K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2019

Tuần trước, ta đi qua ngã ba đầu phố thấy một cửa hàng bán cá đề biển: "Ở đây có bán cá tươi". Nghe đến "cá tươi" tôi vui mừng bước vào định mua một ít. Đang chờ người hán hàng gói cá thì tôi nghe thấy một người khách cười nói:

- Nhà ông này có bán cá ươn hay sao mà biển phải đề là "cá tươi"?!

Không hiểu có phải chủ hàng nghe thấy câu nói ấy hay không mà hôm sau, đi qua, ta đã thấy chữ "tươi" bị bỏ mất. Biển hiệu chỉ còn: "Ở đây có bán cá"! Ta thấy rất thú vị bèn lân la đến gần quầy hàng định bụng hỏi chuyện ông chủ. Lúc ấy, có người đi qua lại bảo:

- Chẳng bán cá ở đây thì bán ở đâu!

Người chủ lập tức hạ biển, bỏ chữ “ ở đây”. Thế là cái biển chỉ còn ba chữ: "Có bán cá". Ta định góp ý với ông chủ nhưng thấy tình hình ấy thì không nén được cười thầm trong bụng. Được rồi! Cứ chờ xem số phận cái biển sẽ ra sao!

Ít ngày sau ta lại qua đó. Thật kinh ngạc! Cái biển chỉ còn một chữ: "Cá". Nghe người qua đường kể thì hoá ra, có một người khách đến mua hàng, ông ta nói với chủ hàng rằng:

- Bày cá ra chẳng được bán thì để làm gì mà còn phải viết "có bán"!

Vậy là ông chủ lại hạ biển, bớt chữ! Tôi bật cười, cố tình nói một câu rõ to để trêu đùa ông chủ quán này:

- Chưa đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần thì thấy cá. Vậy phải đề biển làm gì!

Nói rồi, tôi chờ phản ứng của ông chủ quán. Quả nhiên, lựa lúc vắng khách, ông ta cho hạ rồi cất cái biển đi luôn!

Ông chủ hàng cá thật là người thụ động, ba phải - "con tám cũng ừ, con tư cũng gật". Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính ông ta cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Từ việc làm kì quặc của người bán hàng này, tôi hiểu rằng khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

22 tháng 12 2019

Tuần trước, ta đi qua ngã ba đầu phố thấy một cửa hàng bán cá đề biển: "Ở đây có bán cá tươi". Nghe đến "cá tươi" tôi vui mừng bước vào định mua một ít. Đang chờ người hán hàng gói cá thì tôi nghe thấy một người khách cười nói:

- Nhà ông này có bán cá ươn hay sao mà biển phải đề là "cá tươi"?!

Không hiểu có phải chủ hàng nghe thấy câu nói ấy hay không mà hôm sau, đi qua, ta đã thấy chữ "tươi" hị bỏ mất. Biển hiệu chỉ còn: "Ở đây có bán cá"! Ta thấy rất thú vị bèn lân la đến gần quầy hàng định bụng hỏi chuyện ông chủ. Lúc ấy, có người đi qua lại bảo:

- Chẳng bán cá ở đây thì bán ở đâu!

Người chủ lập tức hạ biển, bỏ chữ “ ở đây”. Thế là cái biển chỉ còn ba chữ: "Có bán cá". Ta định góp ý với ông chủ nhưng thấy tình hình ấy thì không nén được cười thầm trong bụng. Được rồi! Cứ chờ xem số phận cái biển sẽ ra sao!

Ít ngày sau ta lại qua đó. Thật kinh ngạc! Cái biển chỉ còn một chữ: "Cá". Nghe người qua đường kể thì hoá ra, có một người khách đến mua hàng, ông ta nói với chủ hàng rằng:

- Bày cá ra chẳng đc bán thì để làm gì mà còn phải viết "có bán"!

Vậy là ông chủ lại hạ biển, bớt chữ! Tôi bật cười, cố tình nói một câu rõ to để trêu đùa ông chủ quán này:

- Chưa đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần thì thấy cá. Vậy phải đề biển làm gì!

Nói rồi, tôi chờ phản ứng của ông chủ quán. Quả nhiên, lựa lúc vắng khách, ông ta cho hạ rồi cất cái biển đi luôn!

Ông chủ hàng cá thật là người thụ động, ba phải - "con tám cũng ừ, con tư cũng gật". Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính ông ta cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Từ việc làm kì quặc của người bán hàng này, tôi hiểu rằng khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

20 tháng 12 2021

Tk:

 

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được tận mắt chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu truyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm hứng với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dạy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu truyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi tận mắt chứng kiến toàn bộ. Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, thời điểm ngày hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay :

 

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong .

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui tươi nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à? Mặt lão đùng một cái co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …

- Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng ” A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?“. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

 

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác .

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như tôi ví dụ điển hình! …Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào … thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.

- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

– Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác… Lão Hạc ngần ngại.

– Việc gì còn phải chờ khi khác … Không khi nào nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Thế là, tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi chuyện trò lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả đơn độc nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì nghèo nàn lão mới làm như vậy.

 

Đã 60 năm, quốc gia thay đổi chính sách, lão Hạc không còn, đời sống của người nông dân ngày này đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của quốc gia mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong thực trạng đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương san sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

20 tháng 12 2021

ủa bạn có lấy trên mạng ko vậy

20 tháng 12 2021

Tham Khảo !

Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lúi húi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.

 

Vừa đến cửa, lão nói với chồng tôi, gương mặt hốc hác cúi cằm xuống:

- Cậu Vàng đi rồi ông Giáo ạ!

À thì ra lão qua đây để nói về con chó mà lão cưng, lão thương như vàng ấy. Không tránh khỏi sự ngạc nhiên, ông nhà hỏi:

- Cụ đã bán rồi à?

- Vâng, tôi bán rồi.

Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng. Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt đầy ắp những khổ cực bắt đầu ngân ngấn nước, đỏ hoe. Ông nhà tôi xót xa lắm, rót ly rượu mời lão rồi hỏi tiếp:

- Vậy nó cho bắt à?

Câu hỏi này có lẽ đã vô tình đụng vào nỗi đau mà lão Hạc cố chôn vùi. Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. Những giọt nước mắt ấy tưởng chừng sẽ không có ở cái tuổi gần đất xa trời như lão, ấy vậy mà lại rơi vì trót lừa một con chó, lão nghẹn ngào:

- Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu. Nghe gọi về ăn cơm thì vẫy đuôi lật đật chạy về. Đang ăn thì thằng Mục và thằng Xiên trốn từ phía sau túm lấy cu cậu, loay hoay một lát là trói chặt cả bốn chân. Cái giống nó cũng khôn, biết mình bị bắt nên im lặng, chỉ kêu ư ử như muốn oán trách tôi vì sao lại đối xử tệ với nó như vậy. Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá! Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy. Lão cấu xé, dằn vặt bản thân để thỏa nỗi đau đang cồn cào tận đáy lòng. Nhìn lão thế này, ông nhà tôi thấy đau lòng lắm, ông ôm lão mà khóc cùng và tôi thấy thương lão Hạc biết bao!

Người ngoài nhìn vào có thể sẽ nghĩ lão không được bình thường, không khóc vì khổ thì thôi chớ ai đời lại đi khóc vì bán chó. Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ lão già rồi nên không còn minh mẫn, có tiền không tiêu, có ruộng vườn không bán, có chó không giết... nhưng bây giờ hiểu rõ sự tình, tôi thấy thương cho hoàn cảnh lão lắm. Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai thì không lấy được vợ, đứa con trai duy nhất phẫn chí bỏ đi phụ đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão phải sống hiu quạnh cùng con chó là kỉ niệm mà người con trai để lại, lão cưng nên gọi là “cậu Vàng”. Nhưng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đứt ruột bán đi cậu Vàng dù trong lòng đau như cắt. Không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão những khi lão nhớ đến con trai, ai bên cạnh lão khi lão ốm yếu? Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão. Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn. Còn lão Hạc với chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.

 

Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Cuộc đời quả thật trớ trêu khi bắt con người ta phải sống trong sự đau khổ, kéo dài như thế. Còn về phần gia đình tôi cũng sống trong hoàn cảnh túng quẫn. Tuy nhiên ông nhà tôi có tấm lòng rộng lớn, mặc dù nhỏ tuổi hơn lão Hạc rất nhiều nhưng khi nghe lão tâm sự, ông vẫn lắng nghe và chia sẻ cùng lão, không hề phàn nàn mà lại tỏ thái độ vô cùng lễ phép tôn trọng lão Hạc.

Thông qua câu chuyện và nỗi đau của lão Hạc nói riêng và cuộc sống của những người nông dân thời xưa như chúng tôi nói chung, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc sự đáng thương, sự gian truân của cuộc đời. Chúng tôi chỉ mong cái xã hội này nhanh chóng chấm dứt, để con cháu đời sau có cuộc sống ấm lo, hạnh phúc.

20 tháng 12 2021

cảm ơn

2. Bài làm :

 Tôi là một con cua nhỏ sống ở một cái giếng cũ lâu năm. Chung quanh tôi có rất nhiều bạn bè : Anh nhái, cô ốc,...Trong đó còn có cả một anh ếch ộp nữa. Anh ếch nhà ta trời sinh ra đã được ở trong giếng này nên cũng không hiểu mấy bên ngoài, còn chúng tôi cũng vừa mới định cư ở đây nên cũng biết chút ít. Ếch thì suốt ngày ngồi dưới đáy kêu ồm ộp, mỗi lần như thế, chúng tôi lại giật thót lên. Thế là Ếch tưởng mình như chúa tể, lại nhìn lên trời chỉ qua miệng giếng nên coi trời bằng cái vung. Anh Ếch bảo chúng tôi chẳng làm ăn được cái tích sự gì, cứ nghe thấy tiếng anh ta là sợ. Một năm, trời mưa to, nước trong giếng nơi chúng tôi ở dềnh lên mỗi lúc một cao, rồi tràn cả ra ngoài, anh Ếch cũng được nước đưa ra ngoài luôn. Ra ngoài, anh ta cứ nghênh nga nghênh ngang vừa đi vừa kêu. Ếch cứ như vậy nên cũng không để ý gì xung quanh. Bỗng một con trâu lớn đi qua. Chúng tôi định cất tiếng bảo Ếch cẩn thận nhưng thôi rồi, con trâu kia đã dẵm anh ta bẹp dí. 

 Chuyện đã xảy ra lâu rồi, chúng tôi rất thương tiếc cái chết của anh. Nhưng đó lại là một bài học đắt giá : Đừng bao giờ chủ quan, kiêu ngạo, hãy cố gắng mở rộng hiểu biết của mình để không nhận lại hậu quả đáng tiếc cho chính mình.

  Xin lỗi mik không làm được câu 1, chỉ làm được câu 2 thôi. Mik không chép mạng đâu nha, tự nghĩ đó ~

~Hok tốt~

~~~Leo~~~

16 tháng 10 2016

Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

16 tháng 10 2016

Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

30 tháng 12 2016

Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh thực phẩm tươi sống thuỷ hải sản.Từ đời ông tôi, rồi đến bố tôi sau cùng là tôi.Khi tôi tiếp quản việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn,vui buồn lẩn lộn.Nhưng có một kỷ niệm đáng nhớ nhất mà mỗi lần tôi ngẫm nghĩ lại thật buồn cười : “việc treo biển hiệu cho cửa hàng.”

Vì công việc kinh doanh đối với tôi lúc đầu còn mới mẻ nên việc mua bán ế ẩm.Tôi nảy ý định treo biển “Ở đây có bán cá tươi” nhằm quảng cáo để mọi người biết.Nghĩ sao làm vậy…Biển vừa được treo lên,có người đi ngang qua, xem rồi cười bảo: Cửa hàng của anh lâu nay bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi”.Tôi nghe thế ! Thấy chột dạ liền bỏ chữ “tươi” đi.Hôm sau có người khách đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Chẵng nhẽ người ta ra hàng hoa mua cá hay sao mà anh phải đề “ở đây”.Nghe người khách nói có lý, tôi liền bỏ ngay hai chữ “ở đây”đi.Cách vài hôm sau có người khách nọ đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Ở đây bày cá ra khoe hay sao mà đề “có bán”,cần gì phải đề thế.Tôi nghe cũng có lý,liền bỏ luôn hai chữ”có bán”.Thành ra trên biển chỉ còn có một chữ “cá”.Tôi nghĩ thầm trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.Nhưng không ngờ vài hôm sau , người hàng xóm sang chơi, nhìn cái biển rồi nói: Mới tới đầu ngõ đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy rẩy cá, ai chẳng biết là bán cá mà đề biển làm gì nữa.Thế là tôi đem cất nốt cái biển luôn.

Qua sự việc trên nghĩ lại thật buồn cười.Sao mình ba phải thế “ con tám cũng ừ,con tư cũng gật”.Treo biển lên để quảng cáo là một việc rất có ý nghĩa nhưng tôi lại không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình.Rốt cuộc treo biển lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt.Việc làm ấy vừa tốn công, tốn sức vừa đáng chê cười.Sau khi ngẫm nghĩ từ việc làm kì quặc của mình,tôi khuyên mọi người khi làm việc gì cũng cần phải suy xét trước sau một cách cẩn thận.

8 tháng 12 2017

yeu

22 tháng 11 2021

THAM KHẢO:

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được tận mắt chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu truyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm hứng với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dạy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu truyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi tận mắt chứng kiến toàn bộ. Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, thời điểm ngày hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay :

 

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong .

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui tươi nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à? Mặt lão đùng một cái co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …

- Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng ” A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?“. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

 

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác .

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như tôi ví dụ điển hình! …Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào … thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.

- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

– Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác… Lão Hạc ngần ngại.

– Việc gì còn phải chờ khi khác … Không khi nào nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Thế là, tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi chuyện trò lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả đơn độc nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì nghèo nàn lão mới làm như vậy.

 

Đã 60 năm, quốc gia thay đổi chính sách, lão Hạc không còn, đời sống của người nông dân ngày này đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của quốc gia mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong thực trạng đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương san sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

 

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

28 tháng 1 2021

Với nội dung châm biến, phê phán thì tuyện "Treo biển" chê cười người làm nhà hàng bán cá không có lập trường, ý kiến riêng của bản thân, nghe theo người khác và cuối cùng là dỡ cả bảng hiệu.

7 tháng 12 2019

       Tôi là chủ của một cửa hàng bán cá nọ. Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện mà tôi thấy áy náy vô vùng.

       Số là hôm đó tôi muốn quảng cáo về cửa hàng của mình. Thế là tôi làm một cái biển, mặt đề mấy chữ to tướng:

                    "Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

       Khi biển vừa treo lên, có một người đi ngang qua nhìn cái biển, cười bảo:

       - Trước kia nhà hàng này quen bán cá ươn hay sao mà giờ phải đề là " cá tươi".

       Tôi nghe vậy, thấy có lí, liền bỏ ngay chữ "tươi" đi.

       Hôm sau, có một người khách đến mua cá, nhìn cái biển, cười bảo:

       - Người ta chả lẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là "có bán".

       Nghe vậy, tôi nghĩ:" Ừ nhỉ! Sao mình lại không nghĩ ra." Thế là tôi bỏ ngay hai chữ "Ở đây".

       Vài hôm sau, lại có một người khách đến mua cá, nhìn cái biển cúng cưởi bảo:

       - Nhà này không bán cá thì bày ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán".

       Tôi nghe vậy thấu đúng, liền bỏ ngay chữ "có bán", thành tấm biển chỉ có mỗi chữ " cá". Tôi nghĩ giờ chẳng ai bắt bẻ được tôi nữa. 

        Cách vài hôm, có nhười láng giềng sang chơi nhà tôi, nhìn cái biển, nói:

        - Chưa đi đến đâu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần thì thấy toàn  là cá, ai chả biết là bán cá, còn cải đề cái biển làm gì, mất công ra!

        Thế là tôi lại cất nốt cái biển. Kì lạ là sau hôm đó nhà tôi rất vắng khách, không hiểu tại sao, mong các bạn giải thích hộ tôi nhé.

* Chú ý: Bài văn có nhiều lỗi diễn đạt, mong các bạn sửa lại. Chúc các bạn học tập vui vẻ!!!