K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.Đoạn 1Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. (Theo Vũ Tú Nam)Đoạn 2Rô ron bám...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

Đoạn 1

Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài mảnh trên nền đất. Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. 

(Theo Vũ Tú Nam)

Đoạn 2

Rô ron bám theo vây rô mẹ, tung tăng len lỏi quanh các nhánh cây, rễ cỏ ngập nước. Nó nô nghịch như một đứa trẻ hiếu động. Khi thì nó ngậm một cái rễ cỏ kéo mạnh cho chìm xuống rồi phóng vút qua như một mũi tên. Lúc nó lại ngoi lên như đang chơi trốn tìm, đảo mắt nhìn theo bóng gã chuồn chuồn. Nó tròn miệng thở, làm mặt nước nổi lên một cái bong bóng nhỏ tí xíu như hạt ngọc trong suốt trên mặt nước.

(Theo Nguyễn Văn Chương)

Đoạn 3

Cái vòi của voi con thật kì lạ. Gần như không có việc gì mà chú không dùng đến vòi. Chú dùng vòi để thở, để nhận biết lá lành hay lá độc, để phun bụi đất phủ lên lưng vào những trưa nắng, để dò đường và rẽ lối đi trong rừng... Đặc biệt, vòi còn giúp voi con biểu lộ tâm tình: chú đập vòi chan chát xuống đất khi giận dữ, đu đưa vòi khi thoải mái, yên tâm. Nhưng vượt lên tất cả, cái vòi giúp voi con tồn tại: voi con dùng vòi để hít nước khi khát, để bẻ cành và vơ cỏ lên miệng khi ăn... 

(Theo Vũ Hùng)

a. Mỗi đoạn văn tả con vật nào?

b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?

c. Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn nào? Vì sao? 

1
25 tháng 9 2023

tham khảo

a. Đoạn 1: Tả con ong

Đoạn 2: Tả cá rô ron

Đoạn 3: Tả chú voi

b. Những từ ngữ in đậm giúp việc miêu tả các con vật trở nên sinh động,  gợi hình ảnh, cảm xúc hơn, giúp người đọc dễ liên tưởng, cảm nhận con vật đó.

c. Em thích cách miêu tả con voi trong đoạn văn 3. Vì ở đoạn văn này đã sử dụng biện pháp nhân hóa, gọi con voi là chú.

ĐỀ SỐ 2. I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch,   Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng  Nghe con bước, lòng vui phơi phới. Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:  "Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 2.

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch,

 

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng 

Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: 

"Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?"

 

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: 

"Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, 

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến."

 

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm khẽ nói:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!"

 

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ trên

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: 

" Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ của con" 

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố tự sự trong bài thơ trên

Câu 5. Nhận xét về cảm xúc và tình cảm của người cha dành cho con được thể hiện trong bài thơ trên.

Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày điều em tâm đắc nhất khi đọc bài thơ trên.

 

giúp mik vs ạ

0
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn... ( Thiên Lương)

Bài văn miêu tả mấy loại chim?

A. 5 loại chim.

B. 6 loại chim.

C. 7 loại chim

3
1 tháng 12 2019

Đáp án C

4 tháng 12 2021

 fe

j k qsf

 jksdojnbpgiuwrKh 

Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“ … Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong, chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như thể đang đồng hành cùng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“ … Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong, chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như thể đang đồng hành cùng con nước dềnh dàng theo hướng Cửa Tùng mà về với đại dương bao la. Ai hay, cái con sông hiền lành như thế lại có một thời là nơi “tỳ vai của chiếc đòn gánh nặng hai đầu đất nước”; từng là chứng nhân của “nỗi đau chia cắt bên ni bên nớ dằng dặc hai chục năm ròng”. Trong ánh bình minh buổi sớm, đôi bờ Hiền Lương chẳng khác gì bức bích họa. Dòng nước lững lờ buông trôi một cách thơ mộng dưới gầm cầu hai sắc vàng xanh (1) khiến cho cảnh vật đôi bờ tuyến lửa hiện lên thật thanh bình. Từ điểm phân ranh giới ở giữa cây cầu trông sang mạn Bắc ta vẫn thấy đó lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cùng với khát vọng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” đang phần phật tung bay ngạo nghễ kiên cường trên cột cờ giới tuyến. Ngó về phía bờ Nam, ta không chỉ nhìn thấy cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" mà thấy cả nguyên vẹn, sừng sững những tháp canh, lô cốt tựa như những vết sẹo găm vào dòng chảy của thời gian làm hằn lên bao vết đau thương chưa thể chữa lành, khiến cho đất mẹ vẫn đang còn âm ỉ nhói đau

Ao ước mãi thế rồi cũng có ngày ta đến được nơi này. Con sông giới tuyến. Dòng chảy của những khát vọng cùng với bao nỗi thương nhớ, chia ly, xa cách. Đứng giữa đôi bờ nhớ thương, trong nắng gió chênh chao, bâng khuâng lặng ngắm con sông lịch sử với một dòng xanh trong êm ả đang lững lờ trôi như thể bao con sông khác của khúc ruột miền Trung hướng về phía biển giữa bạt ngàn cỏ dại hoang sơ mướt xanh được điểm xuyết bởi những chòm xuyến chi nhị vàng cánh trắng nở êm đềm, rung rinh phía dưới chân cầu, bỗng thấy đâu đó trong mình như thể đang ngân lên điệu hò da diết: “Cầu Hiền Lương ai tường mấy nhịp/ Thiếp thương chàng nỏ biết mấy mươi/ Cách nhau chỉ tấc gang thôi/ Tại răng không ngỏ đôi lời cùng nhau”. Thế đấy!   Đâu còn còn cuộc chiến sắc màu hay cái cảnh chọi cờ, đấu loa của hai bờ Bắc – Nam. Dòng sông, cây cầu và đôi bờ thanh bình quá! Cứ ngỡ như chiến tranh với những bom rơi đạn nổ chưa từng đi qua chốn này.”.

(“Đôi bờ Hiền Lương, hò hẹn mãi thế rồi cũng đến”, theo “Phương Nam văn hóa và phát triển”, ngày 20/9/2018)

Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản về thể loại của trích đoạn văn bản trên? (0.5 đ)

giúp em với ạ

0
trời nắng gắt.Còn ong xanh biếc to bằng quả ớt  nho lướt nhanh trên những cặp chân dài và mảnh trên nền đất...Nó dừng lại,ngước đầu lên,mình nhún nhảy rung rinh,gio hai chan truoc vuot râu rồi lại bay lên,đậu xuống thoăn thoắt và khắp mạnh vươn.Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm.                                                                                                                                       ...
Đọc tiếp

trời nắng gắt.Còn ong xanh biếc to bằng quả ớt  nho lướt nhanh trên những cặp chân dài và mảnh trên nền đất...Nó dừng lại,ngước đầu lên,mình nhún nhảy rung rinh,gio hai chan truoc vuot râu rồi lại bay lên,đậu xuống thoăn thoắt và khắp mạnh vươn.Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm.                                                                                                                                                                                                        a] tìm các từ chỉ hoạt động của con ông                                                                                                                                                              b] qua những từ ngữ vừa tìm được,em thấy con ong là con vật như thế nào ?

1

a, từ chỉ hoạt động của con ong:lướt,dừng,ngước đầu,nhún nhảy,giơ 2 chân,vươn râu,bay lên,đậu xuống,đi,tìm kiếm.

b,Từ những từ ngữ vừa tìm được cho ta thấy con ong ở trên là 1 con ong hồn nhiên,lạc quan và yêu đời.

2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1)              Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối...
Đọc tiếp


2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1) 
 

            Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả. (Đoạn 2)
(Giàn mướp - Vũ Tú Nam)

Câu 1. Câu văn sau tác giả dùng biện pháp tu từ gì? Con hãy nêu cách hiểu của mình về câu đó.
Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát.
Câu 2. Con hãy nêu nội dung chính của 2 đoạn trích trong phần trên?
Câu 3. Từ đoạn văn trên, con hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp.

Hướng dẫn:
1. Mở đoạn
- Qua bài "Giàn mướp", nhà văn Vũ Tú Nam đã tạo nên một bức tranh chốn thôn quê thơ mộng với hình ảnh giàn mướp...(thân thuộc, giản dị, bình yên...)
- Bước vào trang văn, hình ảnh giàn mướp khiến ta nhớ về...
2. Thân đoạn
2.1. Nội dung
- Giàn mướp cạnh ao nước: xanh mướt, đầy sức sống, tươi mới....
- Những bông hoa mướp xòe nở, vàng... (biện pháp tu từ)
- Bóng hoa mướp chiếu xuống mặt nước -> chú cá vui nhộn, bơi quanh...
- Khi hoa mướp tàn, quả mướp xuất hiện...
- Giàn mướp sai quả
- Những bạn nhỏ hái không xuể -> mang đi biếu người thân: tình cảm gia đình, quên hương - gần gũi, đáng yêu...
2.2 Nghệ thuật
- Sử biện pháp: so sánh, nhân hoá
- Ngôn từ, hình ảnh: gần gũi, thân thuộc, giản dị...
3. Kết đoạn
- Cảm xúc: thân quen, dạt dào tình cảm ...
- Có lẽ nhà văn đã gửi gắm những tình yêu với quê hương...

0
7 tháng 10 2018

em chỉ trả lời câu b dc thui 

đoạn văn trình bày nội dung theo cách miêu tả.

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.                                              ‘Hai cha con bước đi trên cát                                              Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.                                              Bóng cha dài lênh khênh                                              Bóng con tròn chắc nịch.                                               Sau trận mưa đêm rả...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. 

                                             ‘Hai cha con bước đi trên cát

                                              Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.

                                              Bóng cha dài lênh khênh

                                              Bóng con tròn chắc nịch.

 

                                              Sau trận mưa đêm rả rích

                                              Cát càng mịn,biển càng trong.

                                                 Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng,

                                                 Nghe con bước lòng vui phơi phới.’’

                                                                                  (Trích ngữ văn 6-tập 2)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên ?

Câu 3: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?

Câu 4: Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và tác dụng của nó ?

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?

giúp mk vs ạ

1
17 tháng 3 2022

c1

Trích văn bản : Những cánh buồm 

Tác giả : Hoàng Trung Thông

c2

Thể thơ: tự do

c3

PTBĐ : biểu cảm, tự sự, miêu tả

c4

Các từ láy :rực rỡ,  lênh khênh, rả rích, phơi phới

Tác dụng : -Làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm

                -Góp phần miêu tả cảnh 2 cha con dạo chơi trên biển

c5

   -Nội dung : Cảnh hai cha con dạo chơi trên biển

 

 

 

 

 

BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới

        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.

(Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn ngữ liệu trên

Câu 2: Xác định các trạng ngữ và nêu tác dụng của trang ngữ vừa tìm được

Câu 3:

a. Từ “chảy” trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

b. So với từ “chảy” trong các trường hợp dưới đây là hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa

- Nước đang chảy rất mạnh.

- Trời nắng nóng, nhựa trên đường đang chảy.

- Bị bố mắng nên cái mặt của nó cứ chảy ra.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ đoạn trích trên. 

 

1
19 tháng 3 2022

1. PTBĐ: miêu tả

2. TN: Trên quãng đồng rộng => TN chỉ thời gian

3. nghĩa chuyển

3. các từ chảy là từ nhiều nghĩa

4. Hs viết đoạn văn nêu cảm xúc