K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 9 2023

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:

+ Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc

+ Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

- Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

→ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.

NG
13 tháng 9 2023

Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:

- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

- Không gian đồng quê:

+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau

+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng

→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.

Tham khảo:

Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

 

- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân:

+ "Tháng Giêng mưa tơ rét lộc"

+ "Non thần....Xanh lên ngút ngát một màu"

+ "Cô gái Dao nào cũng đẹp/ Vòng bạc rung rinh cổ tay/ Ngù hoa mơn mởn ngực đầy"

+ "Con gái bản Tày...riêng nụ cười môi mọng"

- Bức tranh thiên nhiên và con người hiện ra với tông màu tươi sáng, tràn đầy sức sống của núi rừng khi mùa xuân về. Những người con gái khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, cùng nét cười duyên vừa duyên dáng là vừa hiền hậu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.

NG
13 tháng 9 2023

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà (hoàng hôn).

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

- Thời gian: khi mặt trời lặn, màn đêm buông xuống.

- Không gian: đồng quê xanh thẫm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 12 2023

- Thời gian: khi mặt trời lặn, màn đêm buông xuống.

- Không gian: đồng quê xanh thẫm.

NG
13 tháng 9 2023

- Các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:

+ Màu sắc: “nước trong veo”, “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”, “lá vàng”. Tạo nên các điệu xanh: Ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Âm thanh: “đưa vèo”, “đớp động”. Âm thanh tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" đã làm nổi bật khung cảnh tĩch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người.

+ Chuyển động: “sóng” – “hơi gợn tí”, “lá” – “khẽ đưa vèo”, “tầng mây” – “lơ lửng”. Chuyển động rất nhẹ, nói lên sự chăm chú quan sát của tác giả. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã được sử dụng thành công đem lại hiệu quả cao.

- Những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ: 

+ Ao thu với làn nước “trong veo”, sóng gợn nhẹ.

+ Bầu trời cao xanh lồng lộng.

+ Không gian yên tĩnh, vắng vẻ. Không gian bức tranh được khuôn gọn trong một chiếc ao.

+ Ngõ quanh co vắng vẻ là một hình ảnh rất quen thuộc và đặc trưng của không gian làng quê Bắc bộ.

+ Chủ thể trữ tình – người phác hoạ bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả câu câu cá.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.

- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.