K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những năm tháng chống Mĩ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ là những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hào hùng của người chiến sĩ. Hai khổ đầu bài thơ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa.

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của PTD được sáng tác năm 1969 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến.

Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó, tình yêu đất nước thiết tha… Trong dó, hai khổ đầu bài thơ đã đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa.

Hai câu thơ đầu bài thơ, nhà thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi hình ảnh những chiếc xe không kính bị bom đạn tàn phá nặng nề.

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Với ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu thản nhiên pha chút ngang tàng, chắc khỏe như tác phong người lính; tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không có kính. Tác giả dùng từ ngữ phủ định “không” điệp lại ba lần, chuyển sang ý khẳng định: những chiếc xe không kính vốn không phải là một chủng loại riêng, không phải là thiết kế của những nhà sản xuất mà bởi: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với các động từ mạnh “giật”, “rung” làm hiện lên hình ảnh những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích của bom đạn chiến tranh.

Hai câu thơ đầu cho thấy sự ác liệt của chiến trường những năm chống Mỹ.

Nhưng không ngờ, thiếu những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Với giọng thơ bình thản, nhẹ nhàng, kết hợp từ láy tượng hình “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ có tác dụng nhấn mạnh, gợi tư thế đàng hoàng, bình thản, chủ động của người lính lái xe. Ngồi trên ca bin những chiếc xe không kính là họ đã tự chọn làm mục tiêu nguy hiểm nhất, sẵn sàng dính bom đạn kẻ thù, vậy mà họ vẫn “ung dung”, nghĩa là không lo, không sợ, không run.

Điệp từ “nhìn”, kết hợp phép liệt kê đã miêu tả sự quan sát thật cẩn thận, bình tĩnh của một tay lái làm chủ tuyến đường, làm chủ tình huống. Người lính lái xe “nhìn đất” để quan sát đường đi đầy gập ghềnh hiểm trở, “nhìn trời” để quan sát máy bay địch”, “nhìn thẳng” về phía trước gợi tư thế chủ động thẳng tiến ra chiến trường đầy gian khổ, hi sinh nhưng không hề run sợ mà vững vàng, tự tin.

Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Nhịp thơ nhanh dồn dập như gợi ra những bước tiến ào ào băng mình của đoàn xe vận tải.

Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đập vào trong buồng lái. Điệp ngữ “ nhìn thấy”, nghệ thuật nhân hóa “ gió xoa mắt đắng”, từ láy “ đột ngột” và nghệ thuật so sánh đã diễn tả sự cảm nhận thế giới bên ngoài một cách chân thực, sinh động của người lính do những chiếc xe không kính đem lại.

Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính. Đó là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.

Các anh không chỉ “thấy gió vào xoa mắt đắng” mà còn “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Đó vừa là hình ảnh thực gợi tốc độ lao nhanh của đoàn xe trên đường đèo dốc đá núi, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng cho con đường của lí tưởng, con đường của lòng yêu nước của những người lính lái xe Trường Sơn.

Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cảlà hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

Có thể nói, hiện thực chiến trường trong khổ thơ trên chính xác đến từng chi tiết. Và đằng sau hiện thực đó là một tâm trạng, một tư thế, một bản lĩnh chiến đấu ung dung, vững vàng của người lính trước những khó khăn, thử thách khốc liệt của chiến tranh.

Như vậy, bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn sự khốc liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên ngang, bản lĩnh vững vàng của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Đọc lời thơ, ta nhận ra ở nhà thơ Phạm Tiến Duật là sự cảm phục, trân trọng dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng.

Với hai khổ thơ đầu nói riêng và bài thơ nói chung, Phạm Tiến Duật đã sáng tạo được một hình ảnh thơ độc đáo, qua đó làm nổi bật chân dung người lính lái xe Trường Sơn năm xưa với tư thế hiên ngang, dũng cảm. Toát ra từ bức chân dung ấy là vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam, là ý chí sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp cứu nước.

1
30 tháng 11 2023

Rồi bạn hỏi hay bạn trả lời

1 tháng 12 2023

tớ gửi nhờ ă c

11 tháng 5 2017

Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật bởi xưa nay hình ảnh tàu xe đi vào thơ ca đều được lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại không ngần ngại đưa vào thơ của mình hình ảnh trần trụi, thực tế “những chiếc xe không kính”.

Hình ảnh những chiếc xe không kính là nhân chứng hùng hồn, chân thực cho hiện thực chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ.

Với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm cùng với nét tinh nghịch, ngang tàng hình tượng những chiếc xe không kính xuất hiện trong thơ như để thử thách con người, cũng như để khẳng định chất thép, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn.

12 tháng 5 2018

Ba khổ thơ đầu gợi lên hình ảnh những chiếc xe không kính, và hình ảnh người lính lái xe trên trong tư thế hiên ngang, lạc quan, coi thường nguy hiểm tiến về phía trước.

    - Hình ảnh tàu xe thường được mĩ lệ hóa đưa vào sáng tác nhưng những hình ảnh này càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu. Bom đạn chiến tranh làm chúng trần trụi hơn, biến dạng hơn. Những hình ảnh có hồn thơ hay nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được vào thành hình tượng độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.

1 tháng 8 2018

Những câu thơ trên trích trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

    - Bài thơ được sáng tác năm 1969 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt trên tuyến đường chiến lược.

    - Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi báo Văn nghệ 1969 và được đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.

24 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. Câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng BPTT điệp từ để tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.

2. Các động từ: giật, rung

Tác dụng: Cho thấy sự ác liệt của bom đạn chiến trường, nó làm cho mọi thứ gần như không còn được nguyên vẹn.

3. Chữ "đắng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Nhìn thấy gió là thuộc về thị giác, "xoa mắt đắng" lại thuộc về vị giác cảm giác, một sự chuyển đổi tài tình đã cho thấy những vất vả cực nhọc của những người chiến sĩ trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn gian khổ. Những gian nan, thiếu thốn khiến các chiến sĩ vô cùng khổ cực nhưng trong lòng vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, tinh thần chiến đấu ngoan cường.

4. "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" tức là đoàn xe vượt qua bao nỗi mất má, thiếu thốn, vẫn băng băng vào chiến trường. Câu hỏi đặt ra tại đây là điều gì đã tạo nên sức mạnh để đoàn xe vẫn hiên ngang, hùng dũng, kiên cường vượt qua bao lửa đạn ác nghiệt? Điều đó đã được giải thích qua câu thơ này đấy. Nó được gửi gắm qua hình ảnh "trái tim". Đây là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính lái xe, tái tim cầm lái. Đó là trái tim của lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, của tinh thần dũng cảm, ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã biến sức mạnh thành tinh thần giúp họ vượt qua tất cả.=) Cụm từ "chỉ cần- trài tim" nhà thơ muốn khẳng định cội nguồn của sức mạnh không phải là vật chất mà là ý chí của người chiến sĩ.

5. Hình ảnh người lính hiện lên trong sự hiên ngang và có chút ngang tàng. Tuy điều kiện còn khó khăn, bom đạn ở khắp mọi nơi nhưng người lính vẫn luôn lạc quan và bình thản
19 tháng 1 2017

Trong bom đạn chiến tranh hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu không làm khuất phục được ý chí chiến đấu lại khiến người lính lái xe bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh tế lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn. Họ chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả, tác giả đã khắc họa những ấn tượng sinh động khi đang ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe đã bị bom đạn làm mất kính. Những câu thơ tả thực tới từng điểm diễn tả cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra đường:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

Những hình ảnh thực như gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa thực vừa thơ, lại cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn nổ. Dù trải qua hiện thực chiến tranh khốc liệt những người lính vẫn hướng về phía trước, xem thường mọi hiểm nguy với tinh thần thể hiện cái hiên ngang, trẻ trung của tuổi trẻ.

Tham khảo:

 Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", đoạn trích đã khắc họa rõ nét những cảm giác khi điều khiển chiếc xe không kính của những người chiến sĩ. Trước hết, vì xe không có kính chắn gió nên gió cứ lùa thẳng vào buồng lái.  Nó làm cho người lái xe có cảm giác mắt trở nên khó chịu " gió vào xoa mắt đắng". Nhưng người lính lái xe đâu có thấy đau và nhàm chán. Người chiến sĩ thấy giữa mình và con đường không còn sự cách ngăn. Con đường vì miền Nam phía trước chạy thẳng vào tim. Dường như không gì có thể ngăn cách được tất cả tình yêu của người lính với Tổ Quốc. Con đường đến với niềm Nam máu thịt như hiện ra trước mắt người lính. Ngoài ra,  thiên nhiên rộng lớn ở bên ngoài cũng trở nên rõ nét với người lính. Họ thấy cả ánh sao hay thấy cả những con chim ngoài trời. Tâm hồn của người lính phải lãng mạn biết bao mới có được những cảm nhận tinh tế như vậy. 

Phép thế: Những từ gạch chân

PHẦN I (6.0 điểm) Mở đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết:Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.)Câu 1. (0.5đ) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2. (1.0đ) Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính....
Đọc tiếp

PHẦN I (6.0 điểm)

Mở đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.)

Câu 1. (0.5đ) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2. (1.0đ) Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ này.

Câu 3. (1.0đ) Xét về cấu tạo, “ung dung” là loại từ gì? Vị trí của từ “ung dung” trong câu thơ thứ ba có gì đặc biệt? Điều đó mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện ý thơ?

Câu 4. (3.5đ) Trong khổ thơ thứ hai “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính.

Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy hoàn thành đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 10 - 12 câu), trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép thế).

Câu 5. (0.5đ) Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ghi rõ tên tác giả.

2

Câu 1: 

Bài thơ được viết năm 1969, trong thời kì cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, lấy cảm hứng từ hiện thực những chiếc xe tải ngày đêm vận chuyển nhu yếu phẩm chi viện cho miền Nam ruột thịt trên tuyến đường Trường Sơn bị bom giật, bom rung khiến chúng đều không còn cửa kính, Phạm Tiến Duật đã sáng tác bài thơ này.

Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh chiếc xe không kính: 

- Hình ảnh tả thực từ những trải nghiệm chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn của tác giả

- Gợi lên sự khốc liệt của chiến tranh: Hằng ngày những người lính phải trải qua những giây phút sinh tử cận kề với cái chết trước mưa bom bão đạn của kẻ thù. Và chính những chiếc xe không kính chính là bằng chứng rõ nét nhất cho sự khốc liệt của chiến tranh. 

- Làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe: 

+ Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, lạc quan, bất chấp hiểm nguy

+ Vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội 

+ Tinh thần yêu nước ngời sáng 

+ Ý chí quyết tâm tiến lên phía trước vì lí tưởng cách mạng của những người lính cụ Hồ.

Câu 3: Từ "ung dung" là tính từ. Vj trí của từ "ung dung" ở câu ba được đảo lên đầu câu. Điều đó mang lại hiệu quả trong việc thể hiện ý thơ là: nhấn mạnh tư thế ung dung, khoan thai, bình tĩnh khi lái xe của những người chiến sĩ. Đó là tư thế của những người làm chủ hoàn cảnh giữa chiến trường đầy khắc nghiệt.

Câu 4: 

Trong khổ thơ thứ hai “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính. Tác giả gợi lên khó khăn người lính phải đối mặt bằng hình ảnh "gió", "con đường", "sao trời". Những hình ảnh ấy ( từ ngữ dùng làm phép thế ) mang đậm cảm hứng lãng mạn. Điều đặc biệt là đây không chỉ là những hình ảnh thực mà những người lính bắt gặp trên đường mà còn phản chiếu thế giới tâm hồn lãng mạn của người lính ( câu phủ định). Vì chiếc xe không có kính nên khi chạy, những cơn gió lùa vào khiến cho đôi mắt của những người lính phải "xoa mắt đắng", xe không kính nên tầm nhìn của những người lính cũng trở nên rõ ràng hơn "thấy con đường chạy thẳng vào tim", ánh sao và cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Điệp từ "nhìn" làm cho nhịp thơ trở nên hối hả tạo cảm giác thúc giục. Hình ảnh gió, con đường, sao, cánh chim còn thể hiện được phản chiếu trong tâm hồn đầy mộng mơ của những người chiến sĩ. Trong gian khổ, khốc liệt những người lính vẫn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt lạc quan, đầy chất trẻ và chất lính. Những khó khăn của hoàn cảnh đều được tâm hồn lãng mạn của tuổi trẻ "hóa giải" bằng những cảm nhận thật độc đáo gây thú vị cho người đọc. Những cơn gió thổi mạnh, sao trời và cánh chim lại trở thành người bạn đồng hành của những người chiến sĩ khi làm nhiệm vụ.

Câu 5: Tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê

5 tháng 3 2018

Bài thơ độc đáo ngay từ nhan đề tác phẩm.

Nhan đề tưởng dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc bởi vẻ độc đáo, lạ lẫm của nó.

Bài thơ làm nổi bật hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính.

    - Hai chữ bài thơ thêm vào cho thấy lăng kính nhìn hiện thực khốc liệt của chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ, hiên ngang, bất khuất, dũng cảm vượt qua thiếu thốn, gian khổ nguy hiểm của thời chiến.