K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nêu thực trạng về vấn đề bảo vệ môi trường

a) Bảo vệ môi trường không khí 

-Bảo vệ môi trường không khí hiện cũng là vấn đề được nhà nước rất quan tâm, chú trọng song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bất cập trong công tác thực hiện.

-Người dân đã được tuyên truyền ,nhắc nhở-để nâng cao ý thức góp phần bảo vệ môi trường

-Các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước. Các hoạt động sản xuất giờ đã được nhà nước quản lí chặt chẽ hơn

...........

b) Bảo vệ môi trường nước 

-Các hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường nước đã và đang được xây dựng ,hoàn thiện 

-Nhà nướcđang đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.

-Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.

.........

NG
1 tháng 11 2023

- Sử dụng năng lượng tái tạo: Nhiều quốc gia châu Âu, như Đan Mạch và Đức, đã đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời. Họ thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng này để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

- Quản lý rừng bền vững: Các nước châu Âu như Thụy Điển và Phần Lan có chính sách quản lý rừng bền vững, đảm bảo rừng được duy trì và phục hồi sau khi được khai thác. Điều này giúp bảo vệ đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng không khí.

- Chất lượng không khí và xe điện: Các thành phố châu Âu thúc đẩy việc sử dụng xe điện và các phương tiện giao thông sạch hơn để giảm ô nhiễm không khí. Họ cũng thiết lập các khu vực hạn chế xe và khuyến khích sử dụng xe đạp và hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.

- Quản lý và tái sử dụng chất thải: Các nước châu Âu áp dụng các chính sách nghiêm ngặt về quản lý chất thải và tái sử dụng. Họ thúc đẩy việc tái chế và sử dụng lại sản phẩm để giảm ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.

- Bảo tồn các khu vực tự nhiên độc đáo: Các nước châu Âu đầu tư trong việc bảo tồn các khu vực tự nhiên độc đáo như công viên quốc gia và khu vực thiên nhiên hoang sơ. Điều này giúp bảo vệ động, thực vật, và cảnh quan thiên nhiên quý báu.

NG
20 tháng 9 2023

- Sử dụng những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật, có các biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bền vững.

19 tháng 9 2023

Ví dụ: Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Anh

-  Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Anh:

+ Tài nguyên đất: Anh có khoảng 69% tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng các loại cây lúa mì, khoai tây, yến mạch, củ cải đường…).

+ Khoáng sản: Là quốc gia có nhiều khoáng sản, đặc biệt là các kim loại màu như thiếc và đồng,... Khoáng sản được sử dụng cho các ngành công nghiệp với mục đích phát triển kinh tế.

+ Tài nguyên tái tạo: Do nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trên thế giới ngày càng cao, việc kinh doanh sản xuất điện từ gió đang phát triển nhanh chóng tại Anh.

-  Bảo vệ môi trường ở Anh:

Là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 1. Vì vậy, từ những năm 1784 Anh đã phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, đến nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên bảo vệ môi trường là vấn đề được Anh quan tâm hàng đầu.

NG
19 tháng 9 2023

Môi trường

Biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Môi trường

xích đạo

- Thực hiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây trồng

- Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao…) theo quy mô lớn

- Bảo vệ rừng và trồng rừng.

Môi trường

nhiệt đới

- Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả

- Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu

- Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản

- Chú trọng xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

- Thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển du lịch.

Môi trường

Hoang mạc

- Tạo các ốc đảo: người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thưc; chăn thả gia súc theo hình thức chăn nuôi du mục.

- Chú trọng hoạt động khai thác dầu khí và du lịch

- Thành lập “vành đai xanh” để chống lại tình trạng hoang mạc hóa

Môi trường

Cận nhiệt

- Trồng một số loại cây ăn quả, cây lương thực và chăn nuôi gia súc.

- Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản và du lịch

- Áp dụng nhiều biện pháp để chống khô hạn và hoang mạc hóa

9 tháng 3 2023

Cách thức để con người khai thác:

+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,...), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mảnh ruộng nhỏ.

+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.

+ Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.

Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:

Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,...

19 tháng 1 2023

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:
- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất. 

NG
19 tháng 9 2023

Các biện pháp bảo vệ môi trường: thành lập khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…

1 tháng 11 2023

Biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu :

+ Tăng cường kiểm soát các nguồn chất thải

+ Xử lí nước thải sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường 

+ Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển 

+  Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước.

Biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu :

+ Kiểm soát lượng khí thải

+ Giảm khí thải CO2 vào khí quyển bằng cách đánh thuế đặc biệt  

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh ,sử dụng năng lượng tái tạo

+ Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích đi xe đạp hoặc đi bộ.

ngầu rứa m

1 tháng 11 2023

Biện pháp bảo vệ môi trường nước và không khí ở châu Âu có thể được phân tích theo các khía cạnh sau:

1. Quản lý ô nhiễm nước: Châu Âu đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm nước, bao gồm việc xử lý nước thải, kiểm soát sự xả thải công nghiệp và nông nghiệp, và giám sát chất lượng nước.

2. Quản lý ô nhiễm không khí: Châu Âu đã đưa ra các biện pháp để giảm ô nhiễm không khí, bao gồm việc giới hạn khí thải từ các nguồn gây ô nhiễm như xe cộ, nhà máy và lò đốt, cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và sạch hơn.

3. Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo: Châu Âu đã đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió, thủy điện và nhiệt điện sinh học để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. 

4. Giám sát và đánh giá: Châu Âu đã thiết lập các cơ quan giám sát và đánh giá để theo dõi chất lượng nước và không khí, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường, và đưa ra các biện pháp cần thiết để cải thiện tình hình môi trường.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biện pháp bảo vệ môi trường ở châu Âu có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào từng quốc gia và khu vực cụ thể. 

1 tháng 11 2023

cảm ơn b nha mai tui thi r