K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2022

Trong những năm qua, với mảnh đất hiếu học có bề dày truyền thống, Cầu Giấy không chỉ là niềm tự hào của nguời dân Cầu Giấy về thành tích học mà còn là niềm tự hào của cả nước.Mỗi học sinh Cầu Giấy luôn coi nơi đây là cái nôi học tập, cần phải giữ gìn truyền thống hiếu học của các gia đình, dòng họ học tập mà ông cha ta đã dày công vun đắp.Tuy vậy nhưng dòng họ Nguyễn Như Uyên tôi vẫn thích nhất.Dòng họ này đã đạt được rất nhiều giải thưởng.Qua đó tôi sẽ lấy dòng họ Nguyễn Như Uyên làm gương để mai sau học thật dõi giống những người trong dòng họ Nguyễn Như Uyên.

Chúc bạn hoc tốt! hihi

2 tháng 5 2023

Lịch sử hình thành

Từ xa xưa, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cải cách hành chính, chia nước ta thành 29 tỉnh, kinh thành Thăng Long trở thành cấp tỉnh, Cầu Giấy thuộc Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; cuối năm 1889, thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Nội. Năm 1915, huyện Hoàn Long của Hà Nội sáp nhập vào tỉnh Hà Đông; Năm 1918, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1943, Cầu Giấy lại tách khỏi tỉnh Hà Đông và thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội (Đại lý Hoàn Long).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia lại đơn vị hành chính và qua nhiều lần đổi tên. Tháng 5/1946, Cầu Giấy thuộc khu Đại La, ngoại thành Hà Nội; năm 1947 thuộc quận IV, sau đó là huyện Trấn Tây; từ năm 1949 đến năm 1954 thuộc quận ngoại thành. Sau ngày Thủ đô được giải phóng, từ năm 1956 thuộc quận VI. Năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, bỏ các quận lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất quận V và quận VI. Nằm trong hệ thống làng cổ của huyện Từ Liêm, trên đất Cầu Giấy có thể phân ra thành mấy vùng dân cư cổ: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô); vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); vùng Giàn Kính Chủ (Trung Hòa).

 

 

Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây, đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống: Làng Nghề (Nghĩa Đô) có nghề làm giấy Sắc, là loại giấy dùng để viết sắc phong vua ban cho các quan và các vị thần ở các làng, nghề dệt lĩnh, lụa sớm nhất (cách đây khoảng trên 1000 năm); Làng Thượng Yên Quyết, Yên Hòa cũng có nghề làm giấy; Làng Vòng – Dịch Vọng có nghề làm cốm từ rất lâu đời, sản xuất kẹo  mạch nha có ở An Phú Nghĩa Đô, làng Giàn Trung Hòa có nghề làm tăm hương....

Trên đia bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Tại Nghĩa Đô có đền thờ Tướng quân Trần Công Tích và miếu thờ hai chị em họ Lê có công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống (Năm 981). Chùa Dụ Ân ở Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị tông thất nhà Lý là Lý Công Ẩn (tiêu biểu nhất trong số các học trò của cụ là Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt). Ở Dịch Vọng Tiền (nay là phường Quan Hoa) có chùa Hoa Lăng thờ mẹ của thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đã có công dạy dỗ, nuôi dưỡng vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn). Ở phường Dịch Vọng có Chùa Hà là di tích lịch sử văn hóa - cách mạng; phường Quan Hoa có di tích cách mạng gia đình cụ Hai Nhã, gia đình cụ Tạ Đình Tán ở Dịch Vọng là cơ sở đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên  ở Hà Nội.....

Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống hiếu học, là một trong những cái nôi văn hiến, có rất nhiều người học giỏi, đỗ cao, nhiều vị tiến sĩ đã làm rạng rỡ đất nước, quê hương như: Hoàng Quán Chi đỗ Đệ nhất Thái học sinh, khoa Quý Dậu đời Trần (1393) được tham dự triều chính; Nguyễn Quang Minh đỗ Đệ nhất Thái học sinh đời Hồ (1400), làm quan tới chức Nội thị hành khiển; Nguyễn Như Uyên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ (1469), từng giữ chức Tham tụng Lại Bộ thượng thư trưởng lục bộ sử, kiêm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, các cụ đều ở làng Cót (Yên Hòa). Ở Nghĩa Đô, có Nguyễn Lan đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ ba (1472); Đoàn Nhân Thục đỗ Đệ nhị tiến sĩ đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Thống thứ năm (1502). Ở Dịch Vọng, có Nguyễn Sần còn gọi là Nguyễn Tiên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ thời Lê (1554); Lê Thế Lộc đỗ Tam giáp tiến sĩ đời Mạc (1586); cử nhân, tú tài thì cả vùng có tới hàng trăm. Cầu Giấy còn là vùng đất thơ văn, các tác giả để lại các tác phẩm thơ văn, lịch sử có giá trị đối với quê hương và đối với cả nước: tiến sĩ văn học, nhà thơ Nguyễn Khả Trạc (Mai Dịch); soạn chế, biểu, chiếu, thơ, phú có Nguyễn Đình Hoàn (Nghĩa Đô). Thời cận đại có Hoàng Thúc Trâm - bút danh Hoa Bằng (Yên Hòa), biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt tác phẩm Quang Trung (1788-1792), viết trước cách mạng, được tái bản năm 1988 với tiêu đề “Quang Trung người anh hùng dân tộc”, tác phẩm được giải Thưởng nhà nước năm 2000. Thời hiện đại, ở Cầu Giấy còn có nhiều người nổi danh trong cả nước với sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật văn hóa, giáo dục như giáo sư Hoàng Xuân Sáng - chuyên gia vật lý nguyên tử thuộc Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pari, nữ Giáo sư - Tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính

 

 

Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cùng với nhân dân Huyện Từ Liêm, nhân dân quận Cầu Giấy có truyền thống rất đáng tự hào; trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, nhân dân Cầu Giấy đã kề vai sát cánh cùng với nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước làm nên những chiến thắng oanh liệt. Giữa năm 1941, Cầu Giấy được Xứ ủy Bắc kỳ chọn làm cơ sở bí mật của Xứ ủy, là đầu mối giao thông liên lạc giữa Hà Nội và các vùng trong Xứ ủy, các miền của cả nước, năm 1945, Cầu Giấy là “nơi đứng chân” của Thành ủy, tối ngày 15/8/1945, theo Chỉ thị của Xứ ủy, Thành ủy triệu tập hội nghị bất thường gồm các cán bộ và đội trưởng các đội công nhân xung phong, thanh niên xung phong ở Chùa Hà để rà soát lực lượng và bàn những công việc cấp bách chuẩn khởi nghĩa; tối 16/8/1945 tại nhà Bà Hai Nhã (thôn tiền, Dịch Vọng) Thành ủy và Ủy ban quân sự Cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa) họp hội nghị cán bộ mở rộng quyết định khởi nghĩa vào sáng ngày 19/8. Trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân Cầu Giấy vừa xây dựng, bảo vệ Thủ đô, vừa hăng hái chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, hàng nghìn thanh niên nghe theo tiếng gọi Tổ Quốc đã sẵn sàng lên đường tham gia chiến đấu, góp phần xương máu của mình để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau khi nước nhà độc lập, nhân dân Cầu Giấy lại tiếp tục đóng góp sức người, sức của vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc trong đó có chiến tranh Biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.

 

 

 

Thành tựu sau 20 năm xây dựng và phát triển

Từ vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Quận chưa đồng bộ. Sau hơn 20 năm qua, kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng và phát triển Quận về mọi mặt theo hướng văn minh – hiện đại; Kinh tế - Văn hóa - Xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.

Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và  Công nghiệp - Xây dựng”. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 29,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,45 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hóa luân chuyển và dịch vụ đạt 120,53 tỷ đồng. Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước đạt 7.982,487 tỷ đồng và không còn thành phần kinh tế nông nghiệp; tổng giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 206.137,270 tỷ đồng. Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút gần 400 doanh nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông. Thu ngân sách tăng từ gần 35 tỷ đồng năm 1998 lên hơn 6.850 tỷ đồng năm 2017 (tăng gần 196 lần).

Sự nghiệp văn hóa - xã hội liên tục đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong 20 năm qua, Quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tư cho giáo dục. Toàn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, nhiều năm liền dẫn đầu Thành phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10.

Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh ban đầu được nâng lên, 100% phường đạt chuẩn quốc gia y tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.

Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở. 8/8 phường đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển; nhiều điểm vui chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi được đầu tư lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn người được hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm. Năm 2017, quận Cầu Giấy không còn hộ nghèo theo tiêu chí trên địa bàn.

Công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày càng đi vào nền nếp. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết về giao thông, sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã đầu tư có hiệu quả phát triển nhanh hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều khu đô thị mới liên tiếp được xây dựng như: Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Trung Yên, Cầu Giấy, Dịch Vọng…Từ chỗ chỉ có vài tuyến phố chính được trải nhựa, còn lại hầu hết là đường làng, ngõ xóm chưa được kiên cố hóa, đến nay hệ thống giao thông, công viên cây xanh được đầu tư mở mang xây dựng đồng bộ như: đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công… ,02 công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân không chỉ của quận Cầu Giấy mà còn của nhân dân các vùng lân cận, đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo đô thị của quận.

Luôn coi trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang – công an, quân đội, các ngành nội chính trong sạch vững mạnh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận An ninh nhân dân vững chắc; công tác huấn luyện, diễn tập được duy trì thường xuyên, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội của quận luôn được đảm bảo, là cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quận.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt. Hai mươi năm qua Đảng bộ quận không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Khi mới thành lập, Đảng bộ quận có 33 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 3.600 đảng viên, đến tháng 6 năm 2018, Đảng bộ có 42 tổ chức cơ sở Đảng với 16.776 đảng viên; các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng thường xuyên được củng cố,  kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; chất lượng hoạt động, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền được nâng cao, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, đổi mới tác phong, phong cách làm việc trước hết là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu công việc. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội luôn được đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, làm nòng cốt trong các phong trào thi đua của Quận.

Ghi nhận những thành tựu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy phấn đấu và đạt được trong hơn 20 năm qua , Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2002); Huân chương Lao động hạng Nhì (2006); Huân chương Lao động hạng Nhất (2012); Huân chương Lao động hạng Ba lần thứ hai (2017).

 

 

 

16 tháng 12 2022
  • -Một số làng nghề truyền thống ở quận Cầu Giấy là:
  • 1. Làng Gốm Bát Tràng - Làng Nghề Cổ Tại Hà Nội 
  • 2. Làng Lụa Vạn Phúc – Làng Nghề Truyền Thống Ở Hà Nội
  • 3. Làng Nón Chuông - Làng Nghề Truyền Thống Tại Hà Nội 
  • 4. Làng Quạt Chàng Sơn - Làng Nghề Cổ Truyền Tại Hà Nội 
  • 5. Làng Rối Nước Đào Thục - Làng Nghề Truyền Thống Tại Hà Nội 
  • 6. Làng Nghề Tăm Hương Quảng Phú Cầu Hà Nội 
  • 7. Làng Nghề Thêu Ren Quất Động - Làng Nghề Cổ Truyền Tại Hà Nội 
  • 8. Làng Mây Tre Đan Phú Vinh - Làng Nghề Cổ Tại Hà Nội 
  • 9. Làng Đúc Đồng Ngũ Xã - Làng Nghề Cổ Ở Hà Nội
  • 10. Làng Nhạc Cụ Dân Tộc Đào Xá - Làng Nghề Cổ Truyền Hà Nội
  • 11. Làng Nghề Kim Hoàn Định Công - Làng Nghề Cổ Ở Hà Nội
  • 12. Làng Chuồn Chuồn Tre Thạch Xá
  • Cái tên đầu tiên không thể vắng mặt trong các làng nghề truyền thống tại Hà Nội đó là Làng Gốm Bát Tràng. Tọa lạc bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm tuổi là thiên đường của các đồ vật bằng gốm, gốm ở đây vừa rẻ vừa đẹp, đặc biệt khách tham quan có thể tự làm gốm theo sở thích của mình. 
  • - Chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ với mọi người xung quanh về nghề truyền thống, sử dụng các sản phẩm của nghề truyền thống, tham gia các lớp học làm sản phẩm truyền thống. - Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống.

-Gia đình, dòng họ của em trước đây không được phát triển cho lắm và rất khó khăn. Nhưng bằng ý chí vươn lên mà từ thời của ông bà em đã khá giả hơn trước rất nhiều. Bà em kể trước đây nhà em nghèo lắm, mẹ em học giỏi nhưng nhà chẳng có tiền; bà phải vay mượn khắp nơi để mẹ được đi học. Mẹ em học giỏi và có ý chí vươn lên nên sau này kiếm được việc làm ổn định trong cơ quan nhà nước. Cả 2 bên nội ngoại đều khó khăn nên khi bố mẹ em lấy nhau cũng không có gì ngoài một mảnh đất nhỏ. Sau nhiều năm chăm chỉ bố mẹ dành dụm được tiền xây nhà, lo được cho con cái ăn học, trả hết nợ với họ hàng và mua được ô tô,...2 bên ông bà đều rất tự hào về sự chăm chỉ, chịu khó học tập của bố mẹ em,...

-Đối với em đó là một truyền thống đẹp, đáng để giữ gìn và tôn vinh,...Truyền thống ấy nên được lưu truyền qua nhiều thế hệ hơn nữa để đời sau noi gương tốt của đời trước,...

-Các truyền thống em biết:

-Thờ cúng tổ tiên

-Truyền thống hiếu học

-Truyền thống lá lành đùm lá rách

...............

6 tháng 4 2022

Từ bao đợi này , gia đình dòng họ em luôn phát huy truyền thống Hiếu học . Tuy nhà nghèo , không đủ điều kiện nhưng gia đình , dòng họ em  vẫn luôn duy trì  truyền thống ấy. Hết đời này đến đời khác , vẫn tiếp tục làm như vậy . Không có gì thay đổi cả. Em còn nhớ , đời trước khi em sinh ra , thì gia đình em nghèo lắm , tiền không có để ăn nhưng gia đình vẫn cố gắng học hành giỏi Giang . Và trong gia đình , dòng học em , ông nội là người đã thi đỗ trạng nguyên . Cho đến tận bây giờ , gia đình , dòng họ em vẫn luôn tự hào khi gia đình mình có truyền thống Hiếu học .

Ý nghĩ : giúp em phấn đấu trong việc học , trong việc tìm tòi những bài học hay và thú vị . Giúp em học hành tốt hơn , để em nhìn vào tấm gương của gia đình em mà học hỏi .

Một vài truyền thống mà em biết :

- Truyền thống Đan nón

- Truyền thống Hiếu học 

- Truyền thống chèo thuyền 

- Truyền thống nghề y

- Truyền thống yêu nước

- truyền thống lá lành đùm lá rách , của ít lòng nhiều 

- Truyền thống đoàn kết .

8 tháng 12 2017

1. Nội dung:

a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học: Ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).

b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết: Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

- Những câu chuyện em đã được nghe.

- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc):

- Mở đầu câu chuyện thế nào?

- Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

23 tháng 2 2018

Giữ gìn an toàn giao thông không chỉ mang lại sự an toàn cho chính bản thân chúng ta mà còn ổn định tình hình giao thông và mang lại hạnh phúc cho mọi người. Trong tuần vừa qua, em đã được tham gia một hoạt động tình nguyện rất có ý nghĩa do liên đội phát động, đó là nhắc nhở các bạn học sinh chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông tại khu vực cổng trường.

Trong buổi chào cờ sáng thứ Hai, chúng em đã được nghe cô giáo tổng phụ trách đọc báo cáo tình hình giao thông khu vực cổng trường em. Do nằm gần trục đường giao thông lớn và gần chợ nên vào giờ đến lớp mỗi buổi sáng và mỗi khi tan trường, các bạn học sinh tập trung ở khu vực cổng trường, đã gây ra tình trạng lộn xộn, tắc nghẽn tuyến đường. Bên cạnh đó, nhiều bạn được bố mẹ đưa đến trường nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi bộ dưới lòng đường hoặc đi trên vỉa hè bên trái. Vì vậy, cô giáo đã yêu cầu các bạn học sinh toàn trường cần nghiêm túc thực hiện quy định về an toàn giao thông và phát động chương trình tình nguyện “Em là chiến sĩ giao thông”. Em rất vui khi nghe cô giáo thông báo và đã viết đơn xin tham gia đội tình nguyện, mong muốn được góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc làm ý nghĩa đó.

Theo sự phân công của cô giáo, chúng em được chia thành các đội, thay phiên trực các ngày trong tuần. Đội của em hoạt động vào mỗi buổi sáng và buổi chiều thứ Ba hàng tuần. Từ sáng sớm, em và các bạn đã có mặt, mặc đồng phục nghiêm túc và đeo khăn quàng đỏ. Chúng em nhắc nhở các bạn đi xe đạp cần ghi sát lề đường bên phải, khi sang đường cần quan sát tín hiệu đèn giao thông. Những bác phụ huynh đến đón các bạn đi học về, chúng em lễ phép chào hỏi và nhắc nhở các bạn ngồi sau xe máy cần đội mũ bảo hiểm cẩn thận. Khi vào cổng trường, chúng em yêu cầu các bạn dắt xe đạp vào bãi đỗ xe gọn gàng, không đi xe trong sân trường có thể gây tai nạn. Với những bạn cố tình vi phạm, chúng em sẽ ghi tên vào sổ liên đội.

Trải qua một tuần hoạt động của các nhóm tình nguyện, tình hình giao thông tại khu vực cổng trường em đã ổn định hơn. Không còn tình trạng tắc nghẽn tuyến đường, các bạn học sinh trong trường thực hiện nghiêm túc các quy định giao thông… Cô hiệu trưởng rất vui mừng và tuyên dương chúng em trước toàn trường. Cô mong muốn mỗi bạn học sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực, không chỉ ở trường mà ở mọi nơi mỗi khi tham gia giao thông.

Hoạt động tình nguyện “Em là chiến sĩ giao thông” của trường em vẫn được duy trì và ngày càng thêm nhiều bạn đăng kí tham gia. Em thấy rất vui và hạnh phúc khi được tham gia một hoạt động có ý nghĩa, góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Em mong rằng mỗi bạn học sinh hãy làm thêm được nhiều việc tốt để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh và thanh bình như lời dạy của bác Hồ:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình…

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh

23 tháng 2 2018

Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông nghiệp của xã An Bình.

Anh bị thương tại chiến trường biên giới Tây Nam, mất hẳn một chân phải và tay phải; ngực, bụng, lưng còn nhiều mảnh đạn. Năm đó, anh mới 18 tuổi đang học dở lớp 10 cấp Ba.
 
Anh nói: “Có thời kì nằm ở trại thương binh, mấy lần anh định tự tử vì thấy buồn và thất vọng quá ”. Nhưng rồi, các bạn thương binh cùng cảnh ngộ, một số bác sĩ ân cần chăm sóc, an ủi động viên, cuối cùng anh đã tìm ra ánh sáng cuộc đời mình. “Tàn mà không phế”, anh nhớ nhất lời dạy của Bác Hồ.
 
Trở về quê, anh vẫn buồn, nhất là những khi bạn bè cũ đi công tác xa trở về thăm gia đình, đến thăm anh. Nhiều đêm cứ thao thức trằn trọc mãi. Thầy giáo cũ năm học lớp 10 đã đến thăm anh. Rồi được lắp thêm chân giả. Anh chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thầy giáo cũ đã giúp Quang ôn tập, anh đã thi đỗ bằng Trung học bổ túc văn hóa.
 
Đọc báo, Quang biết trường Đại học tại chức tỉnh đang chiêu sinh lớp đào tạo kĩ sư Nông nghiệp. Anh viết thư cho Ban giám hiệu nhà trường nói rõ hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một thương binh. Chỉ 5 ngày sau, một cán bộ của trường đã đến tận gia đình giúp Quang hoàn chỉnh hồ sơ. Và anh đã xin theo học khoa chăn nuôi.
 
Với chiếc túi vải khoác vai đựng sách vở, tài liệu, có mũ tai bèo Giải phóng quân, dù mưa hay nắng, Quang lặn lội đến trường học tập. Anh vẫn tham gia đầy đủ các đợt thực tập. Có những ngày tháng mùa đông rét buốt, những vết thương cũ đau nhức nhối ê ẩm, nhưng quyển sách, cây bút không rời tay. Đúng là “Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền”, sau 6 năm học tập, Quang đã tốt nghiệp loại Khá, trở thành kĩ sư chăn nuôi duy nhất của xã nhà.
 
Xã An Bình phát triển nghề chăn nuôi đứng đầu huyện. Nhiều trại chăn nuôi lợn quy mô trăm con, nhiều hộ nuôi gà đến mấy trăm con. Mọi việc như chọn giống, kĩ thuật, chăn nuôi, phòng dịch... chỉ một mình anh lo toan tất cả. Danh tiếng “Anh kĩ sư chân gỗ” nức tiếng gần xa. Anh được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh. Gương sáng học tập và vươn lên sống đẹp của anh Quang thương binh được nhiều người nhắc đến với bao cảm phục tự hào.

17 tháng 3 2016
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 2. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý tiếng ViệtII. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bảng phụ chứa đáp án bài tập 1 - Bảng phụ chứa nội dung bài tập 2 - Tranh ảnh minh họa nhân vật lịch sử ( Phù Đổng Thiên Vương, Triệu Thị Trinh) - Bút xạ 2. Học sinh - Sách giáo khoa - Vở bài tập Tiếng ViệtIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời gian Hoạt động của giáo viên Dự kiến hoạt động của học sinh 1p 3p 30p 1p 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu thành phần dự giờ - Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS đứng tại chỗ: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng những từ ngữ nào để thay thế?” ? Việc thay thế những từ ngữ như vậy có tác dụng gì? - Nhận xét, ghi điểm 3. Dạy bài mới 3.1. Giới thiệu bài Các em đã được học cách liên kết câu trong bài bằng thay thế từ ngữ. Tiết luyện tập ngày hôm nay sẽ giúp các em phát hiện được những từ thay thế trong đoạn văn và biết lựa chọn từ ngữ để - Hát - 1 HS trả lời: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước” - Trả lời: “Để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh bị lặp nhiều lần” - Lắng nghe
 
17 tháng 3 2016

nguyễn thắng tùng bị hâm à, hỏi viết văn chứ ai hỏi giáo án đâu

nếugiáoán
thìtôicũngbiếtsẵn
saocũngrấtcảm
ơnbạnlầnsau
đọcđềnha

 

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.

- Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.

Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.

15 tháng 3 2021

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

15 tháng 3 2022

Chép mạng à 

NG
14 tháng 10 2023

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.