K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2019

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

13 tháng 8 2019

gach y dc ko 

dung vao vc hc 

tim hieu thong tin

......

1 tháng 7 2023

Việc sử dụng điện thoại thông minh không đúng cách đã trở thành một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại. Mặc dù điện thoại thông minh mang lại nhiều tiện ích và giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh, nhưng việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Một vấn đề phổ biến là sự lệ thuộc quá mức vào điện thoại thông minh. Nhiều người đã trở nên cuồng nhiệt với việc kiểm tra liên tục tin nhắn, thông báo và mạng xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây mất tập trung trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Thêm vào đó, việc sử dụng điện thoại thông minh trong khi lái xe đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng gây tai nạn giao thông. Nhiều người vẫn không nhận ra rằng việc nhìn vào màn hình điện thoại trong khi lái xe có thể gây mất tập trung và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể gây căng thẳng cho mắt và gây ra vấn đề về giấc ngủ. Sử dụng điện thoại quá lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng cổ tay bị viêm nhiễm và đau nhức.

Để sử dụng điện thoại thông minh một cách đúng cách, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp. Đầu tiên, hãy thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại và tuân thủ nó. Hãy tắt thông báo không cần thiết và chỉ kiểm tra điện thoại trong khoảng thời gian nhất định. Thứ hai, hãy tránh sử dụng điện thoại trong khi lái xe hoặc trong các tình huống nguy hiểm. Cuối cùng, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ mắt như giảm độ sáng màn hình và thường xuyên nghỉ ngơi.

Việc sử dụng điện thoại thông minh không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề. Chúng ta cần nhận thức và áp dụng các biện pháp để sử dụng điện thoại một cách hợp lý và có lợi cho cuộc sống hàng ngày.

12 tháng 7 2021

Sự phát triển của công nghệ kĩ thuật đem đến cho con người rất nhiều điều bổ ích. Và điện thoại di động chính là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, việc những bạn học sinh lạm dung điện thoại quá nhiều, hay sử dụng điện thoại sai mục đích mang đến cho bố mẹ, thầy cô nhiều điều trăn trở.

Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.

Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ. Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu like gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….

Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.

Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.

Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình

 

25 tháng 10 2021

tham khảo

Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.

25 tháng 10 2021

(Tham khảo)

Đoạn 1:Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.

Đoạn 2:Khi nhắc đến những truyện cổ tích về trí khôn dân gian thì không thể không nói đến truyện "Em bé thông minh". Em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Em bé thông minh là một em bé chăm chỉ, ngoan ngoãn đối với em. Chính những câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên. Dù vậy, em bé thông minh vẫn chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Em mong sau này nước ta sẽ có được nhiều nhân tài như nhân vật Em bé thông minh.

2 tháng 5 2023

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay".

Mẫu: Nếu muốn được sống trên mảnh đất hạnh phúc, tự do, bình yên thì phải ươm mầm hạt giống an toàn. Thế nhưng, một vấn đề xã hội hiện còn rất nhiều trong đời sống hiện nay khiến ta phải băn khoăn đặt dấu chấm hỏi rằng liệu nơi ta sống có thực sự an toàn chưa. Đó là việc vi phạm an toàn giao thông hiện nay, hơn hết là của học sinh.

Thân bài:

- Giải thích: "An toàn giao thông" là gì?

+ Là mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông không bị thương hại về sức khỏe, vật chất, tính mạng.

+ Cơ sở: được xây dựng từ ý thức tham gia giao thông của mỗi người, hay nói khác là nắm rõ luật tham gia giao thông.

- Phân tích bàn luận:

+ Luận điểm:

-> Học sinh hiện nay đa số vi phạm an toàn giao thông rất nhiều, điều này phổ biến ở mọi nơi.

--> Nguyên nhân: thiếu ý thức tham gia giao thông, không được dạy dỗ, nhỏ tuổi hoặc coi thường hay chưa biết sự quý giá của sức khỏe/ tính mạng bản thân và mọi người xung quanh. 

---> Vì lợi ích riêng của bản thân, không màng đến việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

=> Hơn hết, hành động vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay thể hiện nên chính phẩm chất đạo đức của họ. 

+ Luận cứ: 

-> Đậu xe ở bên ngoài trường học, ngay bên lề đường gây hẹp phạm vi giao thông đi lại.

-> Chạy xe khi chưa đủ tuổi.

-> Tống 3,4 và không đội mũ bảo hiểm.

-> Lạng lách, đua xe, đánh võng,...

=> Đây là những hành vi mà một con người có học (học sinh) tuyệt đối không được làm. 

+ Tác hại của việc vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay:

-> Gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của mọi người.

-> Có nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

-> Liên lụy đến người thân, gần nhất là cha mẹ phải chăm lo tốn tiền vì việc vi phạm an toàn giao thông của mình (hay nói cách khác là báo cha báo mẹ:")

+ Mở rộng: nguyên do vi phạm giao thông của các bạn học sinh còn ở hành động của người lớn trong môi trường họ sinh sống. Vì thế để có thể giảm thiểu việc này còn cần vào tấm gương của người lớn, tức là ai ai cũng phải có ý thức tham gia giao thông.

 + Giải pháp: 

-> Nhà trường và giáo viên phổ cập thêm kiến thức tham gia giao thông để giữ được an toàn cho bản thân cũng như của mọi người xung quanh. Răn đe, nhắc nhở với học sinh vi phạm an toàn giao thông.

-> Cha mẹ cần làm gương cho con cái về ý thức tham gia giao thông.

-> ...

+ Liên hệ bản thân.

Kết bài:

- Tổng kết lại vấn đề và nêu suy nghĩ của bản thân.

Mẫu: Khép lại, có thể hiện tại việc vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay còn xảy ra rất nhiều nhưng em tin chắc rằng việc này sẽ được hạn chế, giảm thiểu. Đó là khi chúng ta ai ai cũng có ý thức tham gia giao thông, đặc biệt là những bạn học sinh.

T.Lam

2 tháng 5 2023

viết ra đoạn văn luôn đc ko ạ 

23 tháng 10 2021

TL: ( Tham khảo )

Bạn muốn người khác mở lòng với mình, muốn họ chia sẻ tâm tư của họ với mình... Thứ duy nhất bạn có thể làm được là luôn cảm thông với họ. Giống như EC Mc Kenzie đã nói: Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Thực vậy, cảm thông là sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm của mình với cảm xúc của người khác. Câu nói của Kenzie muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của cảm thông. Bước vào thế giới của người khác, không có chiếc chìa khóa nào bằng sự cảm thông. Cảm thông sẽ khiến người khác tin tưởng chúng ta hơn, dễ dàng chia sẻ những tâm sự của họ với mình. Cảm thông cũng giúp chính chúng ta học cách nhìn nhận người khác không vội vàng và thêm phần thấu hiểu họ hơn. Điều đó thực sự giúp cho cuộc sống này tốt đẹp và giảm bớt đi hận thù. Nhờ có cảm thông mà những ông bố bà mẹ hiểu con mình hơn, giúp con sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng sự chỉ dẫn của bố mẹ mình. Nhờ có cảm thông mà một vị sếp dễ dàng trao cho nhân viên của mình cơ hội được sửa sai, học hỏi thêm kinh nghiệm. Khi đó họ sẽ cống hiến hết mình cho công việc. Cầm chiếc chìa khóa cảm thông trong tay, bạn có thể chẳng giải quyết được sự cố của ai đó, nhưng cũng khiến họ vui vì có người đã hiểu họ. Và chúng ta cũng thật đáng buồn, vì có những thầy cô cứ mắng nhiếc học sinh vì lỗi lầm mà không biết bạn ấy đang gặp vấn đề gia đình. Có những bố mẹ vì mong muốn của bản thân mà áp đặt con cái theo ý mình để rồi cánh cửa trái tim của những đứa trẻ ấy mãi không mở ra nữa. Chỉ đến khi có sự việc đáng tiếc xảy ra mới ân hận đầy muộn màng. Là chính bản thân mình cũng vậy thôi, muốn người khác hiểu mình thì trước hết bạn phải cảm nhận được họ đang cảm thông với mình. Không có điều đó, bạn hay tôi cũng chẳng muốn mở cửa trái tim. Giá trị của cảm thông trong cuộc sống chắc chắn còn lớn hơn việc là mở cửa được trái tim người khác. Hãy bắt đầu bằng việc đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu, sẻ chia với họ để sự cảm thông không chỉ là chìa khóa mà còn là liệu pháp tinh thần mãi mãi ở có trong mỗi chúng ta.

~HT~

Tham khảo:

Thời đại công nghệ 4.0 đưa đến cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng những tiện ích thiết thực, hữu dụng. Trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến. Điều đáng khích lệ là nhờ có mạng xã hội mà các bạn làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm được dễ dàng hơn. Nhiều group học tập được lập ra phục vụ nhu cầu học tập thủ hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia mang lại hiệu quả cao đã cho thấy được vai trò của mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những tác động tiêu cực, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến sức khoẻ,....Vì vậy, cần tỉnh táo khi dùng mạng xã hội, nó là con dao hai lưỡi với tất cả mọi người.

Tham khảo: 

18 tháng 4 2023

Điện thoại thông minh không chỉ là một công cụ giúp chúng ta liên lạc với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp mà còn là một thiết bị để giải trí và làm việc. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, để sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả và hợp lí, chúng ta nên đặt giới hạn thời gian sử dụng, tắt thông báo khi không cần thiết, và không sử dụng điện thoại trong khi lái xe hoặc tham gia giao thông. Ngoài ra, chúng ta cũng nên ưu tiên sử dụng điện thoại để trau dồi kiến thức, học tập và đọc sách. Sử dụng điện thoại thông minh hợp lí sẽ giúp chúng ta duy trì cuộc sống cân bằng và lành mạnh.