K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

  Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.


Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.

Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.

Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.

Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.

Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.

1 tháng 5 2020

Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.

12 tháng 4 2022

Vì là thuyết minh nên cho phép mình có một chút ý tham khảo nha:

Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam và hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, Việt Nam có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng về hải phận, an ninh, quốc phòng. Các thế hệ người Việt Nam bao đời nay đã đổ mồ hôi, xương máu để xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc. Để chung tay góp sức vào công cuộc bảo vệ và phát huy thế mạnh kinh tế-xã hội của các vùng biển, đảo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch phát hành 03 bộ tem về chủ đề Biển, đảo Việt Nam: bộ 1 “Sinh vật biển” (2018), bộ 2 “Tàu cảnh sát biển Việt Nam” (2020), bộ 3 “Động vật đặc hữu” (2022). Bộ tem bưu chính “Biển, đảo Việt Nam: Sinh vật biển” được tổ chức phát hành theo nghi thức đặc biệt tại tỉnh Khánh Hòa, nơi có bờ biển dài, nhiều cửa lạch, vịnh, đảo, quần đảo, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh (cửa ngõ thông ra biển Đông), thuận tiện về giao thông đường biển, có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển và có vai trò quan trọng, chiến lược quốc phòng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Việc phát hành bộ tem tại đây càng làm tăng thêm ý nghĩa và làm lan tỏa tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, chung sức vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến người dân Khánh Hòa, đồng bào trong nước và kiều bào ở ngoài nước. Bộ ten bưu chính “Biển, đảo Việt Nam: Sinh vật biển” (gồm 04 mẫu tem và 01 blốc tem), được thiết kế bằng ngôn ngữ hội họa với bút pháp hiện thực cổ điển. Các tác phẩm sơn dầu trên vải đã được chuyển lên tem bưu chính đã thể hiện sống động các loài sinh vật biển cùng môi trường sống đa dạng trong không gian đa chiều với ánh sáng và chuyển động của đại dương bao la. Bộ tem giới thiệu về những sinh vật biển lung linh, sắc màu huyền ảo tại các vùng biển, đảo của Việt Nam. Hình ảnh những sinh vật biển nổi bật, rực sáng gắn liền với sự trường tồn, bất khuất, mạnh mẽ ra khơi bám biển của ngư dân Việt Nam. Việc phát hành bộ tem bưu chính này là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Bộ TTTT nhằm tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên biển của đất nước để mọi người dân Việt Nam cùng chung sức, chung lòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương - phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam chúng ta. Những con tem bưu chính nhỏ bé sẽ gửi tới bạn bè quốc tế những hình ảnh về những sinh vật biển đặc hữu của Việt Nam, về sự tươi đẹp của đất nước Việt Nam. Từ những mẫu tem này, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành tem truyền thông mang thông điệp “Bưu điện Việt Nam chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo” được cung ứng trên toàn mạng lưới 63 Bưu điện tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ bưu thiếp với chủ đề “Trường Sa – Biển đảo quê hương” có dán sẵn tem để gửi tặng chiến sỹ, người dân sống trên đảo Trường Sa và du khách đến thăm và làm việc tại đảo Trường Sa, món quà là thông điệp gửi trao, nối liền khoảng cách giữa đất liền và đảo xa, giới thiệu hình ảnh Trường Sa đi khắp mọi miền Tổ quốc và ra thế giới.

15 tháng 3 2022

cái này mình viết thành mình bài thuyết minh còn lại bạn tự làm được khong ạ??

15 tháng 3 2022

Bộ TTTT : Bộ thông tin truyền thông.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một trang sử đầy hào hùng trong quá khứ Việt Nam cổ đại. Diễn ra vào năm 938, trận đánh này đã ghi dấu một trang sử vĩ đại trong cuộc kháng chiến của người Việt chống lại quân đội Nam Hán của Trung Quốc. Trước đó, dưới sự lãnh đạo của các danh tướng như Ngô Quyền, người Việt đã tự hào giữ vững khát vọng giành lại độc lập cho mình sau hàng thế kỷ chịu ách đô hộ Trung Quốc.

2. Hồ Chí Minh, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam, được biết đến với tài năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Ông có khả năng lãnh đạo tuyệt vời, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và cống hiến cuộc đời mình cho cuộc chiến giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba, sáng tác những tác phẩm văn học sâu sắc và cảm động về tình yêu nước và con người. Tài năng và phẩm chất nhân văn của Hồ Chí Minh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt Nam và là nguồn cảm hứng không chỉ đối với dân tộc mình mà còn với nhân loại.

11 tháng 6 2021

Tham khảo nha:

         Thien Mu Pagoda, also known as Linh Mu Pagoda, is an ancient temple located in Hue. A symbol associated with the image of Thien Mu pagoda is Phuoc Duyen tower. Thien Mu Pagoda has long been a popular tourist destination for spirituality in Hue. This temple not only has a beautiful ancient architecture but also attracts the mysterious stories behind it. Compared with temples in Hue, Thien Mu Pagoda was built with the bold ancient architecture of the ancient capital. If you look down from above you will see the temple has a shape like a turtle. Around this ancient temple is surrounded by stone formwork. The front overlooking the poetic and peaceful Perfume River, above, you can see the beauty and mystery of Thien Mu Pagoda, if you want, in the future you can visit this wonderful temple.

11 tháng 6 2021

same time nhá cj

 Bài thơ "Bánh trôi nước" của hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp "vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh. 

4 tháng 1 2021

Bạn ơi, mik tưởng văn cảm nghĩ ít nhất cx pk 2 trang giấy chứ ak !?