K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc

- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…

- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).

♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

Liêu Ninh:

+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).

Thượng Hải:

+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).

Giang Tô:

+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).

♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…

- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…

- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…

- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. Những thay đổi trong GDP và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.

+ Thay đổi GDP: Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua. Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so với năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so với cùng kỳ năm 2021.

+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.

2. Sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

+ Vùng duyên hải có tổng diện tích 1282 triệu km2, chiếm 13,4% diện tích đất nước. Dân số đạt 625,2 triệu người, chiếm 45,4% dân số cả nước.

+ GDP của vùng duyên hải đạt 7127,4 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng GDP cả nước (2020). Các tỉnh có GDP cao nhất là Quảng Đông (1605,2 tỉ USD), Giang Tô (1488,7 tỉ USD) và Sơn Đông (1008,3 tỉ USD).

+ Đây là vùng có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế nên Trung Quốc đã xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện các chế độ ưu đãi về sản xuất, kinh doanh, thuế,… để thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Vùng có nhiều đô thị nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, khu chế xuất và trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, điển hình là khu kinh tế Thâm Quyến và Phố Đông.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC

1. Giới thiệu vùng duyên hải

- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.

- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (2021).

- Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nội địa và miền tây Trung Quốc.

2. Những thay đổi của vùng duyên hải

- Về GDP

+ Các tỉnh vùng duyên hải của Trung Quốc có giá trị GDP khá cao và đang tăng dần. GDP năm 2011 chỉ đạt 4410 tỉ USD thì đến năm 2021 đã đạt 9500 tỉ USD, tăng hơn gấp đôi.

+ Trong giai đoạn 2011 - 2021, GDP các tỉnh duyên hải đều tăng thêm hàng trăm tỉ USD, cao nhất là các tỉnh Quảng Đông (1947 tỉ USD), Giang Tô (1832 tỉ USD).

- Về trị giá xuất nhập khẩu:

+ Trị giá xuất nhập khẩu của các tỉnh ngày càng cao

+ Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động, tiêu biểu là ở các cảng Thượng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Thiên Tân.

+ Năm 2010, cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Cuối năm 2016 lượng hàng hóa ra vào tại cảng lên tới 514 triệu tấn. Cảng Thượng Hải được xem là vị trí cửa ngõ giao thương của khu vực sông Dương Tử với thương mại thế giới.

- Về vai trò của vùng duyên hải:

+ Hình thành các cực tăng trưởng tiêu biểu như: Thượng Hải, Thiên Tân

+ Vùng này được coi là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng ở hạ lưu Trường Giang và ven biển Hoa Đông.

+ Hình thành nên cục diện mở cửa đối ngoại nhiều tầng nấc, hình thành nên điểm - tuyến - diện, hình thành hai vành đai, hai cực tăng trưởng của Trung Quốc, đó là Quảng Đông và Thượng Hải.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Biểu đồ
loading...
 

 Nhận xét

- Về hoạt động xuất khẩu:

+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.

+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.

- Về hoạt động nhập khẩu:

+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.

+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.

 
NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...
BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hoa Kỳ, giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 1970 là 59,71 tỷ USD.
Trải qua khoảng thời gian 52 năm, đến năm 2021, giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 2539,65 tỷ USD.
Số liệu nhập khẩu của Hoa Kỳ được ghi nhận vào năm 1970 là 55,76 tỷ USD, trải qua khoảng thời gian 52 năm, đến năm 2021, giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ đạt 3401,36 tỷ USD.
Năm 2020, Hoa Kỳ là nền kinh tế số 1 thế giới về GDP và số 2 về tổng xuất khẩu, số 1 về tổng nhập khẩu, nền kinh tế số 9 về GDP bình quân đầu người.
Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ là: dầu mỏ tinh chế; dầu thô; xe ô tô; mạch tích hợp và Khí tự nhiên ($34,7 tỷ).Xuất khẩu chủ yếu sang Canada; Mexico; Trung Quốc; Nhật Bản; Cộng hòa Liên bang Đức,…
Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ là: máy vi tính; dược phẩm; thiết bị phát thanh….
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ là: Trung Quốc; Canada; Cộng hòa Liên bang Đức;…

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

A. Tư liệu về quốc gia có nền kinh tế phát triển (lựa chọn: Nhật Bản)

♦ Đặc điểm kinh tế

- Nhật Bản là đảo quốc nằm ở phía Đông của Châu Á và là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, là thành viên của G7 và G20.

- Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đạt 5,05 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2020, đứng thứ 3 thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc), chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới.

- Từ năm 2010 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản có nhiều biến động:

+ Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 4.1%;

+ Tuy nhiên, đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 0.3 %

+ Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống, chỉ còn - 4.5%.

- Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người năm 2020 của Nhật Bản là 39.890 USD.

- Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản:

+ Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất (năm 2020, ngành dịch vụ chiếm 69.6%).

+ Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (năm 2020, các ngành này chỉ chiếm 0,3%).

- Người dân Nhật Bản có chất lượng cuộc sống cao; chỉ số HDI của Nhật Bản thuộc nhóm rất cao, đạt 0,923 năm 2020.

♦ Một số khía cạnh xã hội

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Vấn đề đô thị hóa: tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a...

- Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

- Nhật Bản rất chú trọng đầu tư cho giáo dục. Hầu hết các nhà trường đều đề cao thái độ và giá trị đạo đức để hình thành nên nhân cách, tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

- Nhật Bản có hệ thống y tế phát triển, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Chi tiêu cho y tế của Nhật Bản chiếm khoảng 10% GDP và có xu hướng tăng.

- Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu.

B. Tư liệu về quốc gia có nền kinh tế phát triển (lựa chọn: Cộng hòa Nam Phi)

♦ Đặc điểm kinh tế

- Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).

- Năm 2020, tổng sản phẩm GDP của Cộng hòa Nam Phi đạt 335.4 tỉ USD.

- Từ năm 2010 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Cộng hòa Nam Phi có nhiều biến động:

+ Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Cộng hòa Nam Phi đạt 3 %;

+ Tuy nhiên, đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 0.1 %

+ Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống, chỉ còn - 6.4%.

- Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người năm 2020 của Nhật Bản là 39.890 USD.

- Trong cơ cấu kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:

+ Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất (năm 2020, ngành dịch vụ chiếm 64.6%).

+ Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (năm 2020, các ngành này chỉ chiếm 2,5%).

- Chỉ số HDI của Cộng hòa Nam Phi thuộc nhóm cao, đạt 0,727 năm 2020.

♦ Một số khía cạnh xã hội

- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.

- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.

- Cơ cấu dân số:

+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.

+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.

+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.

+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…

- Một số vấn đề xã hội đang tồn tại ở Cộng hòa Nam Phi cần giải quyết là: dịch bệnh (nhất là HIV/AIDS), tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng cách giàu nghèo lớn, tuổi thọ trung bình thấp, tạo nên sức ép lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu về an sinh, xã hội.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Dẫn chứng

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức.

- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.

- Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.

2. Cơ cấu và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Liên bang Đức

- Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.

- Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…

+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 - 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.

+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.

3. Phân bố một số ngành và trung tâm công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

- Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Hướng chuyên môn hoá đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại khác nhau cụ thể:

+ Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.

+ Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
+ Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệtmay.

+ Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.

+ Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may

5 tháng 8 2023

Yêu cầu số 1: Vẽ biểu đồ

- Bước 1: xử lí số liệu

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000 - 2020

Năm

2000

2005

2010

2015

2020

Xuất khẩu (%)

53,4

52,6

52,3

49,2

49,9

Nhập khẩu (%)

46,6

47,4

47,7

50,8

50,1

Cán cân thương mại (tỉ USD)

67,8

67,7

77,1

-24,7

-0,8

- Bước 2: Vẽ biểu đồ - Tham khảo:

loading...

5 tháng 8 2023

Yêu cầu số 2: Nhận xét

- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ và cán cân thương mại có sự thay đổi qua các năm:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu giá trị nhập khẩu có xu hướng tăng.

+ Cán cân thương mại thay đổi từ dương sang âm.

- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, cán cân thương mại có chênh lệch:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu so với cơ cấu giá trị nhập khẩu

▪ Giai đoạn (2000-2010) xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu

▪ Giai đoạn (2015 - 2020) xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu

+ Cán cân thương mại giai đoạn 2000 - 2010 là xuất siêu và giai đoạn 2015 - 2020 là nhập siêu