K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ.

Chương trình Đối tác Phát triển của JICA (chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở) là chương trình thực hiện với mục đích hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội dân sự (CSO), trường đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp nhân công… của Nhật Bản thực hiện nguyện vọng được triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa phương tại các nước đang phát triển. Cụ thể, JICA sẽ xét duyệt đề xuất dự án của các tổ chức này, và đối với những dự án được lựa chọn, JICA sẽ hỗ trợ và phối hợp cùng thực hiện dự án dựa trên kế hoạch hoạt động đã phê duyệt. Hiện nay, Chương trình này đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực giúp cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương tại khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhật Bản chuyển giao công nghệ tiên tiến với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, một số công nghệ được Nhật Bản chuyển giao với Việt Nam như: công nghệ bảo quản, công nghệ sản xuất chíp, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều trị ung thư.

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hiện tại, Nhật Bản là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho châu Á và thế giới vì đây là lĩnh vực mà Nhật có thể nhanh chóng thu lợi nhuận từ bên ngoài. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài giúp Nhật mở rộng thị trường và có vị trí vững chắc trong thương mại và đầu tư. Mĩ vẫn là thị trường đầu tư chủ yếu (tài chính, bất động sản và công nghiệp), EU là thị trường chiếm trên 20% tổng đầu tư của Nhật. Nhật chọn châu Á là thị trường đầu tư trọng tâm, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào châu Á chiếm 25% tổng đầu tư.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về viện trợ, Nhật dành một khối lượng lớn ODA giúp các nước không chỉ xuất phát từ lòng nhân đạo và nghĩa vụ của các nước phát triển với các nước mà còn cả mục đích kinh tế, ngoại giao, chính trị và Nhật muốn có vai trò xứng đáng với tiềm năng kinh tế của mình. Viện trợ ODA của Nhật gồm 4 loại: viện trợ không hoàn lại, hợp tác kinh tế, vốn của chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức. ODA của Nhật tập trung ưu tiên chủ yếu cho các nước châu Á (chiếm trên 50% tổng số viện trợ chung). Đặc biệt ASEAN và Trung Quốc là nơi nhận được ưu tiên về ODA vì đây là vùng gần gũi về địa lí, lịch sử, kinh tế, tập trung đông dân nghèo và là thị trường đầy hứa hẹn của Nhật cả hiện tại và tương lai.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Nhật Bản là cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% giá trị thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, trong đó 18% thực hiện với các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á.

2. Một số hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

a) Xuất nhập khẩu

- Hiện trạng:

+ Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

+ Cán cân xuất nhập khẩu: nhập siêu, giá trị xuất khẩu thấp hơn giá trị nhập khẩu.

+ Mặt hàng xuất khẩu: Sản phẩm công nghiệp chế biến như: phương tiện giao thông (tàu biển, ô tô, xe gắn máy), máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị y tế, hóa chất, nhựa…chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

+ Mặt hàng nhập khẩu: Sản phẩm nông nghiệp (lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường, thịt, hải sản), năng lượng (than, dầu mỏ, khí tự nhiên), nguyên liệu công nghiệp (quặng, gỗ, cao su, bông, vải, len)

+ Đối tác thương mại chính của Nhật Bản là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a,…

- Ý nghĩa của hoạt động:

+ Hoạt động xuất khẩu: tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

+ Hoạt động nhập khẩu: đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và phục vụ cuộc sống, tiếp thu tiến bộ khoa học - kĩ thuật, trao đổi giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.

b) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- Hiện trạng:

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản có giá trị rất lớn và ngày càng tăng. Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đạt 149,9 tỉ USD năm 2021, chiếm 7,1% so với giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả thế giới là 2120,2 tỉ USD.

+ Các nước nhận đầu tư nhiều: Mỹ là đối tác lớn nhất, tiếp đó là các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

- Ý nghĩa của hoạt động:

+ Nhằm phát triển và nâng cao vị thế cho nền kinh tế nước nhà, tạo mối quan hệ với các nước, Nhật Bản đã có làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.

+ Đây là một trong những chiến lược đầu tư của Nhật Bản tại các quốc gia khác nhằm thúc đẩy sự phát triển và mang lại nguồn cung, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng tại các quốc gia khác.

+ Việc đầu tư ra nước ngoài cũng mang lại nhiều nguồn lợi nhuận hơn khi chi phí được giảm thiểu hơn so với ở Nhật và đặc biệt là nguồn lao động tại Nhật Bản đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng do dân số đang ngày càng già đi khiến cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

18 tháng 11 2017

Đáp án C

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Bra - xin là quốc gia đông dân nhất với hơn 200 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số khá tháp và mức đô thị hóa cao khoảng 87%, có gần 6% sống trong những khu ổ chuột tai các đô thị

- Với thành phần dân cư đa dạng, phân hóa giàu nghèo cao.

- Bra - xin là một trong những nước có ngành công nghiệp phát triển.

- Tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội ở Bra -xin thuộc mức cao trên thế giới.

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. Những thay đổi trong GDP và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.

+ Thay đổi GDP: Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua. Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so với năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so với cùng kỳ năm 2021.

+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.

2. Sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

+ Vùng duyên hải có tổng diện tích 1282 triệu km2, chiếm 13,4% diện tích đất nước. Dân số đạt 625,2 triệu người, chiếm 45,4% dân số cả nước.

+ GDP của vùng duyên hải đạt 7127,4 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng GDP cả nước (2020). Các tỉnh có GDP cao nhất là Quảng Đông (1605,2 tỉ USD), Giang Tô (1488,7 tỉ USD) và Sơn Đông (1008,3 tỉ USD).

+ Đây là vùng có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế nên Trung Quốc đã xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện các chế độ ưu đãi về sản xuất, kinh doanh, thuế,… để thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Vùng có nhiều đô thị nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, khu chế xuất và trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, điển hình là khu kinh tế Thâm Quyến và Phố Đông.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành của trung tâm công nghiệp:

+ Trung tâm công nghiệp Bri-xbên: nhiệt điện, điện tử - tin học, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất.

+ Trung tâm công nghiệp Xít-ni: hóa chất, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may, điện tử - tin học, khai thác than.

+ Trung tâm công nghiệp Men-bơn: sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp Gi-lông: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, , dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp A-đê-lai: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm.

+ Trung tâm công nghiệp Pớc: sản xuất ô tô, cơ khí, khai thác bô-xít, thực phẩm.

- Một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố:

+ Lúa mì: được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam.

+ Nho: trồng nhiều ở phía nam và tây nam.

+ Cam: trồng chủ yếu ở vùng phía đông và đông nam.

+ Mía: trồng nhiều ở vùng duyên hải phía đông.

+ Ngô: chủ yếu trồng ở phía tây nam.

+ Bông: được trồng ở vùng phía đông và tây nam.

+ Thuốc lá: được trồng ở vùng duyên hải đông nam và duyên hải tây nam.

+ Bò: hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Cừu: được nuôi ở hầu hết các vùng.

- Một số sân bay, cảng biển, đường giao thông:

+ Sân bay: Đác-uyn, Pho-xait, Xít-ni, Can-bê-ra, Men-bơn, A-đê-lai, Pớc

+ Cảng biển: Gla-xtôn, Bri-xbên, Can-bê-ra, Men-bơn

+ Đường giao thông: hệ thống đường giao thông bao chạy quanh lãnh thổ nối liền các trung tâm công nghiệp và các quặng khai thác khoáng sản.

Câu hỏi 2 trang 134 SGK Địa lí 11 Cánh diều: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.

Lời giải:

Quy mô GDP: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển, năm 2020 GDP của Ô-xtrây-li-a đứng thứ 13 thế giới với 1327,8 tỉ USD, đứng thứ 15 về xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa.

Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm, năm 2019 là 2,1% đến năm 2020 con số này đã về mức 0%, cho thấy tăng trưởng GDP đã chững lại.

- Một số ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu là thực phẩm, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Ngành khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2020, phân bố ở nhiều nơi. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, chế tạo, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

+ Nông nghiệp: Ô-xtrây-li-a có nền nông nghiệp phát triển mạnh, lúa mì là cây ngũ cốc hàng đầu, được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam. Các cây trồng quan trọng khác bao gồm: bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cam,… trồng chủ yếu ở các vùng phía nam. Chăn nuôi cừu và bò phát triển mạnh, cừu được nuôi ở hầu hết các vùng, hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Dịch vụ: ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 66,3% GDP, sử dụng 77,7% lực lượng lao động. Cơ cấu dịch vụ đa dạng, trong đó phát triển mạnh du lịch, tài chính.

 
1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:A. CN chế tạo B. SX điện tửC. Xây dựng và công trình công cộng D. Dệt  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì vàA. Ấn ĐộB. Liên bang NgaC. Trung Quốc D. Anh3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...A. 1/TGB. 2/TG sau Hoa KìC. 3/TG sau Hoa Kì, ĐứcD. 2/TG sau EU4. Do là một  quốc gia quần đảo,...
Đọc tiếp

1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:

A. CN chế tạo 

B. SX điện tử

C. Xây dựng và công trình công cộng 

D. Dệt

  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì và

A. Ấn Độ

B. Liên bang Nga

C. Trung Quốc 

D. Anh

3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...

A. 1/TG

B. 2/TG sau Hoa Kì

C. 3/TG sau Hoa Kì, Đức

D. 2/TG sau EU

4. Do là một  quốc gia quần đảo, hơn nữa KT PT , khoa học kỹ thuật hiện đại nên ngành GTVT biển của Nhật Bản hết sức PT, hiện đứng thứ 

A. 1/TG

B. 3/TG

C.2/TG

D. 4/TG

5. ý nào sau đây sai về KT  nông nghiệp của Nhật

A. Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền KT Nhật Bản

B. Diện tích đất nông nghiệp rộng nhưng kém phì nhiêu

C. nền nông nghiệp PT theo hướng thâm canh

D.  Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ khoảng 1%

6. Để rút ngắn khoảng cách với các nước PT đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí, Nhật Bản đã thực hiện chính sách 

A. Tận dụng triệt để nguồn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kì

B.Đẩy mạnh đầu tư vào các nước khác để tận dụng nguồn tài nguyên và nhân công giá rẻ 

C. Đầu tư nhiều hơn nữa cho GD và ĐT nguồn LĐ có chất lượng cao

D. Tích cực NK công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài

7.Câu nhận xét nào là đúng nhất về về ngoại thương của Nhật bản trong những trong năm gần đây?

A. Ngoại thương ngày càng PT

B.Ngoại thương có mức tăng trưởng không cao

C.Thương mại ngày càng tăng nhanh

D.Luôn là nước xuất siêu với giá trị XNK ngày càng tăng

8. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng 

A. Hôn-su
B. Kiu-xiu
C. Xi-cô-cư
D. Hô-cai-đô

9.Hiện nay về kinh tế khoa học, kỹ thuật và tài chính Nhật được xếp  thứ mấy sau các nước là

A .Hoa Kỳ 

B .Hoa Kỳ - Trung Quốc 

C.Trung Quốc

D. Hoa Kỳ - LB Nga

10.Nông nghiệp  giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Nhật Bản là

A.Thiếu lao động có chuyên môn trong nông nhiệp

B.Diện tích đất nông nghiệp ít

C Không được chú trọng phát triển của nhà nước 

D.Chịu tác động của thiên tai

0
4 tháng 2 2021

Câu 1 : 

 Thuận lợi: Phát triển nền kinh tế mở, phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, ngành GTVT biển.

+ Khó khăn: Hay xảy ra thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ,..

Câu 2 : 

- Do vị trí  của Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Do nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương nên nền địa chất không bền vững mà thường  xuyên có những hoạt đông( như xô húc, chờm, tách dãn ...) đã làm cho quá trình động đất xảy ra. Chính quá trình này là nguyên nhân chủ yếu làm cho sóng thần hay núi lửa hoạt động.

Câu 3 : 

- Người dân Nhật Bản rất cần cù và không bao giờ chịu khất phục trước thiên nhiên. Vì thế họ luôn cố gắng để phát triển đất nước và giảm bớt thiệt bại do thiên nhiên gây ra. 

Câu 1:

– Nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

– Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loại cá.

– Địa hình chủ yếu là núi, ít đồng bằng, sông ngòi ngắn, dốc; nhiều núi lửa, động đất.

– Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.

– Nghèo khoáng sản.

 

Câu 2:

-Nhật Bản là một quốc gia đặc biệt khi các mặt xung quanh của nó đều giáp biển. ... => Như vậy Nhật Bản phải chịu nhiều thiên tai như vậy đó là do vị trí của Nhật Bản nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương, nơi  cấu tạo địa chất không được ổn định.

 

-Các vụ thiên tai đó là:Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,Thảm họa núi lửa Asama,Thảm họa núi lửa Ontake ,Thảm họa núi lửa Unzen,...

 

Câu 3:Người dân Nhật Bản có các đức tính như:cần cù,siêng năng,tiết kiệm,niềm nở,..

 

Điều em học được:Khi ta có các đức tính tốt,là một con người lương thiện thì sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống,sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng.