K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết thuyết trình về Bà Nà(dựa theo gợi ý ở dưới làm giúp tôi,đừng ghi gì khác)I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Ngũ Hành SơnVd: Đà Nẵng là thành phố đáng sống thu hút du khách bởi vẻ đẹp đặc biệt “núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi”. Ngoài ra nó còn là ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam Bắc nước ta. Nhắc đến Đà Nẵng, người ta cũng nhớ ngay tới những triều đại lịch sử đã chống...
Đọc tiếp

Viết thuyết trình về Bà Nà(dựa theo gợi ý ở dưới làm giúp tôi,đừng ghi gì khác)

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Ngũ Hành Sơn
Vd: Đà Nẵng là thành phố đáng sống thu hút du khách bởi vẻ đẹp đặc biệt “núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi”. Ngoài ra nó còn là ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam Bắc nước ta. Nhắc đến Đà Nẵng, người ta cũng nhớ ngay tới những triều đại lịch sử đã chống lại sự xâm lược lần đầu tiên của thực dân Pháp và những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi bật nhất là Ngũ Hành Sơn.
II. Thân bài:
1. Vị trí địa lí: Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn.
2. Giải thích tên gọi:
- Ngũ Hành Sơn là tên gọi chung của năm ngọn núi thuộc Đà Nẵng. Đây là nhóm núi đá nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hoả Sơn.
- Tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt tên đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương - ngũ hành.
3. Đặc điểm, sinh thái:
 a. Đặc điểm, sinh thái chung:
 - Theo các nhà địa chất học, cụm núi này trước đây là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa. Dần dà, vì bị nước mưa và khí hậu tác động xói mòn
 tạo ra những hang động và hình thù kỳ thú, độc đáo.
 - Đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi.
 - Quanh Ngũ Hành Sơn, về phía đông có biển Đông với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía
 tây và nam là sông Cổ Cò chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ.
 - Các loại thảo mộc quý có ở đây là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung nhân thảo lài trắng, Cảnh thiên Mộc tê, Chương não, Thử lý, Tứ quý... Về hoa rừng có nhiều loại phong lan. Về động vật có
 loài khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim hải yến,...
 b. Đặc điểm mỗi ngọn núi: Từng ngọn núi của Ngũ Hành Sơn đều thể hiện một vẻ đẹp đặc trưng
 của nó về vị trí, chất liệu đá, hình dáng, chùa chiền, hang động.
* Kim Sơn:
- Là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây.
-
sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng.
* Mộc Sơn: -
* Thuỷ Sơn:
- Nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m.
- Ở Thủy sơn có chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, Vọng Giang Đài, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, Cổng trời, chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài, động Tàng Chơn...
* Hỏa Sơn:
- Ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn.
 Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn và bên cạnh
 dòng
 - Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.
 Ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn.
 - Dù mang tên là “mộc”, nhưng cây cối ở đây rất ít.
  
 - Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, được nối liền với nhau bằng một
 đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.
- Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, chóp núi tròn nhô lên cao hơn.
- Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây.
* Thổ sơn:
- Là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau.
- Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. - Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn.
5. Vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn:
 - Với các tên gọi được đặt theo thuyết ngũ hành gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và
 Thổ Sơn, mỗi ngọn núi ở đây lại mang trong mình những câu chuyện truyền thuyết cùng vẻ đẹp huyền bí khác nhau. Tất cả tuy không đồ sộ, hoành tráng nhưng lại mang đến nhiều cung bậc cảm
 xúc khác nhau nhờ vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo.
 - Điều thú vị trong hành trình khám phá Ngũ Hành Sơn là sự đan xen của hệ thống hang động kỳ
 ảo cùng quần thể chùa chiền cổ kính.
 - Các ngôi chùa ở đây hầu hết đều có thế tựa lưng vào núi, tuy nằm không quá cao nhưng tĩnh mịch, linh thiêng. Cùng với những làn gió mát dịu từ biển thổi vào và không gian xanh của núi
 non, cây cối, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được một cõi bình yên, thanh thản.
- Đứng trên cao, du khách có thể dõi nhìn bãi cát cắt dọc theo chân sóng, phóng tầm mắt bao quát phong cảnh mang mây bay gió thoảng, những làn sóng nhẹ xô đuổi vào bờ cát trắng.
- Chiều xuống, người người nhộn nhịp ra tắm biển, hóng gió, từng tốp ngư dân nhẫn nại đẩy thuyền thúng ngoài khơi..., lòng người như đã giao cảm được sở hữu đất trời.
- Đến Ngũ Hành Sơn, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian của những lễ hội, của phong cảnh hữu tình, của làng nghề nhộn nhịp..., mà còn sở hữu được một kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời bên bãi biển núi sông.
6. Vai trò của Ngũ Hành Sơn:
- Ngũ Hành Sơn sở hữu vẻ đẹp hội tụ của vùng trời biển, non nước hữu tình với những giá trị lịch
sử, văn hóa và tâm linh sâu sắc.
- Ngũ Hành Sơn được ví là hòn non bộ đồ sộ giữa lòng thành thị Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân quyến rũ đối với khách du lịch mỗi khi tới với miền Trung trên hành trình khám phá những di sản toàn cầu.
- Ngũ Hành Sơn có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
III. Kết bài: Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Dạo Ngũ Hành Sơn trong nắng vàng hay tiết trời êm dịu, lưng thấm đẫm mồ hôi nhưng luôn thấy nhẹ lòng, bỏ quên sau lưng bao chuyện thế gian.

 

1
16 tháng 3 2022

mình thấy cái dàn ý quá chi tiết rồi, bạn chỉ cần thêm các từ nối với các ý thế là xong bài ròi;-;

18 tháng 4 2020

thanks bạn haha

18 tháng 4 2020

bài của bạn hay lắm banh

2 tháng 12 2021

ko chép mạng thì tự làm đi bạn 

 

1 tháng 2 2017

Ao Vua Xanh, là nơi thư giãn và giải trí lý tưởng, với nhiều trò chơi hay cùng các dịch vụ thú vị cho mọi khách du lịch khi đến đây. Từ xưa Ao Vua Xanh đã chứa đựng những câu chuyện thần bí về Hùng Duệ Vương, công chúa Ngọc Hoa, thần núi Sơn Tinh, thần nước Thủy Tinh với cuộc chiến long trời nở đất của 2 vị thần mãi mãi là những truyền thuyết đẹp nhất của người Việt. Ao Vua nằm cách trung tâm Hà Nội 60 km về hướng Tây, Khu du lịch sinh thái Ao Vua trải dài dưới chân núi Tản Viên – Ba Vì lung linh huyền thoại. Du lịch Ao Vua đầy hấp dẫn và thú vị với cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng, môi trường sinh thái trong trẻo và không gian đậm chất nhân văn.

I. Quá trình hình thành và phát triển:

  • Ao Vua bắt đầu hình thành điểm du lịch từ năm 1987. Lúc đó là tổ dịch vụ du lịch thuộc Công ty Thủy Sản Suối Hai.
  • Năm 1993 có một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hoạt động kinh doanh du lịch đó là”Khách sạn Hương Rừng”.
  • Năm 1994 UBND huyện Ba Vì quyết định đổi tên Tổ dịch vụ du lịch thành công ty du lịch Ba Vì, thuộc phòng tài chính thương nghiệp Ba Vì quản lý.
  • Từ năm 1993 đến năm 1999, tại khu vực Ao Vua có 2 doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch. Đó là “Công ty du lịch Ba Vì” và “Khách Sạn Hương Rừng”.
  • Ngày 01/04/1999 UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định số 267/QĐ-UBND về việc thành lập “Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua”. Trên cơ sở sáp nhập giữa “Công ty du lịch Ba Vì” và Khách Sạn Hương Rừng”. Lúc này là công ty cổ phần có vốn nhà nước.
  • Năm 2008 sau khi mua hết cổ phần nhà nước, công ty được đổi tên thành “Công ty cổ Phần Ao Vua”.
  • Tháng 3 năm 2008, thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm phát triếun bền vững, Công ty cổ phần Ao Vua đã ký hợp đồng nhận sáp nhập Công ty cổ phần du lịch Đầm Long, Công ty cổ phần Vĩnh Hằng và Công ty cổ phần khai thác đá Ba Vì.
  • Khu du lịch Ao Vua đã trở thàn Chi nhánh Du lịch Ao Vua thuộc Công ty cổ phần Ao Vua kể từ tháng 3 năm 2008.
  • Công ty cổ phần Ao Vua có trụ sở riêng và có các chi nhánh trực thuộc từ tháng 3 năm 2008.
  • Chi nhánh du lịch Ao Vua hiện nay nằn trên địa giới hành chính của 02 xã (xã Tản Lĩnh và xã Ba Vì) với tổng diện tích đang quản lý là 128,5ha. Trong đó 20,8ha được giao dưới COS 100 và 107,5ha COS 100, nhận khoán rừng với Vườn Quốc Gia Ba Vì.

II. Thông tin chung:

  • Địa chỉ: Thôn Bát Đầm, xã Tản Lĩnh, huhuyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: 0433.881.020, 0433.881.097, 0433.881.018. Fax: 0433.880.544.
  • Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch Ăn, nghỉ, hội thảo, hội trường, tắm thảo dược, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
  • III. Các phòng ban chức năng thuộc chi nhánh:

  • Phòng kinh doanh
  • Phòng An Ninh
  • Phòng Môi Trường
  • Phòng hành chính tài vụ
  • Phòng điện máy
  • Phòng soát vé
  • IV. Các dich vụ hiện có:

  • Giá vé thăm quan vui chơi giải trí: 120.000đ/ người lớn và 70.000đ/ trẻ em.
  • 01 hội trường công suất 500 ghế ngồi, giá 4.500.000/ buổi.
  • 01 phòng hội thảo công suất 50 ghế ngồi, giá 2.500.000đ/ buổi.
  • 82 phòng nghỉ tiêu chuẩn hai sao, giá loại I – loại II – loại III tương đương 600.000, 500.000, 400.000/ phòng/ ngày – đêm.
  • 02 nhà sàn tập thể sức chứa 40 người/ sàn giá 2.200.000/ sàn/ ngày – đêm.
  • 02 khu nhà ăn công suất 700 xuất ăn cùng lúc.
  • 01 khu vườn tắm thảo dược.
  • 05 bể bơi to nhỏ trong vườn cây, tạo thành một quần thể tắm và trược cảm giác mạnh.
  • 01 khu nhà đa năng có nhiều trò chơi cho trẻ em.
  • Khu du lịch Ao Vua Xanh, là một quần thể vui chơi đa dạng rất phù hợp với thanh niên như: vườn tượng 54 dân tộc, vườn tượng Châu Âu, công viên nước, nhà liên hoàn, thăm động sơn tinh, du thuyền thiên nga trên hồ Ngọc Hoa, tầu lượn siêu tốc, vũ trụ bay, thảm bay, đĩa bay, xe điện đụng, tranh 3D. Cùng nhiều không gian cảnh núi rừng đẹp mê hồn. Mk chỉ cung cấp thông tin thôi, còn bài văn thuyết minh thì bạn tự làm nhé!!vui
1 tháng 2 2017

THANK YOU VERY MUCH

30 tháng 11 2017

Quýt hồng là cây ăn quả đặc sản của huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Đây là giống được trồng tại Lai Vung cách nay trên 40 năm từ một hộ nông dân của xã Long Hậu, do có những đặc điểm nổi trội hơn những loại cây khác nên được duy trì, nhân rộng đến nay.

Được biết, hiện cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ có huyện Lai Vung mới có diện tích trồng quýt hồng nhiều và chỉ quýt hồng trồng tại đây mới có màu sắc đẹp và hương vị đậm đà hơn những nơi khác.

Tuy nhiên, theo KS. Huỳnh Văn Tồn, tại huyện Lai Vung không phải tất cả các xã đều trồng được quýt hồng mà chỉ có 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và một phần của xã Vĩnh Thới là trồng được loại cây này.. Hiện nay, toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.200 ha trồng quýt, trong đó 70% diện tích quýt đang cho trái với năng suất bình quân 30 tấn/ha. Thị trường tiêu thụ quýt hồng Lai Vung rộng khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các chợ vùng châu thổ sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...

Nhờ cây quýt hồng mà nhiều hộ ở huyện Lai Vung có khoản thu nhập ổn định, kinh tế gia đình vươn lên khá - giàu. Những năm gần đây, huyện Lai Vung đã được tỉnh Đồng Tháp chọn 217 nhà vườn, canh tác hơn 100 ha trồng quýt hồng an toàn, kiểu mẫu để xây dựng thương hiệu “Quýt hồng Lai Vung” đạt chuẩn trái cây sạch, an toàn.

Không chỉ nổi tiếng về chất lượng, màu sắc, giá trị sử dụng mà quýt hồng Lai Vung còn có giá trị và hiệu quả kinh tế rất lớn (sản lượng hiện nay khoảng 40.000 tấn/năm tương đương 300 tỷ đồng), là cây ăn quả chủ lực của huyện Lai Vung, hiện nay các nhà vườn đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật như IPM, GAP để sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời cũng là nguồn thu nhập quan trọng của các nhà vườn trong huyện.

Với lợi thế của cây quýt hồng là chín tập trung vào dịp Tết nguyên đán, chất lượng ngon nên tiềm năng về thị trường của quýt hồng còn rất lớn; theo chiến lược phát triển thị trường cho quýt hồng trong thời gian tới là tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thành thương hiệu mạnh, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm quýt hồng đặc sản.

Nhờ xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây Quýt hồng trong việc phát triển kinh tế (Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 – 2010 đề ra chỉ tiêu đến năm 2010 diện tích Quýt hồng toàn huyện đạt 1.200 ha và đến năm 2015 đạt 1.500 ha); Tỉnh Đồng Tháp đặt ra kế hoạch sản xuất cây quýt hồng trong thời gian tới bằng việc tập trung cải tạo những vườn cây ăn trái không hiệu quả sang trồng cây quýt hồng đồng thời mở rộng thêm diện tích ở những khu vực có điều kiện phát triển được tập trung ở 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới .

Hiện tại, các nhà vườn trồng quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung đã thành lập được hai tổ liên kết sản xuất quýt hồng an toàn theo hướng Việt GAP (Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) với tổng diện tích thực hiện khoảng 20 ha. Mô hình sản xuất này mở ra hướng sản xuất hàng hóa bền vững, bảo đảm quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và bảo vệ môi trường, hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Lãnh đạo ngành Nông nghiệp huyện Lai Vung chia sẻ: Quýt hồng đã mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình và giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi ở địa phương. Kể từ khi được Cục SHTT (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và nhờ phát triển theo hướng VietGap, quýt hồng bán rất chạy, mang lại giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, một trong những đóng góp rất quan trọng đối với cơ quan nghiên cứu và phát triển đó là sẽ hình thành được một mạng lưới chuyên gia hoạt động để hỗ trợ, phổ biến và hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện các chính sách về phát triển nhãn hiệu, nâng cao vai trò của sở hữu trí tuệ trên thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

4 tháng 12 2017

CẢM ƠN BẠN NHIỀU LẮM!!!!

4 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Hồ Bán Nguyệt chính là trái tim của Hưng Yên giống như hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên.

Hồ Bán Nguyệt dáng cong hình trăng khuyết, là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong vắt.

Hồ Bán Nguyệt là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để bơi thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách mạng tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho hồ. Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của cả Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh.

Ngày nay, vào những ngày lễ hội như: lễ hội đền Mẫu, đền Trần, lễ hội dân gian Phố Hiến... hay các hoạt động lớn của thành phố đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa dịp tết, tổ chức thi bơi, đua thuyền,…

Trong khung cảnh ồn ã, sầm uất của đô thị, hồ Bán Nguyệt như một nét thơ điểm xuyết làm cho không gian thoáng đãng, phong cảnh thêm hữu tình. Một bên là phố phường tấp nập, một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, nước hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh soi bóng những hàng cây ven hồ.

Chênh chếch như một vầng trăng khuyết, hồ Bán Nguyệt không những thơ mộng mà còn nằm ở một vùng đất linh thiêng với nhiều đền, chùa, đình, miếu. Soi bóng xuống mặt nước hồ là đền Mẫu, từ lâu đã là điểm đến tâm linh của người dân đất Việt. Cạnh đó là đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị đức thánh cha của dân tộc.

Về với Phố Hiến - Hưng Yên, là tìm về những giá trị tâm linh cao đẹp, chiêm ngưỡng nét trầm mắc của những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính rêu phong. Và hồ Bán Nguyệt là nơi du khách tản bộ, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, cảm nhận không gian yên tĩnh, thanh bình của một vùng đất xưa kia đã từng nổi tiếng với câu ca: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh