K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2019

- Tác giả: Ra- bin- đra- nát Ta- go.

- Một vài nét về tác giả:

 ●   Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)

 ●   Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc.

 ●   Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh

 ●   Sự nghiệp sáng tác:

  + Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

  + Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”

  + Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”

  + Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…

  + Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

  + Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

24 tháng 4 2019

- Tác giả: Hữu Thỉnh.

- Một vài nét về tác giả:

• Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.

• Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.

• Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.

19 tháng 4 2017

- Tác giả: Chế Lan Viên.

- Một vài nét về tác giả:

• Chế Lan Viên (1920- 1989),quê ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.

• Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.

• Là một trong những tên tuổi nổi tiếng hàng đầu của nền thơ Việt Nam với hơn 50 năm sáng tác.

• Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

23 tháng 11 2019

●    Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

●    Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên – Huế trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1964, ông về lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ.

●    Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: tập thơ : Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974)

9 tháng 1 2023

1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:

- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.

- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.

+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.

+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …

- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.

 2.Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”

30 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A

6 tháng 11 2016

-Tác giả:
+Hồ Xuân Hương là người có học có tài làm thơ.
+Cuộc đời ba gặp nhiều bi kịch.
+Bà được mệnh danh là” Bà chúa thơ Nôm.
-Tác phẩm:
+Bài thơ nằm trong chung thơ vịnh vật, vịnh cảnh.
+Là bài thơ trữ tình đặc sắc nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.
+Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
+Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
*Nói về bánh trôi nước khi được luộc chín.
* Phản ánh vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

26 tháng 3 2021

tham khảo ạ

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập "Thơ Dâng", ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tỉnh nhân ái ", là '"ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ "Mây và sóng" nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập "Trăng non" (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng", và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

"Họ bảo: chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!

Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?” Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

"Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?
Họ (sóng) bên mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa…".

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với Sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử.

Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ
Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu…”.

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với Mây, giữa em bé với Sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sóng hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong "Mây và Sóng" rất yêu thương mẹ hiền.

"Mây và Sóng" là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng Sóng, Mây, Mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

29 tháng 11 2021

ghi rõ bài nào nhé 

mik ko hiểu đề lắm

17 tháng 11 2021

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn,...

Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên.[2] Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972)

17 tháng 11 2021

“À ơi tay mẹ” là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình

chúc bạn học tốt