K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 6 2016

Phương châm về lượng

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏiLỢN CƯỚI, ÁO MỚICó anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây...
Đọc tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

1
8 tháng 12 2018

- Truyện cười “Lợn cưới, áo mới” gây cười ở câu trả lời của hai anh chàng có tính khoe khoang. Cả hai chàng đều ra sức trả lời thừa thông tin người hỏi cần biết

- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi giao tiếp:

    + Lời nói phải có thông tin, thông tin ấy phù hợp với mục đích giao tiếp

    + Nội dung lời nói phải đủ (không thừa, không thiếu)

→ Nội dung lời nói đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

22 tháng 11 2018

- Có 5 phương châm hội thoại đã học:

   + Phương châm về chất

   + Phương châm về lượng

   + Phương châm quan hệ

   + Phương châm cách thức

   + Phương châm lịch sự

- Lời thoại không tuân thủ phương châm cách thức

10 tháng 10 2021

- Trong các lời thoại trên, lời thoại của người bố không tuân thủ phương châm cách thức , vì: người bố không nói rõ ràng, rành mạch, câu trả lời còn mơ hồ.
 

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: - Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: - Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

(Truyện cười dân gian)

b. Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:

- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.

Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:

- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.

Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:

- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.

(Truyện cười dân gian)

138
7 tháng 6 2021

b phương châm về chất

a, phương châm về chất

14 tháng 9 2021

2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:

Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn

Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.

8 tháng 8 2018

Chọn đáp án: A 

8 tháng 1 2022
đáp án A. nha OK
27 tháng 6 2017

Câu hỏi “rồi có nuôi được không?” người nói không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng

- Trong câu trả lời “bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!” dĩ nhiên là nuôi được sau đó mới sinh ra anh bạn này, đó cũng chính là chỗ tạo ra tiếng cười.

 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠII. Phần I: Phương châm về lượng1.Đọc ngữ liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu Yêu cầu hs đọc đoạn hội thoại ở mục 1(trang 8) và truyện cười Lợn cưới áo mới (trang 9)2.Câu hỏi nghiên cứua. Ví dụ 1Câu hỏi 1:  Từ ‘bơi’ trong câu hỏi của An có nghĩa là gì ?Câu hỏi 2:  Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu của An không ,vì sao ?Câu hỏi 3: Vậy Ba cần trả lời như thế nào...
Đọc tiếp

 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I. Phần I: Phương châm về lượng

1.Đọc ngữ liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu

Yêu cầu hs đọc đoạn hội thoại ở mục 1(trang 8) và truyện cười Lợn cưới áo mới (trang 9)

2.Câu hỏi nghiên cứu

a. Ví dụ 1

Câu hỏi 1:  Từ ‘bơi’ trong câu hỏi của An có nghĩa là gì ?

Câu hỏi 2:  Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu của An không ,vì sao ?

Câu hỏi 3: Vậy Ba cần trả lời như thế nào để đáp ứng điều An muốn biết?

 Câu hỏi 4: Từ đó em rút ra bài học gì về giao tiếp ?

b.Ví dụ 2

Câu hỏi 1:   Vì sao truyện '' Lợn cưới, áo mới '' lại gây cười?

Câu hỏi 2:   Theo em hai anh có '' lợn cưới '' và '' áo mới '' cần phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và điều cần trả lời?

Câu hỏi 3: Như vậy, chúng ta cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?

Câu hỏi 4: Cả 2 trường hợp trên là những trường hợp vi phạm phương châm về lượng. Vậy trong giao tiếp, nói như thế nào để đảm bảo phương châm về lượng?

II. Phần II: Phương châm về chất

1.Đọc ngữ liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu

Đọc truyện cười: Quả bí khổng lồ

2.Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Truyện cười này phê phán điều gì?

Câu hỏi 2: Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ?

Câu hỏi 3: Qua các ví dụ trên, em thấy phải nói như thế nào để đảm bảo phương châm về chất?

0
8 tháng 9 2021

thế thì cần j pk hỏi lj