K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2019

Hà Nội năm 2018

Các bạn thân yêu!

Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn mỗi chúng ta đều thần tượng hoặc yêu quý một thầy cô nào đó. Đó có thể là thầy cô chủ nhiệm nghiêm khắc nhưng lại vô cùng yêu thương học sinh. Cũng có thể đó là cô giáo dạy âm nhạc có giọng hát hay hoặc thầy giáo dạy mĩ thuật vẽ rất đẹp,... Đối với tôi, người mà tôi thần tượng, coi là người hùng của mình chính là cô giáo dạy Lịch sử. Cô không chỉ là một cô giáo bộ môn mà còn là một người cô ruột của tôi nữa.

Cô của tôi tên là Phương Trúc, năm nay cô vừa tròn hai mươi tư tuổi. Cô có dáng người mảnh mai, làn da trắng hồng và một nụ cười như tỏa nắng. Mái tóc của cô được cắt ngắn đến ngang vai và tạo kiểu xoăn sóng làm tăng sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống ở con người cô. Cô đảm nhiệm vai trò dạy bộ môn Lịch sử ở trường tôi. Không chỉ vậy, cô còn là một giáo viên dạy giỏi, một cô giáo luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với học sinh và những bài giảng của mình. Trước khi lên lớp, cô đều chuẩn bị những bài dạy rất kĩ lưỡng, cô sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học khiến học sinh thích thú hơn và lôi cuốn được các bạn tham gia vào các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài học. Là một cô giáo trẻ tuổi nên cô Trúc vô cùng tâm lí, gần gũi với học sinh. Các bạn học sinh có thể chia sẻ với cô về những phần kiến thức chưa hiểu rõ một cách thoải mái. Bên cạnh đó, cô còn đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lớp chủ nhiệm để đến động viên, thăm hỏi.

Vào khoảng hai tháng trước, do mải chơi nên tôi đã quên làm bài tập về nhà môn của cô. Tôi cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Chắc hẳn cô đã thất vọng về tôi nhiều lắm. May mắn làm sao khi cô không nói chuyện này với bố mẹ tôi. Cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở tôi phải học hành chăm chỉ để bố mẹ vui lòng, hơn nữa cũng đừng lơ là những môn học phụ. Học Lịch sử rất bổ ích bởi thông qua đó chúng ta biết được quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, chúng ta cũngbiết được lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và các cuộc chiến tranh ác liệt mà nhân dân ta phải trải qua, chiến đấu hết mình để có được nền hòa bình, độc lập như ngày hôm nay. Tôi đã xin lỗi cô và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Ở nhà, tôi thường xuyên tâm sự những chuyện trên lớp với cô, tôi còn chia sẻ cho cô biết về ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành một tiếp viên hàng không. Cô rất ủng hộ tôi tuy rằng công việc này khá vất vả. Cô không quên nhắc tôi phải ăn uống đầy đủ, rèn luyện sức khỏe thật tốt và trau dồi ngoại ngữ để có thể thực hiện ước mơ.

Các trường vùng cao đang thiếu giáo viên, do đó cô của tôi đã đăng kí và nhận được quyết định chuyển công tác lên miền đất Tây Bắc để giảng dạy. Khi biết tin này, ông bà tôi đã ngăn cản bởi cô đang được biên chế ở trường huyện, nay chuyển lên vùng cao biết bao khổ cực và vất vả lại xa gia đình, người thân, xa ngôi trường mà mình đã gắn bó. Tôi cũng không muốn cô đi nhưng hành động của cô khiến tôi rất ngưỡng mộ. Cô sẵn sàng từ bỏ sự ổn định trong sự nghiệp mình đang có để đến với tiếng gọi của vùng cao, để giúp các bạn học sinh dân tộc biết thêm về lịchsử nước mình cũng như lịch sử thế giới.

Trước lúc rời xa gia đình, cô đến xoa đầu tôi và dặn dò tôi phải học tập thật tốt, khi nào về cô sẽ mua cho tôi một chiếc cặp sách hoặc một bộ quần áo bằng thổ cẩm của các dân tộc ở trên đó. Điều ấy khiến tôi vô cùng thích thú. Tôi hứa với cô sẽ chăm chỉ học bài và làm các bài tập về nhà để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Thỉnh thoảng cô liên lạc về gia đình và nói rằng cuộc sống vùng cao tuy có đôi chút khó khăn nhưng mọi người lại gắn bó với nhau như trong một gia đình nên cô cũng vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà.

Người cô của tôi xứng đáng là một người hùng khi không quản ngại khoảng cách xa xôi, vất vả để mang kiến thức đến rẻo cao Tây Bắc và truyền đạt cho học sinh những bài học quý giá.

Các bạn hãy kể về người hùng của mình đi nhé!

Tạm biệt các bạn

Trần Khánh Chi

15 tháng 1 2019

Tham khảo nha!!

Xin chào các bạn!

Nếu có người hỏi rằng ai là người hùng của tôi thì tôi sẽ không ngần ngại nói đó là anh trai của mình. Có được một người anh như vậy quả là một niềm hạnh phúc và may mắn.

Anh tôi tên là Minh Quân, anh ấy đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Dáng người anh khá cao và cân đối, đặc biệt anh có một nụ cười rất tươi. Anh là người lắng nghe, sẻ chia với tôi những câu chuyện ở lớp học và những câu chuyện về bạn bè, cuộc sống. Do tôi là em gái nên luôn được anh nhường nhịn và bảo vệ. Hai anh em sống hòa thuận và rất ít khi xảy ra tranh cãi vì bố mẹ thườngdạybảochúng tôi rằng chuyện gì cũng có cách giải quyết, anh em trong một nhà không nên to tiếng với nhau làm mất đi không khí vui vẻ.

Tôi và anh có rất nhiều kỉ niệm như những lần trốn bố mẹ đi bắt ve sầu hay những lần đi nướng ngô, nướng sắn cùng những đứa trẻ trong xóm. Nhưng kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi đó là lần anh đã giải cứu tôi thoát khỏi mấy bạn học sinh lớp trên. Sau buổi học hôm đó, tôi đang đi xe đạp để về nhà thì bị mấy bạn học sinh trêu ghẹo, đi dàn hàng để chặn đường. Lúc đó, tôi gần như bật khóc vì bất lực, không có cách nào để thoát khỏi vòng vây ấy. Đúng lúc đó anh tôi xuất hiện. Tôi cứ ngỡ anh ấy sẽ quát tháo, to tiếng với các bạn kia một trận nhưng trái lại, bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, anh đã khiến các bạn xin lỗi tôi và không chặn đường tôi nữa. Sau đó, trên đường trở về nhà tôi đã kể cho anh nghe những câu chuyện ở lớp. Tôi rất vui vì anh đã xuất hiện kịp thời để bảo vệ đứa em gái ngây thơ, bé bỏng này. Anh nhắc tôi lần sau đi học về thì nên đi cùng các bạn khác chứ không nên đi một mình, khi có chuyện gì không hay phải la lên thật to để mọi người xung quanh còn giúp đỡ.

Là con trai lớn nên hầu như các công việc nhà phụ giúp bố mẹ đều do anh làm, tôi chỉ làm phụ anh những việc nhỏ như quét nhà, nhặt rau,... Anh cũng không vì thế mà ghen tị với em gái, anh còn bảo rằng bây giờ anh làm đỡ tôi, sau này anh đi học Đại học thì nhường cho tôi làm hết. Thời gian trôi đi, hiện tại anh đã là cậu sinh viên năm nhất của một trường Đại học thuộc top đầu cả nước về chất lượng đào tạo. Anh chọn ngành Ngôn ngữ Anh vì muốn sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo để trở thành phiên dịch, biên dịch viên trong các công ty, doanh nghiệp, nhà xuất bản hoặc có thể làm hướng dẫn viên du lịch, giảng viên giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm ngoại ngữ và các trường Trung học, Tiểu học,... Tiếng anh là một ngôn ngữ phổ biến trong thời buổi hiện nay và sử dụng thành thạo tiếng Anh sẽ mở ra rất nhiều cơ hội làm việc nên anh luôn cố gắng trau dồi vốn kiến thức của mình.

Anh Minh Quân còn là người hướng dẫn tôi làm những bài toán khó và rèn luyện cho tôi về ngữ pháp môn Tiếng Anh cũng như các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của bộ môn này. Do hiện tại anh đi học xa nhà nên không hướng dẫn tôi học thường xuyên được nhưng mỗi lần về nhà, anh đều dành nhiều thời gian chỉ bảo tôi. Anh dặn dò tôi ở nhà phải biết nghe lời bố mẹ, cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi để bố mẹ tự hào và giúp đỡ bố mẹ những công việc nhẹ để bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Tính cách anh hòa đồng nên được nhiều bạn bè và thầy cô yêu mến. Mỗi lần anh rời nhà lên thành phố học, anh đều hứa sẽ mua quà cho tôi nếu tôi học giỏi và ngoan ngoãn. Quà của anh có khi là những gói bim bim, hộp kẹo sô-cô-la, chiếc cặp tóc mà tôi yêu thích cũng có khi là những cuốn truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, những cuốn hạt giống tâm hồn chứa đựng bao bài học ý nghĩa.

Anh trai của tôi tâm lí và luôn yêu thương em gái. Anh sẵn sàng bao che cho tôi khi tôi đi tắm mưa bị cảm lạnh cùng mấy đứa bạn trước bố mẹ để nhận lỗi về mình, đồng thời anh cũng nhắc nhở tôi phải biết giữ gìn sức khỏe để bố mẹ không lo lắng. Người hùng của tôi tuyệt vời như vậy đấy. Người hùng của các bạn thì sao, hãy kể cho tôi biết nhé!

Chào thân ái

...

27 tháng 1 2019

Gửi tới bạn yêu!

Hôm nay mình sẽ viết cho bạn nghe câu chuyện về người chú của mình người đàn ông dũng cảm nhất mình được biết. Chú chính là người cha thứ hai của mình.

Chú mình sinh ra đã thiệt thòi vì chú bị sứt môi hở hàm ếch. Ngày đó bà nội kể vì bị sứt miệng nói ngọng nên chú không được đến lớp như những người cùng trang lứa nhưng chú lại rất thông minh. Bà kể khi sinh chú ra bà đã sợ vì chú sứt toàn bộ vòm ăn không ăn được. Sau này chú phải ở viện suốt để họ cho ăn theo chuyên biệt. Dù trải qua 3 ca mổ nhưng vòm chú vẫn không thể phục hồi như người thường.

Chú là con út trong nhà, bố và các bác tôi đều lập gia đình chỉ còn chú là chú út cũng là người đã bết tất cả anh em chúng tôi. Chú dạy chúng tôi từ chữ a, b, c khi chúng tôi còn học mẫu giáo, chú làm đồ chơi cho tôi. Đôi tay thô kệch của chú có lúc đã làm tôi xấu hổ khi chú đến trường đón tôi nhưng rồi đó là lần tôi thấy ân hận nhất cuộc đời này. Bọn bạn gọi chú là Nam ngọng, tôi đã mắng chú lần sau đừng đến đón tôi nữa tôi không thích và tôi chỉ chờ bố mẹ tới đón. Lúc ấy, chú chỉ cười bào tôi “con xấu hổ à”. Tôi bảo vâng vì chú nói ngọng khiến con bị các bạn chào.

Đó là điều tôi ân hận mãi và sau này tôi đã xin lỗi chú. Tôi phải cảm ơn chú vì chú là tuổi thơ của tôi và các anh chị tôi.

Năm nay chú tôi đã 35 tuổi nhưng chú vẫn chưa lập gia đình. Chú vẫn lặng lẽ đi bên cạnh hạnh phúc của các anh, các chị mình và vui với các cháu.

Học hành không đến nơi đến chốn nhưng chú thông minh. Những món đồ chơi của chúng tôi đều do chú làm. Chú mở hẳn một cửa hàng làm đồ handmade và đến nay chú đã thành công.
Chú kiên trì, tỷ mỉ đến lạ thường. Khi chúng tôi nhăn nhó vì bài tập khó chú đều ở bên bảo không khó thì không vượt qua được chướng ngại vật đâu. Có lẽ vì thế, tụi tôi đứa nào cũng hau háu chinh phục những bài toán khó. Chú không phải là người dạy bài chúng tôi trực tiếp nhưng chú cổ động tinh thần cho tất cả tụi tôi.

Cứ tưởng một người đàn ông như chú sẽ chỉ biết nấu những món đơn giản thế mà chú của tôi nấu toàn những món lạ nhưng lại ngon vô cùng, khiến cho chúng tôi không bao giờ có thể ngớt lời trầm trồ thán phục. Không chỉ nấu ăn ngon, chú tôi còn cực kì khéo tay nữa. Từ những bộ bàn ghế, những chiếc bít khắc tên, hay đồ dùng bằng gỗ trong nhà,... chú đều có thể tự đóng từ gỗ, hoặc sửa chúng một cách dễ dàng.

Chú là một người làm việc có trách nhiệm, nhất là với cái công việc vất vả này thì để giữ được nó càng khó hơn. Ngày nắng cũng như ngày mưa, sớm hôm hay lúc khuya khoắt, chú không quản ngại chỉ cần các cháu gọi là chú tới. Chú dần trở thành chú xe ôm của chúng tôi. 7h tối chú đóng cửa quán là lúc chú tranh thu đón chị Thục Nhi nhà bác Văn, anh Quang nhà bác Hải và hai anh em tôi. Chú cứ như con tuấn mã vượt hết đoạn đường này tới đoạn đường khác để đón các cháu đi học thêm. Hình như với chú đó là hạnh phúc.

Những lúc thấy chú đăm chiêu, chúng tôi lại lân la gần tới hỏi chú. Bọn tôi lớn hơn, chú vấn nói khiếm khuyết là điều không ai muốn. Ranh giới giữa mặc cảm và hòa nhập không phải ai cũng có thể vượt qua. Chú chỉ muốn sống là chính mình, sống có ích mỗi ngày.

Chú dần trở thành ngọn lửa sẻ chia giúp tôi cảm thấy yêu cuộc sống hơn và biết nhìn vào xã hội nhất là những khiếm khuyết điều gì đó giống chú tôi vậy. Mỗi khi gặp một ai đó bị khiếm khuyết, tôi lại thầm cảm ơn chú tôi chỉ là đứa trẻ hở vòm miệng nặng và nói ngọn líu lô nhưng cảm ơn cuộc đời đã mang chú tới chi đại gia đình chúng tôi.

21 tháng 1 2019

Hưng Yên , năm 2019

Xin chào tất cả các bạn , sau đây mình xin giới thiệu cho các bạn về người hùng trong lòng của mình . Người đó không phải là một doanh nhân thành đạt và giàu có , cũng không phải là một nhân vật xuất chúng có tầm cỡ nào cả , mà đó chính là người bố yêu thương của mình .

Bố mình năm nay 39 tuổi , là một người công nhân bình thường và cũng là một người bố bình thường như bao người làm bố khác . Mình yêu quý bố hơn bao giờ hết , bố chính là tấm gương soi sáng để mình học theo .

Bố mình tuy là một công nhân bình thường , ngày đêm bận rộn nhưng bố mình vẫn có thời gian để trồng thêm các chậu cây cảnh vô cùng đẹp mắt . Bố mình rất khéo tay , những cái cây được bố mình tỉa tỉ mỉ và khéo léo nên trông chúng rất đẹp và lạ mắt . Bố mình còn lấy từ những tấm ván gỗ bỏ đi , đem về đục đẽo và làm thành một cái chậu hoa nhỏ nhắn .

Ngoài việc trồng cây , bố mình còn nuôi thêm gà để tăng thêm thu nhập . Bố mình rất gọn gàng và ngăn nắp , những đồ đạc trong nhà được bố sắp xếp một cách khoa học và đẹp mắt nhưng mà mình thì lại có tính lộn xộn và bừa bộn nên chỉ cần vắng bố một ngày thôi là ngồi nhà lại trở nen bừa bộ ngay . Nhiều lần như vậy nhưng bố đều không đánh mắng mình mà bố còn tỉ mỉ , nhẹ nhàng chỉ bảo lại mình .

Bố mình cũng rất tốt và hòa đồng với hàng xóm láng giềng . Có nhà ai trong xóm mà gặp khó khăn thì bố mình sẵn sàng giúp đỡ . Nhưng mình ngưỡng mộ bố nhất vẫn là vào cái trận mưa năm ấy . Vào hôm ấy , trời mưa xối xả , nước mưa tuôn ào ào . Mặc dù cả con đường đều có chỗ thoát nướ nhưng không hiểu sao cống lại không thông , thế là nưỡ bị giữ lại ngập cả con đường . Mấy người đi xe máy , ô tô dù gấp đến máy cũng phải dừng xe lại mà đẩy , mà khổ nhất là phải đấy ô tô . Nhìn mọi người khổ sở như thế mình cũng tấy buồn mà chẳng biết làm gì dược , bỗng nhiên mình thấy bố mình tay cầm một cái xẻng , tay cầm một cái xô , người mặc áo mưa '' xông pha '' ra đường . Bố mình cẩn thận mò mẫm từng đường cống rồi bắt đầu xúc lên , bao nhiêu là túi rác được vứt ở đấy , thảo nào cống không thông . Mấy người hàng xóm thấy hành động của bố tôi thì vô cùng cảm kích , họ cùng líu ríu rủ nhau ra phụ giúp bố tôi . Chỉ một loáng , cống đã được thông , và xe cộ có thể đi lại bình thường . Sau lần ấy , bố tôi được mọi người tuyên dương rất nhiều , nhiều người còn gọi bố tôi là '' Anh hùng xanh '' nữa cơ . Tôi ngưỡng mộ bố của tôi .

Tôi càng ngưỡng mộ bố bao nhiêu thì tôi lại càng cảm thấy bản thân mình phải cố gắng học tập bố bấy nhiêu , bố như một chiếc gương sáng để dẫn đường chỉ lối cho tôi những con đường tốt nhất .

Tôi mong bố tôi có thật nhiều sức khỏe . Bố ơi ! Con yêu bố nhiều lắm !

mình tự làm nên có lẽ câu từ sẽ không đk mạch lạc cho lắm :D

18 tháng 11 2021

Dựa vào dàn ý để làm thành 1 bài hoàn chỉnh nhé !!
 

1. Mở bài:

Cần thơ, ngày...tháng …năm…Bạn…

2. Thân bài:

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.

Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung….)

b) Nội dung thư:

- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)

- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)

- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội…(So sánh )

- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)

- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?

- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?

- Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A…? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuôn mặt lộ vẻ xúc động?)

- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:

Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?Tâm trạng cô ra sao?Tình cảm em như thế nào?

3. Kết luận:

Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?Lời chào
18 tháng 11 2021

undefined

làm theo dàn bài này được ko ạ

6 tháng 1 2021

ôi anh chị ơi cái này em lớp 7 cũng viết mà

Bài làm

                                                                                        ..............(nơi bạn ở)......., ngày 6 tháng 1 năm 2021

Kính gửi bà ngoại mến yêu!

Con là ...(tên của bạn).... đây, cháu ngoại của bà. Trong những ngày nghỉ dịch để tránh dịch Covd-19 ở nhà, cháu đã được nghe và cảnh báo về con vi-rút Corona. Nó là một con vi-rút rất nguy hiểm, lây qua đường hô hấp nên cháu đã được biết một giải pháp đó là đeo khẩu trang khi nói chuyện và gặp người ngoài và giãn cách xã hội, mỗi người ở cách xa nhau 2m và không được đến nơi có nhiều người. Bộ y tế khuyến cáo mọi người phải sát trùng cả tay trước và sau khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người lạ. Tuy là khó khăn và nguy hiểm nên nhà trường đã cho cháu nghỉ học, nhưng nhà trường đã thông báo cho chúng em là học trực tuyến qua nhiều ứng dụng như Trans, Zoom,... Nên về việc học hành thì bọn cháu vẫn ổn. Dự báo rằng mấy tháng sau sẽ có vác-sin phòng ngừa bệnh, nên có thể chúng ta sẽ không phải lo về Covid. Sau những ngày nghỉ dịch, được tề tựu ở ngôi trường thân thương của cháu, cháu cảm giác cứ thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm như mấy chục năm rồi mới về lại trường. Có lẽ đó chính là thời gian khó quên nhất đối với cháu.

Đến đây, thư cũng đã dài, cháu xin dừng bút tại đây, cháu mong bà sẽ giữ được sức khỏe, vì chuẩn bị tới đây lại có thêm một lần bùng phát dịch Covid nữa. Cháu chúc bà mãi giữ được sức khỏe để sống cùng cháu và gia đình.

                                                                                                                                                  Cháu của bà

                                                                                                                                        ........(Tên của bạn)......

                                                                                                                                    .......(Họ và tên của bạn).....

6 tháng 1 2021

Covid rất nguy hiểm

 

 

 

Hết (Vì UPU quy định: bài dự thi dưới 800 từ)

12 tháng 3 2021

Đc

4 tháng 8 2023

Tham Khảo :

Ý kiến của em về câu nói "Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" trong bức thư gửi hiệu trưởng của Tổng thống Abraha Linhcon là rất đáng suy ngẫm và đồng ý.

Sự đố kỵ là một tình trạng xấu, gây ra sự ganh tỵ và căm ghét giữa con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể lan rộng và gây nên xung đột trong cộng đồng. Đố kỵ là một trở ngại lớn trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.

Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là rất quan trọng và cần thiết. Bằng cách giáo dục trẻ em từ nhỏ về lòng biết ơn, sự chia sẻ và tôn trọng người khác, chúng ta có thể giúp trẻ em hiểu rõ về ý nghĩa của tình yêu thương và sự đoàn kết. Đồng thời, chúng ta cũng cần truyền đạt cho trẻ em những giá trị nhân văn, như sự công bằng, lòng khoan dung và sự đồng cảm, để họ có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc không đố kỵ cũng rất quan trọng. Giáo viên và nhà trường cần tạo ra một không gian an toàn và thoải mái, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, sự đố kỵ có thể tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình. Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một bước quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Vì vậy, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Abraha Linhcon và tin rằng việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một nhiệm vụ quan trọng của chúng ta

 

11 tháng 1 2019

Bạn tham khảo nhé vì mik cx nộp 1 bài giống thế này:

Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ.

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài.

Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.

Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.

Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.

Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt.

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành.

Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi.

Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.

Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.

Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào.

11 tháng 1 2019

Trường t cũng bắt viết này

Mỗi tội chưa chọn được đối tượng

Sức mạnh của một bức thư cảm ơnGiáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống...
Đọc tiếp

Sức mạnh của một bức thư cảm ơn

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, khi biết rằng ta đã dạy học hơn 30 năm và trong khoảng thờ gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận"

Tìm 1 phép liên kết.

1
15 tháng 4 2023

Phép thế: một giáo viên => bà

Giáo sư William L. Stidger