K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc – hiểuĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc – hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi “sai trái” ấy. Vì vậy gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực sự cần phải ngồi riêng, như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.

Thứ hai người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.

Thứ ba dân số Nhật đang được coi là “già” nhất thế giới, tuy nhiên người Nhật không bao giờ thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn “xiên” thẳng vào lòng tự ái vốn cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bỏ đi nha.

Cuối cùng xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.

(Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ, Theo Tri thức trẻ - 20/8/2015)

Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Những nguyên nhân nào khiến người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ?

Câu 5. Văn hóa nhường ghế của người Nhật có gì khác với văn hóa của ViệtNam? Suy ngẫm của emvề điều đó?

Câu 6.Theo em làm thế nào để chúng ta có thể nhường chỗ cho người khác một cách có văn hóa? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)

Phần II. Làm văn

Câu 1. Có ý kiến cho rằng “Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới.”

Em hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Câu 2.

Xuyên qua ngôn ngữ người ta có thể khám phá cảm nhận được hiện thực.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.

Giúp mình với ạ mình cần gấp trước 19h tôi nay để nộp ạ

1
31 tháng 10 2021

Giúp mình với ạ mình cần gấp lắmhihi

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.           “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle ( dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần,  cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.

          “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle ( dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần,  cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

          Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.”

( Nguồn: http//phapluatxahhoi.vn/giaitri/vanhoc/chienthang-661)

Câu 1( 0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2( 0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3( 0,5 điểm). Xác định kiểu câu sau: Tất cả không trừ một ai!

Câu 4( 0,5 điểm). Hành động của khán giả: “Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền.”  đã thể hiện được điều gì?

Câu 5( 1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Lí giải sự lựa chọn thông điệp đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1( 2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương con người.

 

Câu 2( 5,0 điểm). Chứng minh Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người.

0
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.            “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle ( dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.

           “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle ( dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

           Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.”

                             ( Nguồn: http//phapluatxahhoi.vn/giaitri/vanhoc/chienthang-661)

Câu 1( 0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2( 0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3( 0,5 điểm). Xác định kiểu câu sau: Tất cả không trừ một ai!

Câu 4( 0,5 điểm). Hành động của khán giả: “Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền.”  đã thể hiện được điều gì?

Câu 5( 1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Lí giải sự lựa chọn thông điệp đó.

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.  Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.

  Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[...]

  Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

          (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch)

 Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?

0
Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay...
Đọc tiếp

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

 

                                                                             (Theo Đất nước ngàn năm)

Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

0
Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay...
Đọc tiếp

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

 

                                                                             (Theo Đất nước ngàn năm)

Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

1
24 tháng 4 2022

Câu 1: PTBĐ chính: miêu tả

Câu 2: Các BPTT có trg đoạn trích: nhân hóa, so sánh

Câu 3: TD của nhân hóa: làm cho SV trở nên sinh động, dễ hình dung, gần gũi và thêm phần gợi tả gợi cảm

           TD của so sánh: khiến sự vật dễ liên tưởng, dễ hình dung trong mắt độc giả hơn và tăng thêm vẻ đẹp cho SV được so sánh

Câu 4: Nội dung của đoạn trích: Miêu tả về vẻ đẹp của phong cảnh sông Hương và hình ảnh của nó vào mùa hè.

Đề số 03:     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:             Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.      Sứ mệnh...
Đọc tiếp

Đề số 03:     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
     Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
     Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[...]
  Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.
Câu 3. Em hiểu câu nói này như thế nào: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
Câu 4. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao?

1
2 tháng 4 2023

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là miêu tả.

Câu 2: Phép tu từ được sử dụng trong câu văn để tạo ra những hình ảnh sống động và đa dạng về các loại hoa khác nhau, từ đó ám chỉ đến sự đa dạng và khác biệt trong con người, mỗi người có một vẻ đẹp và giá trị riêng.

Câu 3: Câu nói này khuyến khích con người hãy phát huy và tỏa sáng bản thân, tận dụng tối đa tiềm năng và khả năng của mình dù trong môi trường khó khăn hay có nhiều ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.

Câu 4: Tùy vào quan điểm của từng người, tuy nhiên, em đồng tình với suy nghĩ của tác giả về sự đa dạng và giá trị riêng của mỗi con người. Mỗi người đều có những phẩm chất, giá trị đặc biệt và không thể được so sánh hoàn toàn với bất kỳ ai khác.

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.        Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

        Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên) 
 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Câu 2: (0,5 điểm)  Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 3: (1,0 điểm) Hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người

Câu 4: (1,0 điểm) Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

1
17 tháng 8 2021

Giúp mik vs ạ 

 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

 “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.”

              (Nguồn: http//phapluatxahhoi.vn/giaitri/vanhoc/chienthang-661)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu in đậm và câu rút gọn trong đoạn

Câu 3. Nêu tác dụng của trạng ngữ, câu rút gọn trong các câu trên

Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích

1
19 tháng 3 2022

1. PTBĐ: tự sự

2. TN: Tại thế vận hội Seatle => TN chỉ nơi chốn

TN: Mãi về sau => TN chỉ thời gian

3. Câu rút gọn: Tất cả không trừ một ai

=> Rút gọn vị ngữ. Tác dụng: tránh lặp lại với câu văn trước đó; nhấn mạnh tất cả mọi người đều quay lại giúp cậu bé.

4. ND: Câu chuyện kể về hành động đẹp đẽ của các vận động viên tham gia thế vận hội dành cho những người tàn tật. Họ đã giúp đỡ một em nhỏ và cùng nhau tiến về đích.

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.