K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

ko chép mạng thì e chịu =))

5 tháng 12 2021

Nhiều người ngộ thiệt , bảo ko chép mạng mà đi chép của mình qua mạng 

26 tháng 3 2022

tham khảo :

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã mở ra cho người đọc khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật sinh động và đẹp mắt.  Quê hương của tác giả hiện lên với một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.  Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá thể hiện một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, tâm hồn Tế Hanh như hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

22 tháng 4 2021

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Khi ta ở chỉ nơi đất ở 

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”

Thật vậy, với nhà thơ Huy Cận từng mảnh đất mà ông đặt chân đến sau ngày miền Bắc giải phóng đều bỗng chốc hóa thành thơ, thơ của lòng người rạo rực, thơ của men say cuộc sống mới. Mỗi thi phẩm của ông sau CM tựa như tiếng reo vui như bài hát ngày mới trong hành trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến khúc tráng ca “Đoàn thuyền đánh cá”. Đây là một thi phẩm mang vẻ đẹp hài hòa cả nội dung lẫn hình thức.

Huy Cận là cây bút xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trước CM, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ mang nỗi sầu vạn kiếp “Lửa thiêng”. Sau CM hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại, hồi sinh trong cuộc sống mới. Trong đó đặc sắc nhất phải kể đến khúc tráng ca “ĐTĐC”. Bài thơ được sáng tác năm 1958, sau chuyến thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ gồm 7 khổ được bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá. Với sự kết hợp của 2 nguồn cảm hứng: cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động, bài thơ đã tạo dựng một bức tranh lao động với khí thế hăng say, sôi nổi, tuyệt đẹp.

Hai khổ thơ đầu là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức của người đi biển. 

Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng hình tượng độc đáo:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”

Hai câu thơ đầu đã nói lên được thời gian ra khơi của đoàn thuyền - đó là thời khắc của ngày tàn. Ở câu thơ thứ nhất mặt trời đã được so sánh với "hòn lửa"gợi ra một khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu. Dù là thời khắc của ngày tàn nhưng hình ảnh ra khơi qua biện pháp so sánh này vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống. Nhưng ngay sau đó thôi, biện pháp nhân hóa đã kéo theo màn đêm đến, bao trùm khắp không gian: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Từng con sóng nhấp nhô xô vào bờ được Huy Cận ví như những chiếc then cài cửa, cẩn thận khóa lại màn đêm. Phác họa được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm.

Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi".

 Từ "lại" ý nói lên rằng công việc này dường như đã trở thành một thói quen với những người dân nơi đây. Ba hình ảnh “câu hát”, “cánh buồm”, và “gió khơi” bỗng hòa vào nhau trong một câu thơ. Chính những câu hát vui tươi, hóm hỉnh đó cùng với gió khơi là nguồn động lực đưa chiếc thuyền ra khơi, bắt đầu một hành trình mới, một hành trình đầy cam go và thử thách phía trước. Câu hát là niềm vui niềm say mê hứng khởi của những người lao động với công việc chinh phục biển khơi, làm giàu cho Tổ quốc.

Trong câu hát của người dân làng chài chứa đựng những nỗi niềm mong mỏi tha thiết, vừa hiện thực vừa lãng mạn:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi.”

Từ "hát rằng" mở đầu khổ thơ đã gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và đó còn là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. Và để rồi, trong lời hát ngập tràn niềm vui ấy, với việc thủ pháp liệt kê - kể ra hai loài cá có giá trị kinh tế cao - "cá bạc", "cá thu" cùng biện pháp so sánh cá thu với "đoàn thoi" dường như biển cả là một tấm lụa lớn mà đàn cá là đoàn thoi đang vun vút qua lại. Thật thú vị và độc đáo.

Nếu hai khổ thơ đầu nhà thơ miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh rất đẹp và khí thế náo nức của người dân đi biển thì bốn khổ thơ tiếp tác giả đã vẽ nên một bức tranh lao động đầy khỏe khoắn: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển bao la, hùng vĩ trong đêm trăng.

Biển rộng lớn mênh mông và khoáng đạt trong đêm trăng sáng. Trên mặt biển đó, có một con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Giữa bức tranh trời mây lồng lộng, mênh mông biển cả, công việc đánh cá đầy cực nhọc hiện lên một cách đầy thi vị. Bằng tưởng tượng lãng mạn, thiên nhiên như là những người bạn thân thiết, “gió” là người lái, “trăng” là cánh buồm làm cho công việc nhọc nhằn, vất vả trở nên thấy nhẹ nhàng và đầy chất thơ.Cảnh thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, phóng khoáng bởi con người sảng khoái,tự làm chủ bản thân mình. Bên cạnh cái ung dung và say sưa của những người dân làng chài, ta vẫn cảm nhận được cái vất vả của họ. Hằng đêm, họ phải ra đậu ngoài khơi xa, “dò bụng biển”mới có thể đánh bắt được nhiều cá. Chính nhờ sự am hiểu sâu sắc về nghề nghiệp và có niềm cảm thông sâu sắc với những người dân chài tác giả mới có thể vẽ nên bức tranh đầy hiện thực nhưng không kém phần lãng mạn ấy.

Biển giàu đẹp, nên thơ và có nhiều tài nguyên:

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.”

Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã thể hiện sự phong phú và đa dạng về chủng loại của các loại cá. Hình ảnh cá song là một nét vẽ tài hoa, vẩy cá đen, hồng tỏa sáng trên biển nước lấp loáng ánh trăng như những ngọn đuốc giữa biển đêm thăm thẳm. Cái “quẫy đuôi” làm cho bức tranh thật sinh động cùng với nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài vô cùng rực rỡ. “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là một hình ảnh nhân hóa đẹp. Thiên nhiên được nhân hóa “thở” , tiếng thở chính là tiếng rì rào của sóng. Thực ra, đây là hình ảnh đảo ngược vì sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải sao lùa bóng nước. Đó là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh vật thêm sinh động.

Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn chúng ta. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ để làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động. 

Một đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Những đôi bàn tay kéo lưới nhanh thoăn thoắt gợi lên vẻ đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh với những bắp tay cuồn cuộn của người dân làng chài. Từ phía chân trời bắt đầu bừng sáng. Khi mẻ cá được kéo lên những con cá quẫy dưới ánh sáng của rạng đông gợi lên khung cảnh thật huy hoàng, tươi đẹp. Câu thơ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” như tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người như muốn sẻ chia niềm vui với ánh bình minh.

Khổ cuối miêu tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về trong bình minh rực rỡ:

"Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi vào lúc hoàng hôn trong tiếng hát và trở về lúc bình minh cũng trong tiếng hát. Những câu thơ được lặp lại như một điệp khúc của 1 bài ca lao động. Nếu như tiếng hát lúc trước thể hiện niềm vui lao động thì tiếng hát sau lại thể hiện sự phấn khởi vì kết quả lao động sau 1 đêm dài làm việc hăng say. Họ trở về trong tư thế mới, “chạy đua cùng mặt trời” và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng. Từ “chạy đua” thể hiện khí thế lao động mạnh mẽ, sức lực dồi dào của người lao động. 

Hai câu thơ kết khép lại bài thơ nhưng mở ra một cảnh tượng thật hùng vĩ, chói lọi. Huy Cận đã rất tinh tế khi miêu tả sự vận hành của vũ trụ. Mặt trời từ từ nhô lên trên sóng nước xanh lam , chiếu tỏa ánh sáng rực rỡ, cảnh biển bừng sáng và còn đẹp hơn với kết quả lao động. Con thuyền chở về khoang nào cũng đầy ắp cá. Mắt cá phản chiếu ánh mặt trời giống như muôn vàn mặt trời nhỏ li ti. Đó thật sự là một cảnh tượng đẹp, huy hoàng giữa bầu trời và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động vất vả.

Đoàn thuyền đánh cá là một thi phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận sau CM. Sức hấp dẫn đối với bạn đọc là bởi giọng thơ khỏe khoắn, đầy chất men say cuộc sống, hình ảnh thơ phóng khoáng, lối nói khoa trương, những liên tưởng thú vị và độc đáo. Đọc thơ Huy Cận ta như được sống lại một thời kì lao động, được bồi đắp thêm vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam.

“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ tràn ngập niềm vui phơi phới, niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình. Đây cũng là bài ca ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy, hùng vĩ và nên thơ của thiên nhiên đất nước qua cái nhìn và tâm trạng hứng khởi của nhà thơ. Bài thơ vừa cổ kính vừa mới mẻ trong hình ảnh, ngôn ngữ. Âm điệu tạo nên âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi lại phơi phới bay bổng. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ để cho đến bây giờ đọc lại ta vẫn thấy hay trong khi một số bài thơ khác cùng viết về đề tài này đã rơi vào quên lãng.

 

24 tháng 11 2021

 

- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.

- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.

- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển

ngày nay : 

- con người ra khơi với niềm mong muốn bắt được nhiều cá để chăm lo cuộc sống của mình và gia đình.

- ô nhiễm đại dương khiến vụ mùa thất thu

- người nông dân ngày càng khó khăn hơn trong việc đánh bắt

-bão , mưa làm ảnh hưởng nhiều đến như dân.

^^

7 tháng 3 2022

Bài kiểm tra em nên tự làm nha, viết dù hay hay không cũng là bài của em, em phải viết thì mới biết mình viết được đến đâu được em ạ!

7 tháng 3 2022

KT mik ko giúp đc bn đâu

11 tháng 4 2022

hình ảnh gì bạn?

20 tháng 12 2022

Người Chăm đã để lại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều tác phẩm điêu khắc đá được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt trình độ nghệ thuật tuyệt vời và độc đáo như: Ngẫu tượng Yoni ở Dương Lệ; pho tượng Uma Dương Lệ; Bò thần Nandin ở Cam Giang, Quảng Ðiền. Những cột đá, những tác phẩm điêu khắc đá Hà Trung có một phong cách thể hiện rất riêng, mang nhiều nét đặc trưng trong tiến trình phát triển của nghệ thuật Chăm
 

Cũng do biến động của lịch sử, các di tích Chămpa trên đất Quảng Trị (cả di tích văn hóa vật thể và phi vật thể) không còn được vẹn nguyên, rõ ràng, đầy đủ như ở các khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và một số địa bàn ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Mặc dù vậy, từ kết quả của các cuộc khai quật các di chỉ, đặc biệt là di chỉ Bình Trà ở Vĩnh Linh; lòi Rú Bàu Đông và Cồn Chùa ở Gio Linh, có thể phản ánh phần nào lịch sử hình thành, phát triển văn hóa Chămpa (từ Văn hóa Sa Huỳnh - từ cuối thời kì đá mới đến sơ kì kim khí). Đến nay, dấu tích nền văn minh Chămpa còn hiện diện khá nhiều ở Quảng Trị, đặc biệt là di tích văn hóa vật thể. Đó là các miếu cổ, thành lũy, mộ táng và đặc biệt là hệ thống các công trình dẫn thủy cổ, được xếp bằng đá ong tại khu vực Tây, Đông Gio Linh và Cam Lộ. Một số nơi còn dấu tích của các công trình đền tháp như ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Tại một số phế tích tháp Chăm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số tượng linga, tượng nữ thần Uma, tượng bò thần và phù điêu thấn Siva…

Qua dấu vết của các lớp văn hóa đã tìm thấy, chúng ta có thể thấy được đặc điểm nổi bật của văn hóa Quảng Trị là sự hội nhập qua các thời kì và sự ảnh hưởng của nó đến các tầng ngôn ngữ đang chồng xếp lên nhau, hoặc giao thoa nhau. Đó là các sự kiện văn hóa của người Việt cổ, văn hóa Hán, văn hóa Chămpa được đan xen với văn hóa Việt hiện đại hay sự giao thoa giữa văn hóa người Việt với văn hóa một số tộc người thiểu số thuộc các dòng hoặc nhóm tộc người, ngôn ngữ khác trên địa bàn.

17 tháng 12 2023

a,Người Chăm đã để lại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều tác phẩm điêu khắc đá được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt trình độ nghệ thuật tuyệt vời và độc đáo như: Ngẫu tượng Yoni ở Dương Lệ; pho tượng Uma Dương Lệ; Bò thần Nandin ở Cam Giang, Quảng Ðiền. Những cột đá, những tác phẩm điêu khắc đá Hà Trung có một phong cách thể hiện rất riêng, mang nhiều nét đặc trưng trong tiến trình phát triển của nghệ thuật Chăm
b,

Cũng do biến động của lịch sử, các di tích Chămpa trên đất Quảng Trị (cả di tích văn hóa vật thể và phi vật thể) không còn được vẹn nguyên, rõ ràng, đầy đủ như ở các khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và một số địa bàn ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Mặc dù vậy, từ kết quả của các cuộc khai quật các di chỉ, đặc biệt là di chỉ Bình Trà ở Vĩnh Linh; lòi Rú Bàu Đông và Cồn Chùa ở Gio Linh, có thể phản ánh phần nào lịch sử hình thành, phát triển văn hóa Chămpa (từ Văn hóa Sa Huỳnh - từ cuối thời kì đá mới đến sơ kì kim khí). Đến nay, dấu tích nền văn minh Chămpa còn hiện diện khá nhiều ở Quảng Trị, đặc biệt là di tích văn hóa vật thể. Đó là các miếu cổ, thành lũy, mộ táng và đặc biệt là hệ thống các công trình dẫn thủy cổ, được xếp bằng đá ong tại khu vực Tây, Đông Gio Linh và Cam Lộ. Một số nơi còn dấu tích của các công trình đền tháp như ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Tại một số phế tích tháp Chăm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số tượng linga, tượng nữ thần Uma, tượng bò thần và phù điêu thấn Siva…

Qua dấu vết của các lớp văn hóa đã tìm thấy, chúng ta có thể thấy được đặc điểm nổi bật của văn hóa Quảng Trị là sự hội nhập qua các thời kì và sự ảnh hưởng của nó đến các tầng ngôn ngữ đang chồng xếp lên nhau, hoặc giao thoa nhau. Đó là các sự kiện văn hóa của người Việt cổ, văn hóa Hán, văn hóa Chămpa được đan xen với văn hóa Việt hiện đại hay sự giao thoa giữa văn hóa người Việt với văn hóa một số tộc người thiểu số thuộc các dòng hoặc nhóm tộc người, ngôn ngữ khác trên địa bàn.

 

9 tháng 11 2021

MÌNH CHỈ CÓ THỜI GIAN ĐỂ VIẾT DÀN Ý THÔI NHÉ!!THÔNG CẢM                     

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích.

2. Thân đoạn:

- Bức tranh cá thứ nhất: là những nét vẽ tài hoa về bức tranh cá trong tưởng tượng, trong mơ ước.

- Bức tranh cá thứ hai: là bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp lãng mạn. Trên ngư trường những người dân vừa ca hát, vừa gõ mái chèo đuổi bắt cá.

- Bức tranh cá đầy màu sắc và ánh sáng, có giá trị thẩm mĩ đặc sắc gợi tả và ngợi ca biển quê hương rất giàu và đẹp.

3. Kết đoạn:

Bức tranh cá thể hiện cảm hứng vũ trụ, tình yêu biển của Huy Cận.                         NHỚ TICK CHO MIK NHÉha