K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 giờ trước (13:54)

Loại văn viết bằng những câu có vần với nhau, như thơ, ca, phú; phân biệt với văn xuôi.Văn xuôi là một hình thức hoặc kỹ thuật của ngôn ngữ thể hiện một dòng chảy tự nhiên của lời nói và cấu trúc ngữ pháp. Tiểu thuyết, sách giáo khoa và bài báo là tất cả các ví dụ về văn xuôi. Từ văn xuôi thường được sử dụng để đối lập với thơtruyền thống, đó là ngôn ngữ có cấu trúc thông thường và một đơn vị phổ biến của câu thơ dựa trên mét hoặc vần điệu. Tuy nhiên, như TS Eliot đã lưu ý, trong khi "sự phân biệt giữa câu thơ và văn xuôi là rõ ràng, sự phân biệt giữa thơ và văn xuôi là tối nghĩa";[1] sự phát triển trong văn học hiện đại, bao gồm thơ tự do và thơ văn xuôi, đã dẫn đến hai kỹ thuật chỉ ra hai kết thúc trên một phổ các cách để sáng tác ngôn ngữ, trái ngược với hai lựa chọn riêng biệt. 

 

12 giờ trước (21:55)

   Sau chuỗi ngày đông lạnh giá, thành phố Hà Nội thân yêu của chúng tôi bước sang những ngày xuân ấm áp vui tươi. Từ trên cao nhìn xuống, nơi đây tựa như một bức tranh tuyệt đẹp do một nghệ sĩ nào đó của đất trời tạo nên. Bầu trời Hà Nội mùa xuân dường như mang một vẻ gì đó khó tả. Nó khoác lên mình chiếc áo xanh dịu dàng, khác hẳn chiếc áo xám xịt của mùa đông. Với một bầu không khí thoáng đãng đặc biệt, con người ta chẳng thể không cảm thấy dễ chịu xen chút ngỡ ngàng trước những lần đổi thay ấn tượng của tạo hóa. Nhắc đến những ngày xuân của Hà Nội, sao không thể thiếu những cơn mưa xuân lớt phớt, nhẹ nhàng như nàng thiếu nữ rắc xuống nhân gian các hạt mưa bay bay, làm cây cối bừng tỉnh sau giấc ngủ dài lạnh lẽo của mùa đông vừa qua. Trong không gian thoang thoảng những hương thơm dìu dịu của hoa đào, hoa mai thêm chút của chàng quất kia, dòng người cứ tấp nập qua lại, người sắm áo quần, người nhộn nhịp bệ những chậu đào, cành mai, cây quất,... Ôi mùa xuân, mùa của muôn loài!

(Mình ko chép mạng nha, bạn cho mình một tick có được ko ạ? ^^)

Hôm qua

Câu dùng đại từ: Mẹ chào các con!

Câu dùng danh từ: Mẹ là cội nguồn của sự sống.

 

Hôm kia

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ra đời sau “Nam quốc sơn hà” mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

“Nam quốc sơn hà” tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn Hà Nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Rành rành định phận ở sách trời)

Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ “Nam quốc sơn hà” đến “Bình Ngô đại cáo” (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với “Nam quốc sơn hà” thì ở điểm này, “Bình Ngô đại cáo” có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nói riêng và “Bình Ngô đại cáo” nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với “Nam quốc sơn hà”. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

                  ((Tôi ko chép mạng, tôi chép tài liệu của tôii.!))

Hôm qua

yêu cầu bạn ghi tk  !

tk = tham khảo

Hôm kia
   

Bài thơ "Đưa con đi học" của Tế Hanh là một bức tranh sinh động về ngày đầu tiên đi học của một đứa trẻ. Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con của mình. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha đưa con đi học trong buổi sáng mùa thu:
"Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc"
Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả qua những hình ảnh quen thuộc như sương đọng, nắng lên, hạt ngọc... tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng. Tuy nhiên, trong khung cảnh ấy lại ẩn chứa một nỗi buồn man mác. Đó là nỗi buồn của người cha khi con mình đã lớn, đã đến lúc phải đi học, xa vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tiếp theo, bài thơ miêu tả tâm trạng của đứa trẻ khi lần đầu tiên đến trường:
"Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?"
Đứa trẻ nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy bỡ ngỡ, không biết trường học ở đâu. Nỗi bỡ ngỡ ấy thể hiện sự non nớt, thơ ngây của đứa trẻ. Cuối cùng, bài thơ thể hiện niềm vui sướng của người cha khi con mình đã tìm được trường:
"Hương lúa toả bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước"
Hương lúa thơm ngào ngạt như hương thơm của đất nước. Người cha muốn con mình cảm nhận được hương thơm ấy và biết yêu quê hương, đất nước. Trường học hiện ra trước mắt đứa trẻ như một thế giới mới đầy ắp điều kỳ diệu. Bài thơ "Đưa con đi học" là một bài thơ hay, giàu cảm xúc. Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm yêu thương của người cha dành cho đứa con của mình. Bài thơ cũng gợi cho chúng ta những suy nghĩ về tuổi thơ và về mái trường. Bài thơ "Đưa con đi học" đã gợi cho em nhiều cảm xúc. Em cảm động trước tình yêu thương của người cha dành cho đứa con của mình. Em cũng cảm thấy bồi hồi khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Bài thơ đã giúp em hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ.

~Tôi ko chép mạng. Tôi chép sách của tôi.~