K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm long là một câu chuyện kể thời trung đại. Câu chuyện tuy ngắn nhưng có nhiều tình huống hay gợi sự hấp dẫn cho những ai đã từng đọc nó. Tuy nhiên, ai đã từng xem qua truyện hẳn đều có chung nhận định: tình huống "Thái y lệnh với người nông dân và viên sứ giả” là tình huống gay cấn nhất. Đó là chi tiết giúp bộc lộ toàn bô vẻ đẹp phẩm chất của người thầy thuốc.

Vào một năm mất mùa, nhân dân đói kém, sinh bệnh ốm liên miên. Một hôm, có người nông dân hối hả chạy đến thưa rằng:

-  Trong nhà có người xem ra nguy kịch vô cùng, mong ngài đến giúp.

Nghe xong chẳng chút chần chừ, thái y lệnh khoác túi thuốc đi ngay. Nhưng vừa ra đến cổng ngài gặp sứ giả do vương sai tới:

-  Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám - vị sứ giả kia truyền lệnh.

Nhưng vị lương y đáp:

-   Bệnh đó không nguy, nay mạng sống của người đàn bà này chỉ còn trong gang tấc, không đi nhanh ắt không chữa kịp.

Quan trung sứ tức giận nói:

-  Ông định cứu mạng người mà không cứu mạng mình sao?

Thái y lệnh đáp:

-  Tôi có tội nhưng tính mệnh còn trông chờ vào chúa thượng. Còn người kia nếu không kịp chữa sẽ chết, chẳng biết trông cậy vào đâu.

Nói rồi ông cùng người nông dân đi cứu người đàn bà đó.

Cuối cùng, thái y lệnh được tha, không những thế ông còn được khen là thầy thuốc giàu y đức. Nhưng xét từng tình huống, việc thái y lệnh đi cứu người đàn bà đang nguy kịch thay vì vào cung khám bệnh là mắc phải tội phạm thượng khi quân. Và nếu phải một ông vua chuyên chế chắc thái y lệnh đã mất mạng rồi. Nhưng điều quan trọng là ở chỗ một người lụy biết nếu không tuân lệnh mình sẽ mất đầu mà vẫn quyết đi cứu người tính mạng đang nguy kịch. Hành động đó khẳng định bản chất và y đức tuyệt vời của người thầy thuốc. Đồng thời cũng khẳng định một chân lý: người thầy thuốc không chỉ có tài chữa bệnh mà còn phải có một tấm lòng nhân đức, yêu thương bệnh nhân đến mức không hề run sợ trước uy quyền và cám dỗ.


 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 9 2023

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao

- Kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm

- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của tác giả. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Trong khung cảnh của buổi sáng trong quá khứ, hình ảnh người mẹ được tái hiện một cách chân thực, gần gũi. Bài thơ muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng hãy biết yêu thương và trân trọng những giây phút được ở bên cạnh mẹ của mình.

13 tháng 9 2023

- Một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn:

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong ra ngựa, ta cũng vui lòng.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đợi trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn:

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong ra ngựa, ta cũng vui lòng.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đợi trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta.

Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ "Lòng rượi buồn", "Chập chờn sống lại","nhớ","chửa xoá mờ"

Tình cảm, cảm xúc của tác giả: tiếc nuối và xen chút hoài niệm. Tác giả khao khát được một lần về quá khứ thời niên thiếu của mình để được ở bên mẹ lâu hơn. Dần dần ước mong ấy trở thành tiếc nuối khôn nguôi vì không thể thực hiện được

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Thầy bói xem voi là câu chuyện dân gian Việt Nam thuộc thể loại ngụ ngôn châm biếm ở Việt Nam và trở thành câu thành ngữ tương tự. Nguồn gốc của câu chuyện này từ những câu chuyện ngụ ngôn về Con voi và những kẻ mù (Blind men and an elephant) bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn Trung Hoa cổ đại, từ đó nó đã được truyền bá rộng rãi. Đó là câu chuyện về một nhóm người mù chưa từng gặp voi bao giờ và họ đã tìm hiểu và hình dung ra con voi bằng cách chạm vào nó. Mỗi người mù cảm nhận thấy một bộ phận khác nhau của cơ thể voi, nhưng chỉ một bộ phận riêng lẻ. Sau đó, họ mô tả con voi dựa trên kinh nghiệm hạn hẹp của họ và mô tả của họ về con voi khác nhau. Trong một số phiên bản, họ nghi ngờ rằng người kia không trung thực và họ ra tay đánh nhau.

tác dụng:

-giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, cội nguồn đặc điểm, cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế

-Thể hiện tình yêu của tác giả dành cho xứ Huế

30 tháng 3 2023

Em cần sử dụng thao tác nháy đúp chuột trong những tình huống nào sau đây?

A. Khởi động một phần mềm trên màn hình nền.

B. Chọn lệnh New Folder trên dải lệnh Home của cửa sổ làm việc với tệp và thư mục để tạo thư mục mới.

C. Mở một thư mục trên máy tính.

13 tháng 9 2023

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.