K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2019

Đáp án B

Nhật Bản có địa hình chủ yếu là đồi núi=> diện tích đất nông nghiệp nhỏ, khả năng mở rộng diện tích thấp => trong nông nghiệp phải thâm canh để tăng năng suất, sản lượng.

18 tháng 2 2018

Đáp án C

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi (chủ yếu là núi lửa). Diện tích cho sản xuất nông nghiệp ít, chỉ chưa đầy 14% lãnh thổ. Mặt khác, phần lớn vùng đồng bằng được sử dụng cho mục đích công nghiệp hay các khu dân cư - đô thị nên khả năng mở rộng đất nông nghiệp không có.

Áp dụng thâm canh sẽ giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng -> khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp của vùng, đem lại giá trị kinh tế cao.

23 tháng 7 2019

Đáp án A:

Sản xuất thâm canh là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản trên một đơn vị diện tích ->mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời khắc phục hạn chế lớn nhất trong nông nghiệp Nhật Bản là diện tích đất nông nghiệp ít (1%) và khả năng mở rộng hạn chế

4 tháng 11 2018

Hướng dẫn: Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: A

10 tháng 2 2019

Đáp án A.

Giải thích: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. Thâm canh giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng.

16 tháng 3 2022

A

16 tháng 3 2022

D

Câu 6: Trong lịch sử phát triển nông nghiệp có các hình thức sử dụng đất nào:A.Thâm canh, quảng canh B. Thâm canh, chuyên môn hóaC. Quảng canh, chuyên môn hóa D. Trang trại, vùng nông nghiệpCâu 7: Sản xuất phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố tự nhiên nào?A.Nhiệt độ, nước và ánh sáng B. nước, dinh dưỡng và ánh sángC. Không khí và dinh dưỡng D. nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, dinh dưỡngCâu 8: Nước đứng đầu thế...
Đọc tiếp

Câu 6: Trong lịch sử phát triển nông nghiệp có các hình thức sử dụng đất nào:

A.Thâm canh, quảng canh B. Thâm canh, chuyên môn hóa

C. Quảng canh, chuyên môn hóa D. Trang trại, vùng nông nghiệp

Câu 7: Sản xuất phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố tự nhiên nào?

A.Nhiệt độ, nước và ánh sáng B. nước, dinh dưỡng và ánh sáng

C. Không khí và dinh dưỡng D. nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, dinh dưỡng

Câu 8: Nước đứng đầu thế giới về sản lượng đậu tương là

A.Hoa kì B. Trung Quốc

C. Bra-xin D. Ác-hen-ti-na

Câu 9: Nước đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì là?

A.Ấn Độ B. Hoa kì

C.Trung Quốc D. Liên Bang Nga

Câu 10: Hai nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới là?

A.Ấn Độ, Việt Nam B. Ấn Độ, Xri-lan-ca

C. Ấn Độ, Trung Quốc D. Ấn Độ, Kê-ni-

1
16 tháng 3 2022

Câu 6: Trong lịch sử phát triển nông nghiệp có các hình thức sử dụng đất nào:

A.Thâm canh, quảng canh B. Thâm canh, chuyên môn hóa

C. Quảng canh, chuyên môn hóa D. Trang trại, vùng nông nghiệp

Câu 7: Sản xuất phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố tự nhiên nào?

A.Nhiệt độ, nước và ánh sáng B. nước, dinh dưỡng và ánh sáng

C. Không khí và dinh dưỡng D. nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, dinh dưỡng

Câu 8: Nước đứng đầu thế giới về sản lượng đậu tương là

A.Hoa kì B. Trung Quốc

C. Bra-xin D. Ác-hen-ti-na

Câu 9: Nước đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì là?

A.Ấn Độ B. Hoa kì

C.Trung Quốc D. Liên Bang Nga

Câu 10: Hai nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới là?

A.Ấn Độ, Việt Nam B. Ấn Độ, Xri-lan-ca

C. Ấn Độ, Trung Quốc D. Ấn Độ, Kê-ni-

23 tháng 1 2022

Refer:

- Nhưng loại tài nguyên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta:

+ Tài nguyên đất: tùy vào loại đất phù hợp với từng loại cây

+ Tài nguyên khí hậu: khí hậu nước ta đa dạng theo mùa và theo không gian lãnh thổ tạo cho cơ cấu cây trồng đa dạng có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới

+ Tài nguyên nước: mạng lưới sông ngòi, hồ ao dày đặc với lượng nước dồi dào, phong phú có giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp

+ Tài nguyên sinh vật: thực động vật phong phú, là cơ sở thuần dưỡng lai tạo giống cây trồng vật nuôi chất lượng tốt thích nghi cao với điều kiện sinh thái của từng địa phương

- Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta.

Vì: + Chống úng, lụt trong mùa mưa bão.

+ Đảm bảo nước tưới trong mùa khô.

+ Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.

+ Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.

=> Năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng

23 tháng 1 2022

Tham khảo:

 

 

Tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ở nước ta là 

1. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng, có hai nhóm đất chiếm diện tích lớnĐất Feralit (16 triệu ha): Phân bố ở miền núi và cao nguyên.Đất phù sa (3 triệu ha) : Phân bố ở đồng bằng.

2. Tài nguyên khí hậu.

Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa theo chiều Bắc – Nam, theo độ cao và theo mùa.Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới và ôn đới.Khó khăn: Sâu bệnh phát triển mạnh, tài biến thiên nhiên gây cho mùa màng thất thu.

3. Tài nguyên nước

Mạng lưới sông ngòi dày đặc nước ngầm dồi dàoThường có lũ vào mùa mưa, khô cạn vào mùa khô, nên cần có hệ thống thủy lợi.

4. Tài nguyên sinh vật

Sinh vật phong phú, đa dạng là cơ sở để thuần dưỡng cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.Nói thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong tham canh nông nghiệp vì :

Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta bởi vì :

Thứ nhất là chống úng, lũ lụt trong mùa mưa bãoThứ hai là nhờ có thủy lợi, việc tưới tiêu cho cây cối trong mùa khô sẽ tiện lợi và đảm bảo hơn.Thứ ba, tạo điều kiện để cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.Việc đảm bảo thủy lợi sẽ tạo ra được năng suất cây trồng cao vào tăng sản lượng cây trồng.
12 tháng 5 2021

C

12 tháng 5 2021

câu C nha

2 tháng 12 2019

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.