K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

câu 1

*Những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I - VI:
- Xuất hiện các trường học dạy chữ Hán.
- Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được truyền bá.
- Phong tục, tập quán của người Hán được du nhập.

*Người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa riêng vì:

- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

câu 2

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng :


- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

18 tháng 2 2021

Câu 1 Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi dã nói lên : - Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. - Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

18 tháng 2 2021

Câu 2

Năm 544, tháng giêng, Lý Bí, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội.

-

Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.[5] Trong sử sách, hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).

Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo chính sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát. Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

-Người xưa thường nói: "Sinh vi tướngtử vi thầnnghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ)

18 tháng 2 2019

1,* Ý nghĩa lịch sử:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

2,Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:

- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

5,Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.





6 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

* Về xã hội: Từ thế kỷ I-VI nhà Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp nắm quyền đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn… 

* Về văn hoá:

- Ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, phong tục, tập quán Hán được du nhập vào nước ta. 

- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống phong tục của mình (nhuộm răng , ăn trầu, làm bánh trưng bánh dày…) 

* Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên mình vì:

- Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, xong chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em ăn học, còn đại đa số dân nghèo không có tiền cho con ăn học. 

- Phong tục tập quán, tiếng nói là đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc của người Việt, có sức sống mãnh liệt…

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.


 

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

21 tháng 3 2021

Câu 1 : 

- Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI: đồ sắt, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều rất đa dạng, phong phú. 

⇒ Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
Câu 2 : 

Tình hình văn hóa nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI diễn ra : 

- Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta

- Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên



 

30 tháng 1 2016

Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh ; rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải ( Quảng Đông - Trung Quốc ). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

    Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.

30 tháng 1 2016

1. 

a) Xã hội ( xem Sgk )

b)Văn hóa

- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận 

- Truyền vào nước ta : nho , đạo , phật giáo và các luật lệ phong tục của người Hán .

-> Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên , vẫn giữ phong tục tập quán người Việt : nhuộm răng ,  ăn trầu , làm bánh chưng , bánh giày ,... học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách học của riêng mình .

2.

-Năm 248 , cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Thanh Hóa ) Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp quân Ngô ở Cửu Chân rồi lan khắp Giao Châu .

-Được tin , nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 sang đàn áp , chúng vừa đánh vừa mua chuộc , tìm cách chia rẻ nghĩa quân 

-Thế giặc mạnh , nghĩa quân chống đỡ không nổi , cuộc khởi nghĩa bị đàn áp , Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng . hiuhiu

22 tháng 3 2021

Câu 1: chắc hẳn thầy cô cho em ghi rồi, phần này nếu k chép hay gì thì có thể tra mạng nha, rất đầy đủ và chi tiết

Câu 2: 

* Xã hội: có sự phân hóa.

+ Tầng lớp thống trị.

+ Nông dân: gồm nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

+ Nô tì

* Văn hóa:

- Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta

- Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên

Lý do người Việt giữ được phong tục........:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

23 tháng 3 2021

 Nquyên nhân:

+ Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi đều căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.

+ Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, có lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược sâu sắc. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách là con trai Lạc tướng huyện Chu Diên. Hai gia đình Lạc tướng bí mật cùng nhau tìm cách liên kết với các thủ lĩnh mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị quân Hán giết hại.

+ Để đền nợ nước, trả thù nhà Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.

- Diễn biến:

+ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ.

+ Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu.

- Kết quả: Tướng giặc là Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.

23 tháng 1 2018

- Xuất hiện cá trường dạy chữ Hán.

- Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được truyền bá.

- Phong tục, tập quán của người Hán được du nhập.

15 tháng 4 2018

1)Nền văn hóa nước ta trong các thế kỉ Iđến thế kỉ VI có những nét gì mới?

Những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I - VI:

- Xuất hiện các trường học dạy chữ Hán.

- Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được truyền bá.
- Phong tục, tập quán của người Hán được du nhập.

Vì sao nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán của riêng mình?

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...

-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

2)Nền văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II-->X có những đặc điểm gì?

Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...
Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

3)Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng,Bà Triệu nói lên điều gì?Là học sinh lớp 6,em cần làm gì?

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:

- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.