K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2018

Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.

2) Thân bài.

  • Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
  • Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
  • Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,...
  • Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,...).

3) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.

21 tháng 3 2018

''Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định quê anh thì về''
Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất của nước ta đã 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông xâm lược. Với đạo lí ''Uống nước nhớ nguồn'', người dân Thành Nam đã xây dựng đền Trần - một di tích lịch sử văn hóa của người Việt.
Đền Trần ở đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được được xây dựng trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỉ XV. Đó là khu đất cao thế tọa long trước kia có con sông Vĩnh Giang chảy qua tạo cảnh sắc thanh bình. Dòng họ Trần dựng nghiệp ở vùng đất Tức Mạc. Đó là vùng đất phát tích đế vương. Năm 1239, vua Trần cho dựng cung điện nhà cửa. Năm 1262, vua Trần Thánh Tông mở yến tiệc đổi Tức Mạc thành phủ Thiên Trường. Phủ Thiên Trường là kinh đô thứ 2 sau Thăng Long.
Đền Trần gồm có 3 công trình kiến trúc gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, ta phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa Tiền Đường 5 gian, tòa Trung Đường 5 gian và tòa Chính Tổng 3 gian.
Đền Trần là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, quan trọng của tỉnh Nam Định được nhà nước xếp hạng di tích tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Lễ hội đền Trần diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 25-8. Người xưa có câu ''Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ'' để gợi nhắc con cháu Thành Nam nhớ về lễ hội, cùng với đó là lễ hội khai ấn thu hút rất nhiều khách thập phương.
Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đền Trần đã được tôn tại xây dựng để xứng đáng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nét đẹp cổ kính, sự linh thiêng của đền Trần sẽ được những du khách hành nhương ghi nhớ mãi.

11 tháng 3 2022

THAM KHẢO

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... Ôi quê hương sao đẹp quá !Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ? Câu trả lời tất nhiên là không rồi . Nếu bạn yêu quê hương thì hãy phát triển nó thật giàu mạnh nhé
- Câu nghi vấn :Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ?
- Câu cầu khiến : Nếu yêu quê hương thì hãy phát triển quê hương mình cho giàu đẹp nhé!
- Câu cảm thán :Ôi quê hương sao đẹp quá !
- Câu trần thuật :Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê.

5 tháng 1 2019

Bài viết cung cấp cho người đọc:

    + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

Bạn tham khảo bài thuyết minh sau về núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng nhé: 

“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà

 Sấm rền Non Nước, mây đà chuyển mưa”

Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, với những cây cầu bắc qua sông Hàn, với những nét đẹp văn hóa con người an nhiên, hiếu khách và nhiệt tình. Một trong những điểm làm nên thương hiệu Đà Nẵng phải kể đến “ Nam thiên danh thắng” Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước nằm về phía Đông Nam cách trung tâm hành chính của thành phố Đà Nẵng khoảng tám kilomet, có tên gọi từ đời vua Minh Mạng dưới thời Nguyễn khi vua Minh Mạng dựa vào cấu tạo, vị trí tự nhiên của núi và thuyết âm dương ngũ hành đã đặt tên lần lượt cho các ngọn núi là: Kim Sơn – Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn núi gần kề nên được gọi là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và tên gọi chung cho quần thể là Ngũ Hành Sơn.

Trong các tài liệu cổ xưa, núi Ngũ Hành đã xuất hiện hơn năm thế kỷ từ thời Hậu Lê trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư đều có ghi:” Non nước sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm và từ truyền thuyết người dân lưu truyền trong dân gian rằng năm ngọn núi là năm mãnh vỡ từ trứng Rồng hóa thành.

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nơi đây từng bị địch tàn phá bởi Ngũ Hành Sơn có lợi thế chiến lược với địa hình núi non, hang động bao quanh.

Không phải ngẫu nhiên mà Ngũ Hành Sơn được mệnh danh là “ Nam Thiên danh thắng” bởi nơi đây có phong cảnh rất đẹp và nên thơ, nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa,  là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên huyền ảo thơ mộng mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng.

Ngũ Hành Sơn mang một vẻ đẹp rất riêng, cái riêng ấy thể hiện trong đời sống văn hóa tâm linh hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên. Núi bao gồm năm ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển : Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn, mỗi ngọn lại mang những nét rất riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong.

Đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu.

Mở đầu cho bộ Ngũ Hành Sơn là Kim Sơn, nằm ở phía bắc hai ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn.

Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.

Tiếp đến là Mộc Sơn, ngọn núi nằm ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là “mộc” nhưng cây cối ở đây rất ít. Người thế kỉ trước kể lại rằng, xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm.

Kế tiếp là một ngọn núi được biết đến nhiều nhất và đẹp nhất về phong cảnh khi nhìn từ trên xuống, nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, Thủy Sơn còn có tên gọi là núi Tam Thai bởi núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng.

Không chỉ vậy nơi đây lưu giữ hai kỷ vật cổ quý hiếm: tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai, đồng thời Thủy Sơn cũng là nơi được vua Minh Mạng viếng cảnh nhiều nhất.

Hỏa Sơn là ngọn núi thứ tư trong bộ Ngũ Hành Sơn, ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một ngọn núi kép với một hòn Âm và một hòn Dương được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên, ở giữa có chùa Ứng Thiên.

Cuối cùng là Thổ Sơn, đây là ngọn núi đất, thấp nhất, nhưng cũng dài nhất, hình dáng giống như còn rồng nằm trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.

Tương truyền Thổ Sơn từng là nơi linh địa, được người Chăm chọn làm nơi cư trú, đến nay vẫn còn dấu vết của một kiến trúc Chăm. Ở chân núi có chùa  Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo.

Có thể nói Ngũ Hành Sơn chứa đựng vẻ đẹp của cả đất trời, tạo hóa mang một vẻ đẹp vừa thoáng đãng lãng mạn, vừa trầm mặc cổ kính , lưu giữ những giá trị to lớn về văn hóa, tâm linh và lịch sử nước nhà, đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng và là điểm đến tham quan, chiêm bái của những du khách từ trong và ngoài nước cũng như người dân bản địa.

 

14 tháng 5 2020

Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với du khách với hình ảnh năng động, luôn căng tràn sức sống mà còn thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp mê hồn với biển trời bao la, núi non sừng sững. Đà Nẵng hội tụ biết bao vẻ đẹp tinh hoa của đất trời, tựa như một hòn ngọc quý giá nằm giữa dải đất hình chữ S!

Đà Nẵng nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam và là trung tâm lớn của nhiều lĩnh vực. Không những thế, Đà Nẵng còn là một thành phố du lịch tuyệt vời của đất Việt, là nơi bạn để bạn khám phá những danh lam thắng cảnh đẹp xinh, thưởng thức những món ăn ngon đậm đà hương vị đặc trưng và tận hưởng những khu nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp.

Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp, trong số đó có thể kể đến như bãi biển Mỹ Khê, biển Nam Ô, biển Phạm Văn Đồng, bãi Ghềnh Bàng,... Đến với thành phố biển, bạn có thể dành cả ngày để đắm mình trong làn nước biển mát lạnh, ngắm nhìn những con sóng vỗ, dạo chơi trên bãi cát mịn và thưởng thức vẻ đẹp của biển trời mênh mông vời vợi. Nơi đây cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kỳ ảo Đà Nẵng không chỉ có biển, mà còn có những ngọn núi kỳ vĩ, sừng sững bao bọc thành phố. Du khách có thể dành thời gian để khám phá núi Ngũ Hành Sơn hay núi Bà Nà. Đồng thời, bạn cũng có thể vui chơi tại những khu du lịch gần ngay thành phố như Suối Mơ hay tham quan chùa Linh Ứng - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Đà của biển cả trong thời khắc bình minh và hoàng hôn.

22 tháng 5 2020

Cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu mưu sinh ngày càng cao thì con người lại càng muốn quay mình trở về với thiên nhiên. Nếu vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều khách du lịch vì những giá trị về địa chất, địa mạo, Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình hấp dẫn khách du lịch vì những cảnh quan kì bí, hùng vĩ lẫn về những giá trị về địa chất thì bán đảo Sơn Trà lại thu hút du khách đến thăm bởi sự thanh bình, yên lặng và hệ sinh thái động thực vật lẫn những câu chuyện bí ẩn, huyền ảo hấp dẫn.

thuyết minh về danh lam thắng cảnh bán đảo sơn trà

Thiên nhiên vốn dành cho những ai biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của nó. Con người, dù sống trong cảnh giàu sang hay nghèo hèn thì đều có những nỗi phiền muộn riêng mà không ai có thể giải quyết được. Ngay chính những lúc ấy, bản chất con người – vốn được tạo hóa ban tặng – lại muốn quay trở về với thiên nhiên, với những cánh đồng, ngọn cỏ xanh mướt lung lay trong gió thoảng để lặng mình đi, tìm về với chính mình, để buông xuôi hết những gánh nặng, muộn phiền trong lòng và bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng ) sẽ giúp những ai đang muốn về với thiên nhiên tìm được một khoảng không gian yên bình, tĩnh lặng trong tâm hồn.Thời xưa, bán đảo Sơn Trà là một hòn đảo gồm có ba ngọn núi. ngọn núi phía Đông Nam hướng ra biển như hình con Nghê nên người ta thường gọi là ngọn Nghê. ngọn núi phía Tây có hình dạng giống mỏ của con diều hâu nên thường gọi là núi Diều Hầu và ngọn núi phía Bắc hướng ra biển Đông dài như cổ của một con ngựa nên người ta gọi luôn là ngọn Cổ Ngựa. Chạy theo dòng chảy của thời gian, dòng nước biển chảy ven bờ tải bồi đắp phù sa lên tạo thành một dãy đất chạy từ đất liền ra đảo và tạo nên bán đảo Sơn Trà như ngày hôm nay. Kể từ khi Sơn Trà được hình thành, có thể nói nơi đây đã trở thành căn cứ trọng điểm được triều đình nhà Nguyễn cho lập pháo đồn phòng thủ, đài quan sát tiền tiêu. Từ đó, ta có thể hiểu được rằng tại sao ngày ấy, khi Pháp và Mỹ đổ bộ tấn công việt nam đều chọn Sơn Trà là nơi tấn công đầu tiên và được Mỹ cho xây dựng ở Sơn Trà làm cơ sở chủ yếu về mọi mặt bởi nơi đây có vị trí chiến lược không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn đối với các nước ở Đông Nam Á. Sau khi thoát khỏi chiến tranh, ngày nay, bán đảo Sơn Trà có thể xem là một điểm chấm, là phần cuối cùng của dãy núi trường Sơn Bắc, cùng đèo Hải Vân hướng ra biển đông với diện tích khoảng 4439 ha. Sơn Trà được xem như cảnh ở tiên giới với đỉnh núi cao nhất là 696 mét, chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 15km, nơi rộng nhất là 6km, hẹp nhất khoảng 2km với chu vi của bán đảo chừng 50km. Đối với người dân nơi đây, bán đảo Sơn Trà như chiếc là phổi xanh của con người Đà Nẵng bởi cảnh quan vô cùng xinh đẹp với thành phần loài động thực vật lớn. Hệ sinh thái nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 100 loài, trong đó có các loài quý hiếm như vọoc chà vá, khỉ đuôi dài, …hay những loài cây quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, chò chỉ, chò đen,…mà chỉ ở sơn trà mới tồn tại lẫn thêm vào đó là rừng nguyên sinh với những cây cối xanh tươi trong bầu khí hậu mát mẻ, trong lành đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng lí tưởng cho những con người yêu khám phá thiên nhiên, cho những ai muốn trở về mẹ thiên nhiên.

Cách bãi biển Mỹ Khê khoảng 7km về hướng đông Bắc, khách du lịch có thể di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc đi thuyền dọc con sông Hàn để đến nơi ” bồng lai tiên cảnh ” này với những địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn. Mở đầu cho cuộc hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà, khách du lịch sẽ đi qua Đồi Vọng Cảnh ( nhiều người còn gọi là Đài Vọng Cảnh Sơn Trà ). Đồi Vọng Cảnh nằm ở độ cao khoảng 600 mét, đây được xem là địa điểm dừng chân và khám phá vô cùng ấn tượng cho khách du lịch bằng đường bộ. Đồi Vọng Cảnh được xây dựng trên một mỏm đá nhô ra nên đứng từ đây, du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngọc ( Hòn Chảo ), trạm ra đa và đèo Hải Vân. Trước nhà Vọng Cảnh có đặt hình đá con khỉ, tượng trưng cho biểu tượng của bán đảo Sơn Trà ( xưa thường gọi là núi khỉ ). Đứng tại nơi đây, du khách có thể chụp được những bức ảnh vô cùng đẹp trước cảnh núi thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, tại nơi đây, khách du lịch có thể nghĩ ngơi hoặc hít một hơi thật sâu, hưởng thụ bầu không khí và không gian tuyệt đẹp nơi đây. Tiếp bước cho cuộc hành trình khám phá Sơn Trà, du khách sẽ bước đến một không gian hoàn toàn khác lạ mang tên ” Bàn Cờ Tiên “. Đường lên Bàn Cờ Tiên vô cùng lắc lẻo, khó khăn nhưng khi lên tới nơi, bạn sẽ quên đi hết những mệt nhọc bởi quang cảnh nơi đây được ví như ” bồng lai tiên cảnh ” trong những bộ phim cổ trang hay những câu chuyện huyền thoại. Cái tên Bàn Cờ Tiên cũng là bắt nguồn từ một câu chuyện huyền thoại. Có thể tóm tắt như sau: xưa, có một số thi nhân đi lên núi giữa lúc trời còn chưa sáng và nghe thấy tiếng cười nói của ai đó bên kia vọng lại nhưng khi họ tới đó, chỉ thấy một bàn cờ còn đang chơi dang dở. Từ đó họ cho rằng tiếng cười nói đó là của những vị tiên xuống trần chơi đánh cờ nhưng nghe tiếng của con người, họ vội bay đi mà quên mang theo bàn cờ…Tất cả câu chuyện về cái tên Bàn Cờ Tiên đều được ghi lại lên một tấm bảng được đặt trên ngọn núi cao khoảng 700 mét ấy. Quên câu chuyện huyền thoại ấy đi, khách du lịch mỗi khi lên đây đều đắm chìm trong không gian cao mênh mông, nhìn lên thấy trời xanh vô tận, nhìn xuống thấy toàn thành phố Đã Nẵng uy nghi và tráng lệ. Có lẽ thời gian thích hợp nhất để du khách hưởng thụ cảnh đẹp của Bàn Cờ Tiên là vào lúc ánh bình minh, khi mà dòng người còn chìm trong giấc ngủ, thiên nhiên chỉ vừa mới tỉnh giấc. Men theo sườn núi về phía Đông Nam Sơn Trà, du khách sẽ đến với rừng núi xanh tươi Cây Đa Đại Thụ. Tại đây, tiểu khu 63 của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa, chúng tạo thành một quần thể đa nhưng trong đó có duy nhất một cây đa có nhiều rễ đâm sâu xuống lòng đất tạo nên một vẻ đẹp vô cùng lỳ lạ nhưng hấp dẫn, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Cây Đa Đại Thụ ( hay còn gọi là Bách Niên Ngàn Năm, Cây Đa Ngàn Năm ) có chu vi khoảng 10 mét, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25 mét, theo báo cáo của ban quản lý bán đảo Sơn Trà. Đã từng có rất nhiều người đến đây, ngắm nghía cây đa này với một câu hỏi ” cây đa này đã bao nhiêu tuổi? “. Câu hỏi đó cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời nhưng chính sự thắc mắc đấy đã hấp dẫn nhiều du khách đến đây chiêm ngưỡng, chụp ảnh,…Sau chặng đường khám phá Sơn Trà, cuối cùng, du khách sẽ dừng chân tại chùa Linh Ứng. Ngôi chùa này nằm ở độ cao khoảng 693 mét, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc với tượng phât Quan Âm cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét. Đây được xem là ngôi chùa có tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam. Tượng Quan Âm lưng hướng về núi, mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay còn lại cầm bình nước cam lồ như ban phúc, chúc bình an cho những người dân nơi đây, nhất là những người ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió, thuận lợi bình an.

Ngoài những địa điểm du lịch trên, du khách có thể tham quan một số địa điểm khác như Cảng Tiên Sa, Bãi Tiên Sa, Mắt Thần Đông Dương, Bãi Đá Đen, Mũi Nghê,…Hơn nữa, đến với Sơn Trà còn có các hoạt động du lịch khác như câu cá, tắm biển, lặn ngắm sa hô, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh, team building,…với những món ăn vô cùng độc đáo.

Đến với bán đảo Sơn Trà, du khách như được về với chính ngôi nhà của mình, như được hòa mình vào với thiên nhiên, với vũ trụ. Hãy đến với Sơn Trà một lần, bạn sẽ tìm thấy được chính mình, sẽ vô cùng thích thú và ấn tượng về nơi đây.

là thế nèo

8 tháng 2 2022