K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 9 2023

Tham khảo

- Xác định vấn đề trình bày:  Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.

- Xác định mục đích nói

- Xác định đối tượng người nghe

- Xác định không gian và thời gian nói

- Tìm ý và lập dàn ý

16 tháng 12 2023

Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:

  Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”. 

            Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.

        Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn. 

        Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.

        Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm. 

       Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ). 

NG
15 tháng 9 2023

Tham khảo

* Tìm ý

- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?

- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,…).

- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương…).

* Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần để thành dàn ý

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

- Thân bài:

+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).

+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,…).

- Kết bài:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

* Viết mở bài

Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến đi ấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được tham gia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái. Chuyến đi giúp chúng tôi khám phá vẻ đẹp quê hương đất nước và bồi dưỡng tình cảm với mảnh đất xinh đẹp này.

Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em...
Đọc tiếp

Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em sẽ học cách trình bày ý kiến phê phán sao cho hiệu quả. Mặt khác, trước một vấn đề xã hội cần phê phán, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải có những kĩ năng cần thiết mới có thể nắm bắt được nội dung chính của các ý kiến khác và xử lí thông tin đúng hướng. Muốn như vậy, em cần luyện thao tác nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác về vấn đề được quan tâm.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.

Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ.  “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.

Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.

Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.

Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.

Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.

20 tháng 10 2016

Mở bài: giới thiệu về bản thân ( hoa hồng) vẻ đẹp

Thân bài:

+ So sánh với các loài hoa khác

+ Sử dụng phép liệt kê để kể tên 1 số loài hoa nói về hoa hồng

+ Khoe khoang về vẻ đẹp của bản thân

+ Loài hoa khác chê về cái khoe khoang, kiêu ngạo đó

+ Bản thân cảm thấy thế nào khi bị nhận xét vậy

+ Xấu hổ bị mọi người coi thường

Kết bài:

==> Từ những ý trên lúc ra bài học cho bản thân.

Do time không có nên mk cho bạn dàn ý làm bài nhé!

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành...
Đọc tiếp
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi.
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn.

Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",  
1
3 tháng 11 2016

Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tát đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.

Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.

Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất ! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:

Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…

Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị

Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực.

Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.

Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.

Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí

ĐỀ 3I. Đọc hiểu văn bản (4đ):Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ....
Đọc tiếp

ĐỀ 3

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?

Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.

Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?

1
6 tháng 11 2021

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

- Văn bản trên đề cập đến những thói quen sau của con người:

+Thói quen tốt: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,…

+ Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự

- Vấn đề đó có phổ biến trong thực tế.

Câu 3:

- Trạng ngữ: Những nơi khuất, nơi công cộng.

- Ý nghĩa của trạng ngữ: xác định địa điểm, nơi chốn

Câu 4:

- Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu rất khó.

- Điều quan trọng nhất mỗi người cần có để loại bỏ những thói quen xấu là:

+ Kiên trì

+ Nỗ lực, cố gắng

+ Không được bỏ cuộc, không được thấy "sóng cả" là "ngã tay chèo".