K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

28 tháng 7 2023

Tham khảo

♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc

- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…

- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).

♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

Liêu Ninh:

+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).

Thượng Hải:

+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).

Giang Tô:

+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).

♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…

- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…

- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…

- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…

7 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Vùng kinh tế đảo Hô-cai-đô:

+ Diện tích: 83,4 nghìn km2, đóng góp 3,4% GDP cả nước.

+ Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

+ Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, khoai tây, rong biển, thịt bò,...

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy.

+ Du lịch phát triển mạnh.

+ Các trung tâm kinh tế quan trọng là Xáp-pô-rô, Cu-si-rô.

- Vùng kinh tế đảo Hôn-su:

+ Diện tích: 231,2 nghìn km2 (chiếm khoảng 60% diện tích Nhật Bản), số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất và được chia thành 5 vùng nhỏ là Tô-hô-cư, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cư.

+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh; thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động núi lửa và động đất.
+ Nông nghiệp nổi tiếng với lúa gạo, hoa quả, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,...

+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương.

+ Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Ô-xa-ca, Cô-bê, Ky-ô-tô….

- Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:

+ Diện tích: 18, nghìn km2 (chiếm khoảng 5% diện tích đất nước), đóng góp khoảng 3% GDP cả nước.

+ Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu, công nghệ sinh học và công nghệ nano,... rất phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Cô-chi, Mát-xu-ya-ma.

- Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:

+ Diện tích: 42,2 nghìn km2, đóng góp khoảng 10% GDP của Nhật Bản.

+ Các nông sản chủ yếu là lúa gạo, thuốc lá, cây ăn quả...

+ Các ngành công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế.

+ Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế chính là Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki.

26 tháng 8 2023

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Đặc điểm dân cư:

- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.

- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.

- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).

- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...

+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt. 

Phân tích ảnh hưởng: 

- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...

- Khó khăn:

+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;

+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

8 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo 

+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…

+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
- Tác động

+ Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế.

+ Các đạo giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ.

Chương trình Đối tác Phát triển của JICA (chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở) là chương trình thực hiện với mục đích hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội dân sự (CSO), trường đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp nhân công… của Nhật Bản thực hiện nguyện vọng được triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa phương tại các nước đang phát triển. Cụ thể, JICA sẽ xét duyệt đề xuất dự án của các tổ chức này, và đối với những dự án được lựa chọn, JICA sẽ hỗ trợ và phối hợp cùng thực hiện dự án dựa trên kế hoạch hoạt động đã phê duyệt. Hiện nay, Chương trình này đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực giúp cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương tại khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhật Bản chuyển giao công nghệ tiên tiến với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, một số công nghệ được Nhật Bản chuyển giao với Việt Nam như: công nghệ bảo quản, công nghệ sản xuất chíp, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều trị ung thư.

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hiện tại, Nhật Bản là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho châu Á và thế giới vì đây là lĩnh vực mà Nhật có thể nhanh chóng thu lợi nhuận từ bên ngoài. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài giúp Nhật mở rộng thị trường và có vị trí vững chắc trong thương mại và đầu tư. Mĩ vẫn là thị trường đầu tư chủ yếu (tài chính, bất động sản và công nghiệp), EU là thị trường chiếm trên 20% tổng đầu tư của Nhật. Nhật chọn châu Á là thị trường đầu tư trọng tâm, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào châu Á chiếm 25% tổng đầu tư.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về viện trợ, Nhật dành một khối lượng lớn ODA giúp các nước không chỉ xuất phát từ lòng nhân đạo và nghĩa vụ của các nước phát triển với các nước mà còn cả mục đích kinh tế, ngoại giao, chính trị và Nhật muốn có vai trò xứng đáng với tiềm năng kinh tế của mình. Viện trợ ODA của Nhật gồm 4 loại: viện trợ không hoàn lại, hợp tác kinh tế, vốn của chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức. ODA của Nhật tập trung ưu tiên chủ yếu cho các nước châu Á (chiếm trên 50% tổng số viện trợ chung). Đặc biệt ASEAN và Trung Quốc là nơi nhận được ưu tiên về ODA vì đây là vùng gần gũi về địa lí, lịch sử, kinh tế, tập trung đông dân nghèo và là thị trường đầy hứa hẹn của Nhật cả hiện tại và tương lai.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

 

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.

+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.

+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng

+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.

+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....