K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Tháp sinh thái trên được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng → Tháp sinh thái trên thuộc loại tháp số lượng.

16 tháng 8 2023

Tham khảo :

Nhận xét mối tương quan về số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản trong mỗi kiểu tháp tuổi:

- Tháp phát triển có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản nhiều hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

- Tháp ổn định có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản bằng hoặc xấp xỉ bằng số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

- Tháp suy thoái có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản ít hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

Phương pháp giải

Quan sát hình ảnh và kể tên được nơi sống (môi trường sống) của các sinh vật

Lời giải chi tiết

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:

- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.

- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.

- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.

- Môi trường dưới nước: Cá.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái rừng Cúc Phương:

+ Đặc điểm: Là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, xanh quanh năm, có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi, có thể hình thành nên nhiều tầng tán, nhưng do địa hình dốc nên tầng tán thường không liên tục. Là nơi sinh sống của nhiều loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái rừng Cúc Phương là nơi dự trữ nguồn gene phong phú, bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái biển Nha Trang:

+ Đặc điểm: Là nơi có độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài san hô, cá cảnh biển và các loài hải sản. Các loài thực vật, tảo, rong biển cũng góp phần tạo nên đa dạng sinh học.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái biển Nha trang là nơi dự trữ nguồn gen phong phú, có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người: tham gia điều hòa khí hậu, là nơi sống của nhiều loài sinh vật, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho con người; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đặc điểm: Là nơi canh tác đa dạng nhưng chủ yếu dựa trên nền lúa, đây là hệ sinh thái được duy trì dưới tác động thường xuyên của con người.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tạo đà cho sự phát triển kinh tế; ngoài ra, hệ sinh thái này cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học,…

22 tháng 7 2023

Quan sát Hình 42.1, cho biết trong ruộng lúa này có thể có những quần thể sinh vật nào?

=> quần thể lúa , quần thế cá rô đồng , quần thể chim sáo , quần thể cua đồng , quần thể tôm đồng , quần thể tép đồng... 

11 tháng 9 2023

Tham khảo!

Việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau chủ yếu là do đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lí.

22 tháng 7 2023

1 HST hoàn chỉnh bao gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh

- Thành phần vô sinh: Các nhân tố vô sinh (ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật,...)

- Thành phần hữu sinh:

+ Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng dùng quang năng tổng hợp chất hữu cơ như thực vật, tảo,...

+ Sinh vật tiêu thụ là các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp,...

+ Sinh vật phân giải là những sinh vật có khả năng phân giải xác và các thành phần chất thải sinh vật thành chất vô cơ như nấm, vi khuẩn phân giải,...

24 tháng 7 2023

Cấu trúc cơ bản của 1 hệ sinh thái gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh

- Thành phần vô sinh: các đặc điểm, yếu tố môi trường sống

- Thành phần hữu sinh: 

+ Sinh vật sản xuất: Các sv có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - tảo, thực vật

+ Sinh vật tiêu thụ: Các sv không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - đông vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp

+ Sinh vật phân giải: Các sv có khả năng phân giải các chất hữu cơ tự nhiên hoặc từ xác sv thành các chất vô cơ đơn giản hơn - vi khuẩn phân giải, nấm, giun đất,...

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng:

- Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.

- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

24 tháng 7 2023

a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 oC đến 42 oC

b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20 oC đến 35 oC

c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30 oC