K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới: Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiềukhông những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
 Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiềukhông những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các quý phái nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng đúng nơi đúng lúc nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày như ca dao, tục 
ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi khéo léo kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để 
khả năng biểu hiện của nó tinh tế giản dị mà có âm vang có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi tế nhị trong tình cảm của con người. 
a/ Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
b/ Em hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ tả người trong Truyện Kiều để minh họa cho nhận xét trong đoạn trích trên? 
c/ Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết được dẫn theo cách nào? 
d/ “Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở…”. Dựa vào bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích đã học”, em hãy tìm 2 “điển cố”. 
e/ Qua các đoạn trích trong Truyện Kiều đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 –tập 1, em hãy cho biết giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. 
f/ Nhìn lại tác phẩm Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong việc dùng ngôn từ. Thật đáng buồn ngày nay tình trạng sử dụng tiếng Việt rất xô bồ. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của các bạn trẻ trong việc gìn giữ tiếng Việt. (trả lời bằng vài câu văn từ 4 - 6 dòng)

0
ĐỀ 1I.Phần Đọc – hiểu: (3đ) Đọc nhận định sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về "Truyện Kiều": "Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người." (Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960).Câu 1 (1 đ):  Em đã được học những đoạn trích nói...
Đọc tiếp

ĐỀ 1
I.Phần Đọc – hiểu: (3đ) Đọc nhận định sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về "Truyện Kiều": "Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người." (Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960).
Câu 1 (1 đ):  Em đã được học những đoạn trích nói về thiên nhiên nào trong Truyện Kiều? Nêu cụ thể.
Câu 2 (1 đ): Theo em nghệ thuật nào thường được sử dụng trong miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du? Lấy một ví dụ cụ thể để làm rõ nghệ thuật đó.
Câu 3 (1 đ): Trong các đoạn trích của Truyện Kiều, em thích nhất câu thơ hay đoạn thơ nào? Vì sao?
II. Phần Làm văn (7đ)
Câu 1 (4đ): Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ nhận định của Nhà phê bình văn học Hoài Thanh về thiên nhiên trong Truyện Kiều ở phần Đọc – hiểu.
Câu 2 (3đ) Chép thuộc lòng một đoạn thơ khoảng 4 câu miêu tả thiên nhiên trong Truyện Kiều. Nêu vẻ đẹp về cảnh vật có trong đoạn thơ đó.
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Ngữ văn 9/ tập 1)
Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1.0 đ)
a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 3. (1.0 đ)
a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?
b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Câu 2.  (5.0 đ) Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).

3
14 tháng 11 2021

cho hỏi you là ai

I.Phần Đọc – hiểu: (3đ) Đọc nhận định sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về "Truyện Kiều": "Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người." (Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960).Câu 1 (1 đ):  Em đã được học những đoạn trích nói về...
Đọc tiếp

I.Phần Đọc – hiểu: (3đ) Đọc nhận định sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về "Truyện Kiều": "Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người." (Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960).
Câu 1 (1 đ):  Em đã được học những đoạn trích nói về thiên nhiên nào trong Truyện Kiều? Nêu cụ thể.
Câu 2 (1 đ): Theo em nghệ thuật nào thường được sử dụng trong miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du? Lấy một ví dụ cụ thể để làm rõ nghệ thuật đó.
Câu 3 (1 đ): Trong các đoạn trích của Truyện Kiều, em thích nhất câu thơ hay đoạn thơ nào? Vì sao?
II. Phần Làm văn (7đ)
Câu 1 (4đ): Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ nhận định của Nhà phê bình văn học Hoài Thanh về thiên nhiên trong Truyện Kiều ở phần Đọc – hiểu.
Câu 2 (3đ) Chép thuộc lòng một đoạn thơ khoảng 4 câu miêu tả thiên nhiên trong Truyện Kiều. Nêu vẻ đẹp về cảnh vật có trong đoạn thơ đó

0
27 tháng 8 2019

Gợi ý :

1. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh
Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá rất cao về tài nghệ của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ Truyện Kiều:
- Ngôn ngữ vừa được chọn lọc một cách chính xác đến mức không thể thay đổi, thêm bớt, vừa gọt giũa hoàn thiện đến mức như những hòn ngọc quí.
- Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, sáng tạo như “tiếng đàn lạ” và thật đặc biệt “lạ” nhưng không có trường hợp nào vụng về như “tiếng đàn lỡ nhịp ngang cung”
2. Chứng minh tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
(chọn một số dẫn chứng phân tích để chứng minh )
- Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật qua vài nét miêu tả ngoại hình, lời nói… của Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều
- Nghệ thuật tả cảnh
3. Mở rộng: Lí giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du
- Nguyễn Du đã học tập, trau dồi và vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân (vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao)
- Tinh thần dân tộc, tình yêu tiếng Việt và quan trọng hơn là tài năng nghệ thuật qua quá trình khổ luyện của Nguyễn Du

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một cái lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Thạch Sanh, SGK Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Câu: 4 #374749

 Báo lỗi

Tìm 03 từ mượn có trong đoạn trích trên và giải thích nghĩa. 

0

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu: - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.”
(Nguồn Internet)

1. Câu nói của chú bé “Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được” gợi cho em suy nghĩ gì?

2. Viết đoạn văn từ 8 câu trình bày suy nghĩ của em về thông điệp được nói tới trong văn bản trên. 

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm ... Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, ông tiên đã sửa sai một cách vụng về, hấp tấp cho hải quan nhà trời Nam Tào – Bắc Đẩu (kịch bản ám thị những sai lầm và những sửa sai tệ hại như thế là nhiều vô kể trên Thiên Đình!) “Không thể sống với bất cứ giá nào được... Có...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm ... Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, ông tiên đã sửa sai một cách vụng về, hấp tấp cho hải quan nhà trời Nam Tào – Bắc Đẩu (kịch bản ám thị những sai lầm và những sửa sai tệ hại như thế là nhiều vô kể trên Thiên Đình!) “Không thể sống với bất cứ giá nào được... Có những cái giá đắt quá, không thể trả được..." - với những kết luận chất dẳng như thế, Hồn Trương Ba tự nguyện rút vào cõi hư vô. Vào hư vô, chứ không phải vào bất tử. Nếu các nhân vật Nguồn sáng trong dò' không cần đến sự bất từ, vì họ toại nguyên với cuộc sống tuyệt đẹp mà họ tin, như ngọn đuốc sáng sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì nhân vật Hồn Trương Ba, da hàng thịt chối từ trước sự bất tử, vì nhận ra nó còn tồi tệ hơn cuộc sống hữu từ. Cùng với Hồn Trương Ba, Đế Thích cũng chối bỏ thiên đường, tự nguyện nhận lấy thân phận con người phải chết và xem ra ông ta có liđối với những sinh linh bất toàn như ông mà trong vở kịch ta đường phân tích, những tiên thánh trên Thiên Đình đều đầy rẫy tội lỗi, không khác gì loài người nơi hạ giới – thì bất tử là hình phạt còn nặng nề và đáng sợ hơn cái chết. [...] Không còn cõi vĩnh hằng loài người ngàn đời mơ ước, không còn sự giải cứu cho những linh hồn tội lỗi và sự đền thưởng cho những linh hồn chân thiện. Từ thế giới này, nơi những con người hướng thiện khổ đau, cô độc và thất bại, họ chỉ có thể trở về nơi hư vô tịch diệt. Cải duy nhất mà họ có thể làm được như Trương Ba của Lưu Quang Vũ làm là trung thành đến cùng với bản chất của mình, giữ gìn cho bằng được, bằng giá của ngay sự sống, cái phẩm giá con người của mình [...] Trong vở kịch xuất sắc của mình, Lưu Quang Vũ không đi đến chủ nghĩa bi quan cực đoan. hình ảnh Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống đẹp tươi, vẫn sống trong tâm tưởng của vợ ông, con dâu ông, cháu gái ôngNhưng họ yếu đuối làm sao và bất lực làm sao trước xã hội. nơi những chủ nhân thật sự là anh để tể sống lại trong thân xác phù hợp với hắn, là anh con trai của Trương Ba thấm nhuần phép tồn tại ở đời này, là lũ quan chức tham nhũng vô liêm sỉ. Những con người ấy sẽ bất hạnh trong những thành đạt của họ, họ sẽ giận dữ đập tan những giá trị hôm qua họ mới dựng lên, để chạy theo những giá trị mới mà không bao giờ mãn nguyện. Vở kịch của Lưu Quang Vũ sở dĩ thủ phục được nhiều khán giả nước ngoài, có lẽ bởi vì nó ứng hợp với tâm trạng phổ biến trong xã hội hiện đại xã hội đã đánh mất niềm tin cũ vào những giá trị siêu nhân loại và chưa tìm được cái gì thay thế nó.”.

(Phạm Vĩnh Cư, Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam, in trong sách Sáng tạo và giao lưu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 2004)

- Xác định hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích.

- Xác định các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích.

1
31 tháng 8 2023

- Các từ lập luận: Nếu…thì; cùng với; đối với; vì; có lẽ bởi vì.

- Các phương thức mang tính biểu cảm: 

+ Sử dụng từ phủ định: Không thể sống với bất cứ giá nào được; không thể trả được; chứ không phải vào bất tử; không còn cõi vĩnh hằng; không còn sự giải cứu;…

+ Từ ngữ như đang tranh luận: chỉ có thể; nhưng; có lẽ bởi vì…

+ Cấu trúc câu: Có những cái sai…những sai lầm…những sửa sai; Không còn cõi vĩnh hằng…không còn sự giải cứu; là anh đồ tể sống…là anh con trai…là lũ quan chức…

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

1

Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng: 

+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế. 

Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới. 

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau. 

+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta. 

+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian. 

Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc.