K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

+ Duyên cớ trực tiếp: sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.

- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

- Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

Thay đổi bản đồ chính trị thế giới.

+ Thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản.

+ Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

+ Trong quá trình diễn ra chiến tranh, thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

3 tháng 6 2019

Đề tài:

- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

26 tháng 1 2017

Triển khai đề tài 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe (theo các ý sau)

- Tư thế hiên ngang, bình tĩnh (khi xe mất đi những hệ số an toàn)

- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động.

- Lạc quan, vui vẻ, trẻ trung

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vì Miền Nam phía trước.

24 tháng 8 2017

Đáp án là B

29 tháng 1 2022

a,khi có giặc ngoại xâm mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ còn cả dân tộc là một đội quân hùng mạnh

b,thay dấu chấm thành tư "và" nha

chúc bạn học tốt

29 tháng 1 2022

bn ơi mình thấy từ và ko đúng lắm

Những năm tháng chống Mĩ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ là những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hào hùng của...
Đọc tiếp

Những năm tháng chống Mĩ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ là những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hào hùng của người chiến sĩ. Hai khổ đầu bài thơ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa.

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của PTD được sáng tác năm 1969 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến.

Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó, tình yêu đất nước thiết tha… Trong dó, hai khổ đầu bài thơ đã đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa.

Hai câu thơ đầu bài thơ, nhà thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi hình ảnh những chiếc xe không kính bị bom đạn tàn phá nặng nề.

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Với ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu thản nhiên pha chút ngang tàng, chắc khỏe như tác phong người lính; tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không có kính. Tác giả dùng từ ngữ phủ định “không” điệp lại ba lần, chuyển sang ý khẳng định: những chiếc xe không kính vốn không phải là một chủng loại riêng, không phải là thiết kế của những nhà sản xuất mà bởi: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với các động từ mạnh “giật”, “rung” làm hiện lên hình ảnh những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích của bom đạn chiến tranh.

Hai câu thơ đầu cho thấy sự ác liệt của chiến trường những năm chống Mỹ.

Nhưng không ngờ, thiếu những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Với giọng thơ bình thản, nhẹ nhàng, kết hợp từ láy tượng hình “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ có tác dụng nhấn mạnh, gợi tư thế đàng hoàng, bình thản, chủ động của người lính lái xe. Ngồi trên ca bin những chiếc xe không kính là họ đã tự chọn làm mục tiêu nguy hiểm nhất, sẵn sàng dính bom đạn kẻ thù, vậy mà họ vẫn “ung dung”, nghĩa là không lo, không sợ, không run.

Điệp từ “nhìn”, kết hợp phép liệt kê đã miêu tả sự quan sát thật cẩn thận, bình tĩnh của một tay lái làm chủ tuyến đường, làm chủ tình huống. Người lính lái xe “nhìn đất” để quan sát đường đi đầy gập ghềnh hiểm trở, “nhìn trời” để quan sát máy bay địch”, “nhìn thẳng” về phía trước gợi tư thế chủ động thẳng tiến ra chiến trường đầy gian khổ, hi sinh nhưng không hề run sợ mà vững vàng, tự tin.

Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Nhịp thơ nhanh dồn dập như gợi ra những bước tiến ào ào băng mình của đoàn xe vận tải.

Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đập vào trong buồng lái. Điệp ngữ “ nhìn thấy”, nghệ thuật nhân hóa “ gió xoa mắt đắng”, từ láy “ đột ngột” và nghệ thuật so sánh đã diễn tả sự cảm nhận thế giới bên ngoài một cách chân thực, sinh động của người lính do những chiếc xe không kính đem lại.

Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính. Đó là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.

Các anh không chỉ “thấy gió vào xoa mắt đắng” mà còn “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Đó vừa là hình ảnh thực gợi tốc độ lao nhanh của đoàn xe trên đường đèo dốc đá núi, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng cho con đường của lí tưởng, con đường của lòng yêu nước của những người lính lái xe Trường Sơn.

Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cảlà hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

Có thể nói, hiện thực chiến trường trong khổ thơ trên chính xác đến từng chi tiết. Và đằng sau hiện thực đó là một tâm trạng, một tư thế, một bản lĩnh chiến đấu ung dung, vững vàng của người lính trước những khó khăn, thử thách khốc liệt của chiến tranh.

Như vậy, bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn sự khốc liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên ngang, bản lĩnh vững vàng của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Đọc lời thơ, ta nhận ra ở nhà thơ Phạm Tiến Duật là sự cảm phục, trân trọng dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng.

Với hai khổ thơ đầu nói riêng và bài thơ nói chung, Phạm Tiến Duật đã sáng tạo được một hình ảnh thơ độc đáo, qua đó làm nổi bật chân dung người lính lái xe Trường Sơn năm xưa với tư thế hiên ngang, dũng cảm. Toát ra từ bức chân dung ấy là vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam, là ý chí sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp cứu nước.

1
30 tháng 11 2023

Rồi bạn hỏi hay bạn trả lời

1 tháng 12 2023

tớ gửi nhờ ă c

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 10 2023

- Năm 938 thuộc thế kỉ X, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán.

- Năm 981 thuộc thế kỉ X, Lê Đại Hành chiến thắng quân Tống.

- Năm 1288 thuộc thế kỉ XIII, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông-Nguyên.