K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2019

Gợi ý :

1. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh
Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá rất cao về tài nghệ của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ Truyện Kiều:
- Ngôn ngữ vừa được chọn lọc một cách chính xác đến mức không thể thay đổi, thêm bớt, vừa gọt giũa hoàn thiện đến mức như những hòn ngọc quí.
- Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, sáng tạo như “tiếng đàn lạ” và thật đặc biệt “lạ” nhưng không có trường hợp nào vụng về như “tiếng đàn lỡ nhịp ngang cung”
2. Chứng minh tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
(chọn một số dẫn chứng phân tích để chứng minh )
- Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật qua vài nét miêu tả ngoại hình, lời nói… của Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều
- Nghệ thuật tả cảnh
3. Mở rộng: Lí giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du
- Nguyễn Du đã học tập, trau dồi và vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân (vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao)
- Tinh thần dân tộc, tình yêu tiếng Việt và quan trọng hơn là tài năng nghệ thuật qua quá trình khổ luyện của Nguyễn Du

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới: Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiềukhông những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
 Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiềukhông những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các quý phái nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng đúng nơi đúng lúc nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày như ca dao, tục 
ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi khéo léo kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để 
khả năng biểu hiện của nó tinh tế giản dị mà có âm vang có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi tế nhị trong tình cảm của con người. 
a/ Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
b/ Em hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ tả người trong Truyện Kiều để minh họa cho nhận xét trong đoạn trích trên? 
c/ Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết được dẫn theo cách nào? 
d/ “Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở…”. Dựa vào bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích đã học”, em hãy tìm 2 “điển cố”. 
e/ Qua các đoạn trích trong Truyện Kiều đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 –tập 1, em hãy cho biết giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. 
f/ Nhìn lại tác phẩm Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong việc dùng ngôn từ. Thật đáng buồn ngày nay tình trạng sử dụng tiếng Việt rất xô bồ. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của các bạn trẻ trong việc gìn giữ tiếng Việt. (trả lời bằng vài câu văn từ 4 - 6 dòng)

0
Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

2 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp cho con người ...Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du.

2 tháng 8 2021

em cảm ơn ạ

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

1 tháng 2 2016

a. Giải thích ý thơ:

  • Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.

b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:

  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa 
    • Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. 
    • Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
    • Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
    • Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
    • Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có...
Đọc tiếp

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

phat-bieu-cam-nghi-ve-nha-tho-nguyen-du

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

5

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

~ hỏi j thế~

8 tháng 1 2019

là sao em ko có hiểu gì cả

4 tháng 7 2019

Từ “xuân”

    + Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của năm mới

    + Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ

Từ “tay”

    + Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm

    + Nghĩa chuyển: giỏi về một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó

→ Sự chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức: ẩn dụ, hoán dụ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

Gợi ý.

I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.

II. Thân bài.

1. Giải thích

- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.

- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.

- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.

2. Chứng minh

a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.

(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".

=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.

b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình

(Phân tích 8 câu cuối)

=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình. 

III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.