K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Những biện pháp tác giả đã sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ tư:

- Biện pháp nhân hóa: Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều,...

- Biện pháp điệp từ: cao hoài - cao vợi

- Biện pháp so sánh: Tiếng hót long lanh như cành sương chói

- Biện pháp ẩn dụ: Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi…

=> Chú chim cũng có cuộc sống, có tâm hồn, tình cảm như con người. Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cảm giác về một cuộc sống yên bình, tự do, hạnh phúc; cuộc sống gần gũi với thiên nhiên và cũng là ước nguyện về một tương lai ấm no.

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 
 

Sử dụng phép tu từ  so sánh và sử dụng từ láy cho bài văn thêm sinh động, hồn nhiên vui tươi, thơ ngây đúng như cái tuổi của Lượm- cái tuổi đượm nhiều kỉ niệm và mơ ước, thể hiện sự nhanh nhẹn của chú bé khi làm công việc liên lạc!

3 tháng 8 2016

ế, từ láy là những từ nào thế, mình biết là biện pháp tu từ là so sánh rồi

1 tháng 5 2021

Theo mik, Là biện pháp nhân hóa vì câu "Ngày Huế đổ máu"

Tác dụng khiến câu hay hơn

là biện pháp hoán dụ.

Biện pháp ấy có tác dụng làm câu văn trở nên sinh động và nêu rõ nội dung khổ thơ muốn truyền đạt.

28 tháng 4 2023

 Cả hai khổ thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá (gọi chim ơi, chim có thể nói, tròn bụng sữa…)

à Nhấn mạnh hình ảnh con chim cũng như hình ảnh thiên nhiên trở nên vừa gần gũi vừa sinh động trong mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chan hoà với con người. Qua đó không chỉ gợi ra vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của tự nhiên và còn khẳng định tình yêu và trân trọng tự nhiên của nhà thơ.

21 tháng 8 2023

khổ thơ nào vậy em?

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

7 tháng 5 2019

Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng: các từ láy góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm xinh xắn, đáng yêu, nhanh nhẹn.

7 tháng 5 2019

các từ láy : loắt choắt , xinh xinh,thoăn thoắt ,nghênh nghênh.

các biện pháp tu từ:nhân hóa "như con chim chích nhảy trên đường vàng"

cách sử dung các từ láy làm giàu âm điệu ,đoạn thơ trở nên sinh động .sử dụng biên pháp tu từ làm nổi rõ hình ảnh chú bé liên lạc vui tươi yêu đời tham gia cách mạng

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng 

Lời giải chi tiết:

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.

4 tháng 3 2023

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.