K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.

Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ.  “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.

Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.

Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.

Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.

Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:-...
Đọc tiếp

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:

- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.

- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?

- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

1
14 tháng 9 2023

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.

            Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

            Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.

1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của bài nói cũng giống tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói;...
Đọc tiếp

1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của bài nói cũng giống tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói; rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý khi thực hành nói hoặc viết.

1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, các em cần lưu ý:

- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết minh giải thích mà người nói đã trình bảy.

- Tuỳ theo yêu cầu tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh hoạ tiêu biểu,...

0
18 tháng 12 2023

bạn tham khảo nhé:

Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…

Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.

Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.

Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.

Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.

Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.

16 tháng 9 2023

Hiện nay, chúng ta lại chưa thực sự có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.

Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng.

Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng.

Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.

Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?

Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm.

Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.

22 tháng 2 2017

Chọn đáp án: C

16 tháng 9 2023

Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của đất nước, đến nay chúng ta không còn phải lo lắng thiếu từng bữa ăn, giấc ngủ. Chúng ta không chỉ được ăn no mà còn được ăn ngon. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Tuy vậy, chúng ta lại chưa có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.

Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng. Chẳng thế mà có người đã từng nói rằng chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế. Vấn đề này không còn là vấn nạn của một người, một nhà mà đã trở thành chuyện của quốc gia, quốc tế. Nó làm dấy lên nỗi bất an, sự ám ảnh và nhiều khi còn là sự bất lực. Mỗi lần ngồi vào mâm cơm là một lần ta đánh cược với số phận, đem tính mạng phó thác cho hai chữ may rủi.

Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành ở khắp nơi và gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với một cá nhân, một gia đình hay một thế hệ mà nó còn là mầm mống hủy hoại giống nòi, tàn phá tương lai.

Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.

Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?

Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở bề nổi là những sạp hàng bày trước mắt người tiêu dùng mà có nguồn gốc sâu xa từ tất cả các khâu tạo nên thực phẩm. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, tâm lí ham rẻ và dễ dãi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thực phẩm bẩn. Cùng với nó là sự quản lí chưa chặt chẽ của lực lượng cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều tội ác bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình nhưng sản xuất thực phẩm bẩn là ra tay đầu độc cả cộng đồng, là giết người hàng loạt lại chưa bị xử lí thích đáng. Hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung trong vai người bán hàng cười hớn hở, cười vui vẻ “em xin chấp nhận nộp phạt”, “phạt không quá hai triệu” trong chương trình Táo quân là một minh chứng cho điều ấy. Mức phạt hành chính quá ít ỏi so với lợi nhuận chẳng thấm vào đâu làm sao đủ sức răn đe, làm sao cho đúng người đúng tội? Đó chẳng phải là cách chúng ta làm ngơ cho đồng bào mình đầu độc lẫn nhau?

Trước tình hình căng thẳng, bức bối đầy rối ren ấy, giải pháp nằm ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta cần là nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm một cách kĩ càng. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cần tìm hiểu về danh mục chất cấm, về dấu hiệu phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Ý thức tự giác trong bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng mới giúp được chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng có biện pháp loại bỏ thực phẩm bẩn nào tốt hơn là những nhà sản xuất tự nâng cao trách nhiệm cộng đồng, lương tâm nghề nghiệp và ý thức cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh ra thị trường. Các cơ quan chức năng cũng cần có và phải có biện pháp răn đe nghiêm khắc, hiệu quả hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hình thức tù giam với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn. Từng học sinh cũng cần bảo vệ sức khỏe cho chính mình bằng cách biết nói “không” với những đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, bày bán mất vệ sinh… tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và tham khảo ý kiến người lớn để sử dụng những sản phẩm an toàn.

Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỷ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.