K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2021

- Trong các lời thoại trên, lời thoại của người bố không tuân thủ phương châm cách thức , vì: người bố không nói rõ ràng, rành mạch, câu trả lời còn mơ hồ.
 

22 tháng 11 2018

- Có 5 phương châm hội thoại đã học:

   + Phương châm về chất

   + Phương châm về lượng

   + Phương châm quan hệ

   + Phương châm cách thức

   + Phương châm lịch sự

- Lời thoại không tuân thủ phương châm cách thức

20 tháng 7 2019

Người bố không chú ý tới phương châm cách thức:

    + Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao”

    + Với đối tượng này, câu nói đó mơ hồ

→ Câu trả lời của người bố không đảm bảo mối quan hệ phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp

a. Cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây? Người con đang học môn Địa lí , hỏi bố: -Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ? Người bố đang mải đọc báo, trả lời: -Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất. b. “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương...
Đọc tiếp
a. Cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây? Người con đang học môn Địa lí , hỏi bố: -Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ? Người bố đang mải đọc báo, trả lời: -Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất. b. “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” (Đồng chí–Chính Hữu) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa trong các từ: vai, miệng, chan, tay, đau c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
0
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

Câu 5 :

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?

Anh em giúp mình nhó mai mình kiểm tra rồi nhé.

0
7 tháng 12 2017

a, Trường hợp trên, phương châm về lượng bị vi phạm. Thông tin mà Ba cũng cấp không đủ về lượng đặt ra trong câu hỏi của An, câu trả lời của Ba chung chung

b, Nếu trả lời thông tin sai, sẽ vi phạm phương châm về chất.

Tránh vi phạm phương châm về chất, Ba đã chọn trả lời chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:                                 Câu chuyện về bốn ngọn nếnTrong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

                                 Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)

Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên

Câu 2: Xác định từ loại của các từ sau: Một cơn gió, Tại sao, Đừng,

Câu 3: Bài học ý nghĩa nhất mà em nhạn được từ văn bản trên 
MÌNH ĐANG CẦN GẤP

 

1
23 tháng 11 2023

Câu 1: Biện pháp nhân hóa những cây nến có linh hồn và nói chuyện với nhau. 

Biện pháp ẩn dụ "bốn cây nến" tượng trưng cho những giá trị của con người trong cuộc sống. 

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Cho thấy vai trò quan trọng của niềm hi vọng trong cuộc sống. 

- Truyền tải thông điệp của tác giả luôn giữ cho mình hi vọng để bước tiếp và giữ gìn những điều mà mình trân quý. 

Câu 2: 

- "Một cơn gió": danh từ

- "Tại sao": phó từ 

- "Đừng": phó từ

Câu 3: Bài học ý nghĩa nhất em nhận đươc từ văn bản trên là: dù chúng ta có rơi vào bất hạnh và tuyệt vọng thế nào cũng đừng đánh mất hi vọng. Bởi hi vọng sẽ thắp sáng đường đi cho chúng ta tìm đến những cơ hội mới thay đổi cuộc sống. Đồng thời hi vọng cũng giúp chúng ta giữ gìn giá trị tốt đẹp trong cuộc sống không bao giờ lụi tàn.

9 tháng 8 2018

a) sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu hoàn toàn trái ngược nhau : "năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi / hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi" nhưng bà dặn cháu nói với bố là " Ở đây vẫn được bình yên, không chuyện gì xảy ra hết"

ta thấy đã vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật)

b) sự không tuân thủ ấy có ý nghĩa: người bà không muốn bố ở nơi chiến khu lo lắng về quê nhà, muốn bố chuyên tâm ở chiến khu kháng chiến bảo vệ quê hương đất nước, đồng thơi thể hiện tình yêu và sự hi sinh của bà  đối với quê hương đất nước

#cósaixótmongm.nbỏwa