K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B

26 tháng 3 2021

B

14 tháng 11 2021

tham khảo

 

Covid-19 có lẽ là một từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua       , nó là nỗi ám ảnh của không chỉ các nước trên thế giới, mà còn là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình và từng cá nhân trong xã hội. Xuất hiện từ năm 2019, cho đến nay, dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tất cả các nước trên thế giới đang chung tay để đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nhiều cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh. Có được những kết quả đó là do sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của chính phủ, sự đồng thuận ủng hộ của toàn xã hội, đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng, sự vất vả mà không có gì có thể kể hết của những y bác sĩ, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Tôi tự hào vì trong số những người ấy có mẹ tôi-người bác sĩ quân y.

Tôi còn nhớ như in, đó là vào một buổi chiều tháng 9 năm ngoái. Trời mưa tầm tã. Lúc đó khoảng hơn 4 giờ chiều, tôi thấy mẹ đi làm về. Khác hẳn mọi hôm, nay mẹ tôi rất vội vã. Tôi thấy lạ, nhưng không dám hỏi mẹ điều gì cả. Sau khi nấu ăn, mẹ lên phòng lấy chiếc ba lô, nhanh chóng sắp xếp quân tư trang cá nhân và đồ dùng sinh hoạt. Tôi cảm nhận như mẹ sắp có chuyến đi đâu dài ngày.

Sau khi sắp xong quần áo, cũng là lúc bố tôi về, rồi mẹ nói với bố tôi về việc phải vào đơn vị thực hiện nhiệm vụ đón công dân từ nước ngoài về cách ly, thời gian đi cũng chưa biết bao giờ về. Rồi mẹ dặn dò chị em chúng tôi ở nhà phải chăm học, nghe lời bố, ăn uống đầy đủ... Lúc ấy chị em chúng tôi cũng buồn lắm, vì từ ngày lớn lên đến giờ tôi chưa phải xa mẹ lấy 01 ngày.

Mẹ ôm hôn chúng tôi vào lòng rồi mẹ vào đơn vị, nhìn mẹ đội mưa đi trong buổi chiều tối tôi rất thương mẹ. Lúc ấy tôi ước, giá như không có dịch bệnh thì mẹ tôi và những người đồng đội không phải vất vả như thế.

Là một học sinh của Trường Trung học cơ sở Sơn Tây, tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ tôi đều là bộ đội. Bố tôi là sĩ quan chính trị, còn mẹ tôi là bác sĩ quân y. Bố và mẹ tôi cùng công tác tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. từ khi dịch Covid-19 hoành hành, những bác sĩ quân y như mẹ, và cả những chú bộ đội đều phải căng mình để tham gia chống dịch, họ quên ăn, quên ngủ để ngăn sự phát triển của dịch bệnh. Lúc ấy tôi cũng chưa hiểu nhiều lắm. Nhưng kể từ ngày mẹ tôi đi, tôi mới hiểu được sự vất vả của mẹ cũng như những người đồng đội trên tuyến đầu chống dịch. Mỗi tối, khi rảnh, mẹ đều gọi điện về hỏi thăm bố con tôi, nhìn mẹ trong bộ đồ bảo hộ, với lớp khẩu trang đến ngột ngạt và kín mít thì tôi hiểu sự vất vả và nguy hiểm đến mức nào, nhưng ánh mắt của mẹ vẫn sáng ngời và vững vàng niềm tin. Qua câu chuyện mẹ tôi kể, có rất nhiều đồng đội của mẹ vì quá sức mà ngất lên ngất xuống, vì chạy đua với việc chống dịch mà quên ăn quên ngủ.

Hằng ngày bố con chúng tôi quen có bàn tay chăm sóc của mẹ. Tôi nhớ những món ăn ngon do mẹ nấu, nhớ sự ân cần của mẹ chỉ bảo tôi học bài mỗi tối, nhớ tiếng mẹ mỗi sáng gọi chúng tôi dậy để chuẩn bị cho một ngày mới... nhưng nay mẹ đi làm nhiệm vụ, những công việc nhà lại do bàn tay của bố tôi quán xuyến tất cả. Thương bố, tôi lại nhớ mẹ nhiều hơn.

Sau 1 tháng mẹ tôi vẫn chưa được về. Mỗi ngày tôi đều hỏi bố và theo dõi ti vi xem dịch bệnh đã giảm chưa, nhưng khi thấy tình hình vẫn phức tạp và bao đơn vị phải làm trại ngủ ngoài rừng để nhường chỗ cho bệnh nhân cách ly, bao chiến sĩ phải cắm chốt nơi giáp biên...tôi cũng lại thấy thương mẹ nhiều hơn, thấu hiểu và tự hào nhiều hơn. Cũng có lúc tôi hỏi mẹ: sao mẹ không xin về với chị em con, mẹ tôi cười và bảo: ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết phần ai? tôi lại thấy việc làm của mẹ và những đồng đội thật ý nghĩa và cao cả.

Hai tháng trôi qua cũng là lúc mẹ tôi được về. Ngày mẹ về chúng tôi như vỡ òa trong hạnh phúc, những nhọc nhằn và vất vả của mẹ như chợt tan biến khi mẹ ôm hai chị em chúng tôi vào lòng. Những giọt nước mắt của mẹ đã rơi trên gò má. Mẹ khóc vì nhiệm vụ đơn vị giao đã hoàn thành, mẹ khóc vì được về bên chúng tôi yên bình, mẹ khóc vì thương những người đồng đội của mẹ ở nhiều nơi còn đang oằn mình vất vả chống dịch. Mẹ khóc chúng tôi cũng khóc theo, đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Nhưng tôi hiểu nếu còn dịch bệnh phức tạp thì việc mẹ tôi lại đi, những đồng đội của mẹ tôi còn nhiều vất vả, đó cũng là lẽ thường tình.

Kính thưa thầy cô, thưa các bạn!

Đây có lẽ là kỉ niệm tôi nhớ nhất và tự hào nhất về mẹ của tôi kể từ khi tôi lớn lên. Tôi luôn mong rằng, cả xã hội chung tay, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để mỗi gia đình được hạnh phúc bên nhau, để chúng ta-những học sinh lại được tung tăng cắp sách đến trường, để lại được nghe những bài cô giáo giảng, để lớn lên mỗi chúng ta luôn biết cảm ơn, trân trọng những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch hôm nay đã hy sinh cho cuộc sống thanh bình của ngày mai.

        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:       "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện tiện thì thay đổi. Cho nên vận...
Đọc tiếp

        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

       "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh…”

                                                                                    (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?

Câu 2. Hai câu: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời?” thuộc kiểu câu gì? Chúng dùng với mục đích gì?

Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) làm rõ tình cảm yêu nước thương dân của tác giả được thể hiện trong văn bản em vừa tìm được. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và dấu ngoặc đơn (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4. Viết một bài văn thuyết minh (khoảng 1 trang giấy thi) về một danh lam thắng cảnh mà em đã được biết đến.

2
13 tháng 3 2022

C1 : Chiếu dời đô 

Lý Công Uẩn 

năm 1010 , Lý Công Uẩn vt bài chiếu dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La

C2: thuộc kiểu câu ghép

=> mục đích chứng minh sự dời đô là điều tốt cho dân , tốt cho đất nước và điều đó không có phạm pháp , không bất lợi cho ai cả.

28 tháng 3 2022

C1 : Chiếu dời đô 

Lý Công Uẩn 

năm 1010 , Lý Công Uẩn vt bài chiếu dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La

C2: thuộc kiểu câu ghép

=> mục đích chứng minh sự dời đô là điều tốt cho dân , tốt cho đất nước và điều đó không có phạm pháp , không bất lợi cho ai cả.

(Chắc vậy)

13 tháng 2 2023

1.  Thủ đô là nơi ''đầu não'' của một quốc gia, tập trung kinh tế, chính trị của đất nước

2. Thể loại: Chiếu

Bố cục: 3 phần

3. Nghị luận về tầm quan trọng của việc rời đô

4. Ở Hoa Lư. Vì vua Lý có tầm nhìn sâu rộng, nhìn ra vị trí ''thiên thời, địa lợi'' của đất nước

5. Thế ''rộng cuộn hổ ngồi'', "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi", “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước".

chị ơi cho em hỏi khi nào là bài thi/kiểm tra của các bạn không được trả lời ( nếu làm sẽ bị xóa ) với bài được giải thế ạ? Em thấy chúng đều là đọc hiểu nên không biết phân biệt thế nào đây chị ơi?

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:        "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
        "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh…”
                                                                                   (Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) làm rõ tình cảm yêu nước thương dân của tác giả được thể hiện trong văn bản em vừa tìm được. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và dấu ngoặc đơn (gạch chân và chú thích rõ).

0
               BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ  (Nguyễn Khuyến )Đã bấy lâu nay bác tới nhàTrẻ thời đi vắng, chợ thời xaAo sâu nước cả khôn chài cáVườn rộng rào thưa khó đuổi gàCải chửa ra cây cà mới nụ                Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoaĐầu trò tiếp khách trầu không cóBác đến chơi đây ta với ta      Viết một bài văn phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. với dàn ý:  Mở đoạn- Giới...
Đọc tiếp

               BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ  (Nguyễn Khuyến )

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây cà mới nụ               

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

 

     Viết một bài văn phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. với dàn ý:

 

 

Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả: vị trí trong nền văn học, đặc điểm thơ ca, tác phẩm tiêu biểu…

- Giới thiệu bài thơ: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời.

- Nêu ý kiến chung về bài thơ: giá trị, vị trí bài thơ trong sự nghiệp nhà thơ.

Thân đoạn

1) Phân tích đặc điểm chung bài thơ:

- Đặc điểm về thể thơ của bài thơ: vần, nhịp, đối, niêm, luật, bố cục

- Đề tài: Tình bạn

- Mạch cảm xúc:

+ Câu thơ đầu: cảm xúc của nhà thơ  khi được gặp bạn

+ Sáu câu sau: hoàn cảnh tiếp bạn của nhà thơ

+ Câu cuối: Cảm xúc về tình bạn 

- Chủ đề: tình bạn thắm thiết, keo sơn, gắn bó; cuộc sống bình dị, nhân cách cao đẹp, tâm hồn thanh cao của nhà thơ.

2) Phân tích đặc sắc nội dung,  nghệ thuật của bài thơ:

- Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi được gặp bạn

+ Cụm từ “ đã bấy lâu nay”

+ Từ xưng hô “ bác”

- Sau câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp bạn

+ Nghệ thuật liệt kê, đối lập

- Câu thơ cuối: Cảm xúc về tình bạn:

+ Cụm từ “ ta vói ta ”

=> Bức tranh thôn quê dân dã, thân thuộc; cuộc sống bình dị, nhân cách cao đẹp, tâm hồn thanh cao của nhà thơ

Kết đoạn

Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

0