K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2018

1/                                                           Bánh trôi nước

                                                     Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                                     Bảy nổi ba chìm với nước non

                                                      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn    

                                                     Mà em vẫn giữ tấm lòng son

2/Theo như mk biết thì có những loại thơ Đường sau

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật
  2. Thất ngôn tứ tuyệt

1,                                                              Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến )

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

18 tháng 12 2016

hihi sửa nha :

Sáng sớm em đi học về

Chiều tới em lại đi về học thêm

Loanh quanh luẩn quẩn suốt ngày

Cũng tại: sắp đến cái ngày thi thôi.

18 tháng 12 2016

Sáng sớm em đi học về

Chiều về em lại đi về học thêm

Loanh quanh luẩn quẩn suốt ngày

Cũng tại : sắp đến cái buổi ngày thi.

( mik tự nghĩ đó , cho vui thôi hihi)

18 tháng 11 2018

- Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

     + Mỗi dòng có 7 chữ

     + Mỗi bài thơ có 4 câu

     + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

     Ngắt nhịp:

- Câu 1: 3/4

- Câu 2 và 3 : ngắt nhịp 4/3

- Câu 4: ngắt nhịp 2/5

- Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

     _Hok tốt_

!!!

Bài làm

Bài thơ được viết theo kiểu chữ: Hán việt. 

Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ nguyệt

Đặc điểm của thể thơ đó là: Mỗi dòng 7 tiếng

                                                  Mỗi câu thơ 4 dòng

                                                   Hiệp vần chữ cuối ở dòng:1-2-4

                                                   Ngắt nhịp:3/4

                                                   Câu 2 và câu 3 ngắt nhịp 4/3.

- Cả 2 bài thơ đều được ngắt nhịp:4/3

# Chúc bạn học tốt #

Những biện pháp tu từ đã học

- Biện pháp so sánh

- biện pháp ẩn dụ

- Biện pháp hoán dụ

- Biện pháp nhân hóa

- Biện pháp điệp ngữ

- Biện pháp nói giảm - nói tránh

- Biện pháp nói quá

- Biện pháp liệt kê

- Biện pháp chơi chữ

Những phương thức biểu đạt mà em biết: tự sự; miêu tả; biểu cảm; thuyết minh; nghị luận; hành chính - công vụ. 

Các loại từ : danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, số từ, lượng từ, trạng từ 

Các loại cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ 

Các loại câu: Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu kể

12 tháng 8 2023

xuất sắc 

6 tháng 4 2022

Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khiến ở tác phẩm " Bạn đến chơi nhà" trải qua biết bao nhiêu năm thì bài thơ vẫn còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.

Một nhà văn Pháp đã nói : " Đọc 1 câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn 1 con người" . Quả thực đúng như thế , đọc lên 1 câu thơ: ( e dẫn vào câu thơ nào mà e muốn trong bài nhé) thì ta liền như bắt gặp được ngay tâm hồn của tác giả . Qua câu thơ :(.....) tác giả gần như đã thể hiện ra được những tâm tư , cảm xúc và suy nghĩ trong lòng mình . Câu thơ ấy đã gây vấn vương lên trái tim cảm nhận thành thật của biết bao nhiêu người đọc , đã thể hiện lên sự hòa hợp về tâm hồn của 2 người bạn với nhau. Hơn hết , vật chất không có nhưng tác giả vẫn còn cái tình nghĩa giữa bạn bè với nhau để tiếp đãi bạn mình . Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.Quả thực, tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm khi nhà thơ biết lo nghĩ mọi thứ, đặc biệt là rất trọng tình cảm bạn bè . Những gì khó nói ra chẳng phải người ta vẫn thường dùng thơ để bày tỏ ra hay sao , bày tỏ ra một tình cảm chôn giấu trong lòng người , dùng thơ để tỏ những tâm  ý được giấu dưới sâu đáy tâm can một con người . Ta dùng thơ , ta viết thơ là để bày tỏ những điều thầm lặng nhất , điều cao đẹp ý nghĩa nhất . Chẳng phải mỗi bài thơ đều có một ý nghĩa hay sao , đều có một nội dung sâu sa và một thông điệp đáng nhớ? . Đúng vì thế đọc 1 câu thơ thì chính là ta đã bắt gặp được tâm hồn của 1 con người . 1 câu thơ và tâm hồn 1 con người , 1 thứ là thực 1 thứ là trừu tượng nhưng nó gần như là thể hiện cho nhau . 

6 tháng 4 2022

cảm ơn bạn nhưng mà hình như hơi ngắn xíu

25 tháng 9 2023

Vấn đề trẻ em cần được lắng nghe và thấu hiểu là một chủ đề quan trọng và đáng quan tâm. Trẻ em là những người nhỏ bé, đang tìm hiểu về thế giới xung quanh mình và đang phát triển về cả thể chất lẫn tâm lý. Việc lắng nghe và thấu hiểu trẻ em sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp cho họ.

Đầu tiên, lắng nghe trẻ em cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu của họ. Trẻ em cũng có quyền thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình, và bằng cách lắng nghe, chúng ta có thể khuyến khích sự tự tin và phát triển tư duy sáng tạo của trẻ.

Thứ hai, thấu hiểu trẻ em giúp chúng ta nhìn nhận và đáp ứng đúng đắn đến những khó khăn và nhu cầu của chúng. Mỗi trẻ em đều có đặc điểm và hoàn cảnh riêng, do đó chúng ta cần quan tâm tới những yếu tố như môi trường sống, sức khỏe, giáo dục và các quyền lợi cơ bản của trẻ để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho họ.

Cuối cùng, lắng nghe và thấu hiểu trẻ em tạo ra một môi trường trò chuyện mở, giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi và sự tin tưởng giữa trẻ em và người lớn. Việc này rất quan trọng để trẻ cảm thấy an toàn và phát triển đúng mức độ của mình.

Với tầm quan trọng của vấn đề này, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta tạo ra một môi trường lắng nghe và thấu hiểu trẻ em. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách:

Dành thời gian để hoạch định và tạo ra những cơ hội cho trẻ thể hiện ý kiến và chia sẻ suy nghĩ của mình
Đặt câu hỏi thăm dò để hiểu rõ hơn về cảm xúc và nhu cầu của trẻ
Khuyến khích trẻ tham gia vào quyết định liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ
Tạo ra một môi trường an toàn và tin cậy để trẻ có thể mở lòng và chia sẻ những điều quan trọng với chúng ta
Trên hết, chúng ta luôn phải nhớ rằng trẻ em là những cá nhân có quyền được lắng nghe và thấu hiểu. Hãy là người lớn mạnh mẽ, tạo điều kiện và cung cấp những tài liệu thiết thực để tạo ra một thế giới tốt đẹp cho trẻ em của chúng ta.

29 tháng 4 2022

Gợi ý:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khẳng định thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã.

* Thưởng thức ca Huế:

- Thời gian: thưởng thức vào đêm, khi ánh trăng đã lên cao.

- Không gian:

+Trên thuyền rồng, trang trí lộng lẫy.

+Xuôi dòng sông Hương đầy thơ mộng, trữ tình.

- Cảnh vật:

+Trăng lên cao, tỏa sáng bốn phương.

+Sóng vỗ mạn thuyền rì rào không ngớt

+Thiên Mụ mờ ảo trong sương càng làm tăng thêm không khí cho buổi thưởng thức âm nhạc.

+Tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng

=> Đây là bức phông nền hoàn hảo cho ca Huế cất lên.

- Con người

+Ca công: trẻ, trang trọng, duyên dáng

+Nhạc công: điêu luyện, trau chuốt, lay động chốn này

+Trút bỏ mệt mỏi, lo toan, hòa mình vào không gian nghệ thuật.

+ Người nghe vừa thưởng thức âm nhạc vừa ngắm cảnh về đêm.

=> Cảm nhận cả chiều sâu nội tâm của con người Huế.        

=> Thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã, không chỉ giúp ta thư thái tâm hồn mà còn giúp mỗi người nghe hiểu hơn về con người và cuộc sống của đất Huế mộng mơ.

8 tháng 11 2019

 Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

.....Nghĩa thứ 2 của bài thơ rõ ràng là nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của cn, nh~ ng` phụ nữ VN trog XHP.kiến xưa:

                                   ''Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                     Bảy nổi 3 chím vs nc non''

 Hai câu đầu vừa tả nhan sắc, vừa kể về thân phận cn. NV trữ tình dùng đại từ''em''để xưng hô:''Thân em'', gần gũi vs cách nói của bt bao bài ca dao - dân ca quen thuộc, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, cô gái, hay người phụ nữ tự giới thiệu mình''vừa trắng lại vừa tròn''. Nghệ thuật dùng từ thật khéo. Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc, phẩm hạnh người phụ nữ. Phụ nữ VN đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu. Phẩm hạnh cx nhân hậu, ứng xử trc sau trọn vẹn, thủy chung. Với từ ''tròn'' ý nghĩa của thơ trở nên lấp lánh, tờ mờ khiến người đọc k thể suy nghĩa vội vàng. Ai đó hiểu giản đơn rằng : câu thơ tả h/ả người phụ nữ vừa trắng trẻo vừa tròn trịa...thì thật nực cười. Đọc thơ, nhất là thơ trữ tình, ta k chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực mà phk tưởng tượng, suy ngẫm rộng và sâu để hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa ẩn dụ, hiểu đúng tinh thần của ngôn ngữ và cảm xúc của t/g. Gt về ng` phụ nữ như cách nói ở câu thơ thứ nhất, Hồ Xuân Hương k chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn, đức hạnh bên trong, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em. Tiếp sau đến câu thơ thứ hai, giọng thơ có chút trùng xuống để kể về thân phận chị em : ''Bảy nổi 3 chìm vs nc non'' . Thành ngữ dân gian ta có câu : ''ba chìm 7 nổi chín lênh đênh'' dủng để tóm tắt cuộc đời cn, nhất là người phụ nữ trong XH xưa. Hồ Xuân Hương đã sử dụng câu thành ngữ một cách sáng tạo trog thơ của mình, nêu rõ cuộc đời long đong, chìm nổi, vất vả của con người. Cụm từ''với nc non'' nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi, vất vả ấy. Giới từ''với'' đi liền cùng h/ả ''nc non'' cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng, vì con và vì cả mn, cả non sông, đất nc. Một cuộc đời xả thân, vị tha như thế cao cả bt bao nhiêu, đáng cảm thương và đáng trân trọng bt bn....