K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

Nếu ai đó hỏi em rằng: "Quê hương em có gì đẹp không?", em sẽ trả lời có và kể cho họ nghe về con suối nơi quê hương em. Con suối quê hương không chỉ là vẻ đẹp mà còn là cái nôi của tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê.

Đến quê em vào mùa lúa chín là thời điểm ngắm nhìn con suối đẹp nhất, dưới cái nắng vàng tươi tắn chiếu rọi xuống mặt nước nơi con suối đang róc rách chảy, nhìn giống như từng đàn cá vàng óng ánh đang bay nhảy trên mặt nước. Đứng từ xa và từ trên cao nhìn ra suối sẽ thấy nó giống như một chiếc khăn lụa, mềm mại, óng ả và có màu xanh biếc. Con suối đẹp không chỉ nhờ bản thân dòng nước trong xanh, mát lành của nó mà còn nhờ vẻ đẹp của hai bên bờ suối và những đám hoa lục bình, hoa súng, hoa sen trên dòng suối. Chảy giữa cánh đồng lúa vàng khiến cho dòng suối vô cùng nổi bật, điểm xuyết trên dòng suối trong xanh là vài bông lục bình màu tím biếc, những bông hoa súng trắng tinh khôi, hoa sen hồng thanh tao. Thỉnh thoảng lại có chiếc xuồng nhỏ của người đi đánh cá trên dòng suối, họ vừa chèo xuồng vừa gõ gõ vào mạn xuồng để thu hút cá.

Em yêu con suối quê em, con suối gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ đi tắm mát, chăn bò, câu cá, hái sen, hái súng của em, thật vui và hạnh phúc khi nhớ về những kỉ niệm bên con suối nhỏ.

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

22 tháng 2 2021

Câu trả lời:

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm

 

17 tháng 8 2018

??????????????????????????????????????????????????

11 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.

- Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).

- Cảnh hai bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).

- Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.

- Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

- Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

- Gió rừng thổi mát, dễ chịu,

c. Nêu ích lợi của dòng suối:

- Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.

- Điều hoà thời tiết.

3) Kết luận:

- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.

Em làm gì để giữ gìn cho con suối mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn dòng suối, nước được sạch).

11 tháng 10 2018

dễ mà bn

19 tháng 4 2017

trên mạng nha bạn

lên mạng đi 

9 tháng 3 2017

gianroi giup mình với

24 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

>> Tham khảo: Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

24 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

24 tháng 9 2021

Tham khảo

Nếu ai đã một lần ngắm cảnh hoàng hôn trên quê tôi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Nhất là vào những buổi chiều hè như chiều nay.

Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía Tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Chà, quê hương mình lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời. Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió Nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Chà, đẹp quá! Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt! Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.

Mải ngắm quê hương, ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.

Chà, quê mình đẹp quá! Đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp

tham khảo:

Hoàng hôn buông xuống làng quê âm thầm, lặng lẽ từ những vệt nắng cuối cùng đang tắt dần sau rặng tre ngà cuối làng. Những tia nắng rực rỡ đang đùa nghịch trên đường như những đứa trẻ, bỗng bị mẹ gọi về. Vì vậy, dù không muốn nhưng chúng cũng dần dắt tay nhau đi về. Mặt trời đỏ ửng cũng dần hạ xuống, trở về nhà sau cả ngày vất vả. Trên bầu trời giờ chỉ còn “bảng lảng bóng hoàng hôn”- một chút sắc cam cho còn sót lại. Thay vào đó, màu đen từ đâu đến dần chiếm lấy cả bầu trời. Những đám mây cuối ngày cũng vội vã bay về nhà nơi cuối trời để nghỉ ngơi. Những đàn chim thấy thế cũng gọi nhau về tổ. Hoàng hôn tức là nghỉ ngơi, là thư giãn sau một ngày mệt mỏi thì phải?

Ở kia, nơi những bông lúa còn xanh mơn mởn, vang lên những tiếng cười nói vui vẻ của người nông dân. Bên bờ ruộng, văng vẳng có tiếng người vợ gọi chồng nghỉ sớm. Họ nghỉ tay, xếp lưỡi cày và dắt trâu ra sông để tắm rửa. Những chú trâu lại được thỏa mình tắm trong nước. Còn những tiếng cười đùa chuyển từ nơi đồng ruộng đến bên bờ sông. Tiếng trai gái trêu nhau, tiếng mấy bác nông dân cười khoái chí rộn vang cả một vùng. Khi tiếng nói cười đã xa khuất vào làng, thì ngoài kia, họ hàng nhà cò vẫn cần mẫn, chăm chỉ kiếm ánh. Cánh cò trắng mềm mại trước mênh mông biển lúa khiến tôi nhớ đến mà cất tiếng:

“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” (Nguyễn Đình Thi)

Thật không ở đâu có những cảnh đẹp hơn thế! Bức tranh còn có cả âm thanh của tiếng ếch nhái ngân vang bên bờ để gọi đêm xuống, tiếng sáo diều của những đứa trẻ vi vu trong không gian. Cứ tối đến, lũ chúng tôi lại thi nhau chơi sáo diều, xem diều ai bay cao, diều ai kêu to hơn. Dần dần, mặt trăng màu trắng nhạt hiện ra bên những cánh diều.

Hoàng hôn buông xuống, chính là lúc mọi người về nhà, tụ họp đầy đủ với nhau. Tiếng những bác nông dân chào nhau, những bà, những mẹ đi chợ về còn đang rôm rả chưa hết chuyện. Lũ trẻ trong xóm thì nghĩ xem tối nay sẽ chơi trò chơi gì mới. Rồi không ai bảo ai, từ những ngôi nhà mái ngói, những làn khói gặp nhau, nghi ngút rồi tan vào cùng với mây. Tiếng lách cách của bát đũa, xoong nồi của những người nội trợ chuẩn bị cơm tối cho gia đình. Ở ngoài vườn, bầy gà con được mẹ mớm cho no, giờ lại xếp hàng, “chiếp chiếp” theo gà mẹ về tổ. Rồi chúng vui vẻ chào bác chó vẫn đang cần mẫn làm việc, canh gác cho ngôi nhà. Những ngôi nhà đã bật đèn sáng trưng, bố ngồi xem tin tức và hỏi thăm chúng tôi việc học hôm nay thế nào. Chúng tôi lại hào hứng kể cho bố nghe những điều thú vị học được. Khi tiếng mẹ gọi ăn cơm, chúng tôi lại quây quần bên mâm cơm, kể tiếp những chuyện còn dang dở. Tiếng cười vang khắp cả không gian.

Và thế là trời đã tối rồi. Một buổi hoàng hôn đẹp mà tôi chưa từng được cảm nhận và thưởng thức.