiến đấu?

 

 

 

 

 

10. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? Nếu gặp khó khăn, em phải làm như thế nào?

 

 

 

 

 

2
4 tháng 1 2022

dài qué

4 tháng 1 2022

đương nhiên là dài rùi

vì dài thì mới hỏi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Trạng ngữ

Bổ sung thông tin

Năm 938

Thời gian

Trên sông Bạch Đằng

Nơi chốn

Sau chiến thắng oanh liệt đó

Thời gian

Ngày nay

Thời gian

Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:a) Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vỡ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.                                                                                                     ...
Đọc tiếp

Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:

a) Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vỡ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.

                                                                                                            LÊ NGỌC THẢO

b) Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.

                                                                                                          Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

1
NG
4 tháng 10 2023

Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:

a) Yết Kiêu là người có tài bơi lặn và có trí thông minh cao.

b) Sơn Tinh và Thủy Tinh là những người có phép có thể làm thay đổi đất trời.

NG
5 tháng 10 2023

Em nghe thầy cô giáo kể lại câu chuyện và trả lời các câu hỏi.

NG
5 tháng 10 2023

Trạng ngữ là: Thuở xưa, Bấy giờ, Trong buổi đầu, Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Từ khi có gươm thần, Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Một năm sau, Từ đó.

 Đó là chiếc lọ hoa làm từ vỏ đạn pháo được ông xem như một vật quý trong nhà.      Nguyên trắc thủ ra đa Nguyễn Anh Tuấn nhớ lại: “Tôi và đồng đội tham gia trận chiến đấu không thể quên này. Khi thu dọn chiến trường, tôi đã tìm được một đầu đạn của pháo 57mm của quân ta đánh trả không quân Mỹ. Tôi chợt nghĩ mình phải làm một cái gì đó để luôn nhớ về những năm tháng khói lửa, những người bạn...
Đọc tiếp

 Đó là chiếc lọ hoa làm từ vỏ đạn pháo được ông xem như một vật quý trong nhà. 
     Nguyên trắc thủ ra đa Nguyễn Anh Tuấn nhớ lại: “Tôi và đồng đội tham gia trận chiến đấu không thể quên này. Khi thu dọn chiến trường, tôi đã tìm được một đầu đạn của pháo 57mm của quân ta đánh trả không quân Mỹ. Tôi chợt nghĩ mình phải làm một cái gì đó để luôn nhớ về những năm tháng khói lửa, những người bạn đã chiến đấu bên nhau”.
    Rồi từ lúc đó, người chiến sĩ trắc thủ ra đa đã dành thời gian dùng đôi tay tài nghệ của mình làm nên một chiếc lọ hoa xinh xắn từ vỏ đạn pháo nhặt được. Ông đặt nó như một vật trang trí trên bàn làm việc. Trên lọ hoa ông khắc chạm những cánh sóng ra đa canh giữ biển trời, rồi những câu thơ, lời tâm nguyện tiêu diệt Mỹ. Chiếc lọ hoa luôn ở cùng ông từ năm 1965 đến nay. 
    Mặc dù thời chiến tranh với biết bao gian lao, trải qua nhiều vị trí chiến đấu nhưng chiếc lọ hoa tự tạo bằng đạn pháo luôn có mặt trên bàn làm việc như là một lời động viên để ông cùng đồng đội “nuôi dưỡng” những cánh sóng ra đa hoạt động liên tục kiểm soát các mục tiêu trên không, trên biển. Từ đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ đến đảo Trà Bản, dải đất miền Trung và vào tận đảo Phú Quốc, đi đâu trắc thủ ra đa Nguyễn Anh Tuấn cũng mang theo lọ hoa. Ngay cả trong đám cưới của ông vào năm 1974, chiếc lọ hoa cũng có mặt.
     Rời quân ngũ, ông trở về đời thường làm tổ trưởng tổ dân phố phường Văn Đẩu 
(Kiến An, Hải Phòng). Hôm chúng tôi đến thăm nhà ông, lọ hoa kỷ niệm đời lính đang được cắm một nhành hoa cúc trắng đặt trang trọng trên bàn làm việc. Ông nói: “Nhìn thấy lọ hoa này, dường như tôi làm việc hiệu quả hơn”.

câu hỏi :
 

Những dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì? A Dẫn lời nhân vật.   Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. BCả hai ý trên.C

3
14 tháng 1 2022

sao màu xanh tè le vậy

14 tháng 1 2022

C. Cả hai ý trên

29 tháng 4 2021
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Nguyễn Thị Minh Khai

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.

1 tháng 10 2021

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Nguyễn Thị Minh Khai

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai

Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.   Vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học tới để bàn cách lấy mặt trăng cho cô bé. Nhưng ai nấy đều...
Đọc tiếp

Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.

   Vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học tới để bàn cách lấy mặt trăng cho cô bé. Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

   Nhà vua buồn lắm, than phiền với chú hề của ngài. Chú hề nghĩ một lát, rồi bảo:

- Trước hết, phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã.

   Nhà vua đồng ý. Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình. Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào. Công chúa bảo:

- Chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng.

   Chú hề hỏi lại:

- Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không?

   Công chúa đáp:

- Ta thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ.

   Chú hề gặng hỏi thêm:

- Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì?

- Tất nhiên là bằng vàng rồi.

  Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.

Thấy mặt trăng, công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

(còn nữa)

Theo PHƠ-BƠ

(Phạm Việt Chương dịch)

1. Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì khi bị ốm?

 Nếu có được váy đẹp sẽ khỏi ốm ngay.
 Nếu có được ngai vàng thì sẽ khỏi ốm ngay.
 Nếu có được mặt trăng thì sẽ khỏi ốm ngay.
 Nếu có được hoàng tử thì sẽ khỏi ốm ngay.

2
29 tháng 12 2021

c

16 tháng 10 2023

câu C nha bạn

Con lừa già và người nông dânMột ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.      Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu,...
Đọc tiếp

Con lừa già và người nông dân

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

      Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Sưu tầm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 4 và trả lời các câu hỏi còn lại:

1.  Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? 

A. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.

B. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

D. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.

2.  Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? 

A.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.

B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.

C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

D. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

3.  Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống?

A. Đứng yên không nhúc nhích

B. Dùng hết sức leo lên

C. Cố sức rũ đất cát xuống

D. Kêu gào thảm thiết

4.  S    Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? 

A. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.

B. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.

C. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.

D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

5.  Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng.

 

 

 

6.  Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện?

.

 

 

 

Đặt câu khiến sau

Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.

 

8.  Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: 

Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

9.  Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: 

Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, …........... (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng.

10.     Em hãy đặt một câu hỏi thể hiện được phép lịch sự. Nói rõ tình huống mà em đặt câu hỏi là tình huống nào.

 

 

 

 

ai giúp mình đầu tiên mình sẽ theo dõi và tick cho

0
Con lừa già và người nông dânMột ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.      Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu,...
Đọc tiếp

Con lừa già và người nông dân

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

      Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Sưu tầm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 4 và trả lời các câu hỏi còn lại:

1.  Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ?

A. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.

B. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

D. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.

2.  Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? 

A.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.

B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.

C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

D. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

3.  Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? 

A. Đứng yên không nhúc nhích

B. Dùng hết sức leo lên

C. Cố sức rũ đất cát xuống

D. Kêu gào thảm thiết

4.  S    Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng?

A. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.

B. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.

C. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.

D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

5.  Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng.

 

 

 

6.  Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? )

.

 

 

 

7.  Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: 

Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.

 

8.  Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: 

Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

9.  Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5đ –M3)

Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, …........... (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng.

10.     Em hãy đặt một câu hỏi thể hiện được phép lịch sự. Nói rõ tình huống mà em đặt câu hỏi là tình huống nào.(1đ-M4)

 

 

 

 

help me giúp mình đi

 

1
4 tháng 1 2022

1c

2c

3d

4d

5,6,7 bạn tự làm đi.mk thấy câu 5 6 7 bạn làm đc

8.chù lừa/lắc mình...lên trên

9.dũng cảm

câu 10 bn tự đặt tình huống và đặt câu hỏi nhé

4 tháng 1 2022

tui làm xong từ hôm qua rùi