K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2021

Sự phát triển của công nghệ kĩ thuật đem đến cho con người rất nhiều điều bổ ích. Và điện thoại di động chính là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, việc những bạn học sinh lạm dung điện thoại quá nhiều, hay sử dụng điện thoại sai mục đích mang đến cho bố mẹ, thầy cô nhiều điều trăn trở.

Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.

Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ. Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu like gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….

Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.

Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.

Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình

 

17 tháng 12 2020

Mong mọi người giúp ạ, mình đang rất cần và cũng rất mong mọi người không sao chép ở ngoài

2 tháng 5 2023

Trong cuộc sống, con người có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng cơ bắp, bằng quyền lực, bằng đồng tiền.. Nhưng Lê-nin, người thầy của cách mạng vô sản đã nêu lên một ý kiến khác: "Ai có tri thức người đó có sức mạnh". Câu nói của Lê-nin đã giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về giá trị của tri thức và người tri thức. "Tri thức" là vốn hiều biết về tự nhiên, xã hội, là kinh nghiệm, kĩ năng mà con người lĩnh hội được thông qua học tập trải nghiệm cuộc sống. "Sức mạnh" là một cách nói ẩn dụ chỉ khả năng thực hiện một việc nào đó. Câu nói trên của Lê-nin muốn khẳng định một điều rằng: Người có được tri thức sẽ có khả năng thực hiện được mọi việc, giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, biết cách vượt qua khó khắn, trở ngại

5 tháng 10 2018

Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống. Nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.Đặc biệt là vấn đề học sinh THCS sử dụng điện thoại là 1 vấn đề đáng quan tâm .Thói ăn chơi đua đòi của học sinh THCS là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá.Sủ dụng điện thoại thông minh là ko cần thiết với học sinh THCS ,ở lúa tuổi này các bạn cần phải học ko nên chạy theo các tệ nạn xã hội .Và chính sử dụng đthoại thông minh mà các bạn biết thêm nhiều điều bổ ích cũng như ko bổ ích .học sinh THCS ko dùng đthoại thông minh thì sao lại gọi là thua kém lạc hậu ?Dùng đthoại thông minh thì gọi là ăn chơi đua đòi thì đúng , nó ko phù hợp với lứa tuổi của các bạn. Mà  nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân.Tóm lại , học sinh THCS ko sử dụng đthoại thông minh khong phải thua kém ,lạc hậu.

HỌC TỐT


 

25 tháng 9 2021

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật là cái kết hợp lý vì nó thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

Tham khảo nhé!

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.

23 tháng 9 2021

cho mình hỏi từ Hán Việt là tuè nào vậy ạ 

17 tháng 3 2022

refer

Đọc sách mang đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Đọc sách Lịch sử giúp ta sống lại với những cuộc kháng chiến hào hùng, để ta biết trân trọng và gìn giữ hòa bình hôm nay. Đọc sách địa lý giúp ta hiểu biết về các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, lũ lụt, thủy triều, hiệu ứng nhà kính,.....,....Đọc sách toán học, du lịch, kinh tế,....giúp ta mở mang tư duy....Mỗi cuốn sách hay đều mang những giá trị tích cực đến cho con người khi đọc nó. Và sách không chỉ cung cấp lượng tri thức khổng lồ, khi đọc sách, tâm hồn chúng ta được bồi đắp những cảm xúc tốt đẹp. Đọc sách văn học để ta biết đồng cảm, sẻ chia, biết thương và xót xa trước số phận của những nhân vật, biết căm phẫn trước những bất công, ngang trái của xã hội cũ,....Đọc Hạt giống tâm hồn, ta thấy lòng mình lắng lại, biết trân quý những điều bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống, biết yêu thương cuộc đời dẫu còn nhiều những chông chênh, biết cảm ơn những tấm lòng vị tha, nhân ái, những vòng tay dẫu gian nan vẫn sẵn sàng nâng đỡ kẻ khốn khó hơn mình. Hãy chọn cho mình một cuốn sách hay để đọc, hãy đọc thật kỹ và nghiền ngẫm từng con chữ trên mỗi trang sách, bạn sẽ thấy được vô vàn điều tốt đẹp mà nó mang đến. Hãy yêu sách như yêu chính bản.

17 tháng 3 2022

tham khảo

Đọc sách mang đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Đọc sách Lịch sử giúp ta sống lại với những cuộc kháng chiến hào hùng, để ta biết trân trọng và gìn giữ hòa bình hôm nay. Đọc sách địa lý giúp ta hiểu biết về các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, lũ lụt, thủy triều, hiệu ứng nhà kính,.....,....Đọc sách toán học, du lịch, kinh tế,....giúp ta mở mang tư duy....Mỗi cuốn sách hay đều mang những giá trị tích cực đến cho con người khi đọc nó. Và sách không chỉ cung cấp lượng tri thức khổng lồ, khi đọc sách, tâm hồn chúng ta được bồi đắp những cảm xúc tốt đẹp. Đọc sách văn học để ta biết đồng cảm, sẻ chia, biết thương và xót xa trước số phận của những nhân vật, biết căm phẫn trước những bất công, ngang trái của xã hội cũ,....Đọc Hạt giống tâm hồn, ta thấy lòng mình lắng lại, biết trân quý những điều bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống, biết yêu thương cuộc đời dẫu còn nhiều những chông chênh, biết cảm ơn những tấm lòng vị tha, nhân ái, những vòng tay dẫu gian nan vẫn sẵn sàng nâng đỡ kẻ khốn khó hơn mình. Hãy chọn cho mình một cuốn sách hay để đọc, hãy đọc thật kỹ và nghiền ngẫm từng con chữ trên mỗi trang sách, bạn sẽ thấy được vô vàn điều tốt đẹp mà nó mang đến. Hãy yêu sách như yêu chính bản.