K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 9 2023

Bối cảnh lịch sử:

- Không gian: Địa bàn hoạt động của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thời gian: Tháng 8 năm 1945.

- Những sự kiện quan trọng: Kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.

Cảm hứng của tác giả: vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Cuộc gặp gỡ trong không gian người chiến sĩ hành quân gặp cô gái ở bên đường của rừng lá đỏ

Không gian giúp em hiểu thêm được con đường kháng chiến chống gạiwc vô cùng nguy hiểm và gian nan.

Những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh vô cùng gian nan và nguy hiểm, điệp điệp trùng trùng, màu lá đỏ như  nhắc tới sự mất mát và máu của các chiến sĩ nhuộm đỏ nơi đây.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
14 tháng 9 2023

- Sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.

- Liên quan trực tiếp đến sự kiện có thật trong lịch sử dân tộc.

14 tháng 9 2023

- Tác giả: Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương, quê làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao; tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy; văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua. 

Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…

NG
13 tháng 9 2023

- Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng là:

+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.

+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.

+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…

+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.

- Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

10 tháng 11 2016
Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ. Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian. Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng. Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông. Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…). Hiện tượng điệp từ đã góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.
11 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều

vui

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Ba hình ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thể hiện người mẹ trong bài thơ: Hình ảnh “nắng mới” ở khổ thơ thứ nhất và thứ hai - là không gian, bối cảnh quen thuộc gắn với hành động, dáng hình thân thương của mẹ trong quá khứ - là tín hiệu nghệ thuật đánh thức kí ức về mẹ và tuổi thơ có mẹ ấm áp, tươi đẹp, êm đềm. Hình ảnh tiếp theo là màu “áo đỏ” mẹ đưa trước giậu phơi (khổ 2) và “nét cười đen nhánh” sau màu áo đỏ trong ánh trưa hè. 

- Qua ba chi tiết đó, hình ảnh người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu, trẻ trung, tươi tắn trong tâm hồn nhà thơ. Đây là những kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn của một đứa trẻ lên mười khi nhớ về mẹ. Ở thế giới của hoài niệm còn mãi, mẹ hiện ra giữa không gian bừng sáng của “nắng mới” - nguồn sáng mới mẻ, tươi đẹp, hân hoan - trong tay là tấm “áo đỏ” “người đưa trước giậu phơi”. Màu đỏ ấm nóng của tấm áo hòa với màu nắng mới, dường như cùng phản chiếu lên gương mặt dịu dàng, trẻ trung của mẹ. Và “nét cười đen nhánh” sau tay áo tạo nên một bức tranh thật đẹp. Nét cười ấy như tỏa nắng trên gương mặt mẹ. Hàm răng đen nhưng nhức hạt na. Nét vẽ phối hợp hài hòa màu sắc, đường nét,... đặc biệt là như được chạm khắc từ kí ức tuổi thơ hạnh phúc khi còn có mẹ của tác giả, càng làm nổi bật cảm giác “xao xác”, “não nùng”, “rượi buồn” khi trở về hiện tại.