K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2023

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay".

Mẫu: Nếu muốn được sống trên mảnh đất hạnh phúc, tự do, bình yên thì phải ươm mầm hạt giống an toàn. Thế nhưng, một vấn đề xã hội hiện còn rất nhiều trong đời sống hiện nay khiến ta phải băn khoăn đặt dấu chấm hỏi rằng liệu nơi ta sống có thực sự an toàn chưa. Đó là việc vi phạm an toàn giao thông hiện nay, hơn hết là của học sinh.

Thân bài:

- Giải thích: "An toàn giao thông" là gì?

+ Là mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông không bị thương hại về sức khỏe, vật chất, tính mạng.

+ Cơ sở: được xây dựng từ ý thức tham gia giao thông của mỗi người, hay nói khác là nắm rõ luật tham gia giao thông.

- Phân tích bàn luận:

+ Luận điểm:

-> Học sinh hiện nay đa số vi phạm an toàn giao thông rất nhiều, điều này phổ biến ở mọi nơi.

--> Nguyên nhân: thiếu ý thức tham gia giao thông, không được dạy dỗ, nhỏ tuổi hoặc coi thường hay chưa biết sự quý giá của sức khỏe/ tính mạng bản thân và mọi người xung quanh. 

---> Vì lợi ích riêng của bản thân, không màng đến việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

=> Hơn hết, hành động vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay thể hiện nên chính phẩm chất đạo đức của họ. 

+ Luận cứ: 

-> Đậu xe ở bên ngoài trường học, ngay bên lề đường gây hẹp phạm vi giao thông đi lại.

-> Chạy xe khi chưa đủ tuổi.

-> Tống 3,4 và không đội mũ bảo hiểm.

-> Lạng lách, đua xe, đánh võng,...

=> Đây là những hành vi mà một con người có học (học sinh) tuyệt đối không được làm. 

+ Tác hại của việc vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay:

-> Gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của mọi người.

-> Có nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

-> Liên lụy đến người thân, gần nhất là cha mẹ phải chăm lo tốn tiền vì việc vi phạm an toàn giao thông của mình (hay nói cách khác là báo cha báo mẹ:")

+ Mở rộng: nguyên do vi phạm giao thông của các bạn học sinh còn ở hành động của người lớn trong môi trường họ sinh sống. Vì thế để có thể giảm thiểu việc này còn cần vào tấm gương của người lớn, tức là ai ai cũng phải có ý thức tham gia giao thông.

 + Giải pháp: 

-> Nhà trường và giáo viên phổ cập thêm kiến thức tham gia giao thông để giữ được an toàn cho bản thân cũng như của mọi người xung quanh. Răn đe, nhắc nhở với học sinh vi phạm an toàn giao thông.

-> Cha mẹ cần làm gương cho con cái về ý thức tham gia giao thông.

-> ...

+ Liên hệ bản thân.

Kết bài:

- Tổng kết lại vấn đề và nêu suy nghĩ của bản thân.

Mẫu: Khép lại, có thể hiện tại việc vi phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay còn xảy ra rất nhiều nhưng em tin chắc rằng việc này sẽ được hạn chế, giảm thiểu. Đó là khi chúng ta ai ai cũng có ý thức tham gia giao thông, đặc biệt là những bạn học sinh.

T.Lam

2 tháng 5 2023

viết ra đoạn văn luôn đc ko ạ 

17 tháng 5 2021

Tham khảo 

 

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

 

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục.

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường xá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:I. NỘI DUNG CUỘC THI- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp,...
Đọc tiếp

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:

I. NỘI DUNG CUỘC THI
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Ưu tiên, khuyến khích các bài viết, ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế giao thông tại Hà Nội

II. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của nội dung bài viết.
- Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại báo chí: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh... Mỗi bài viết không quá 1.500 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.500 từ và không quá 5 kỳ).
- Tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Kích thước ảnh tối thiểu 12cm x 18cm bản in, tối thiểu 1.000kb/ảnh bản mềm. Không chấp nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật photoshop, kỹ thuật xử lý buồng tối - buồng sáng. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra phim gốc hoặc files gốc khi cần thiết. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình. Một phóng sự ảnh từ 5-7 ảnh.
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4 một mặt, rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email.

Có bạn nào làm chưa ,giúp mình với

0
13 tháng 5 2022

Tham khảo

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

13 tháng 5 2022

hình như hơi lạc đề;-;

13 tháng 5 2022

kooooooooooooooooo đăngggggggggg lạiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

13 tháng 5 2022

có ai trả lời đâu, bạn trả lời sai mà nói này nói kia tưởng hay lắm à

 

13 tháng 5 2022

đừng để t báo cáo bn:)

13 tháng 5 2022

ụa tại sao zị cj .-. ?

13 tháng 5 2022

ko đăng lại

27 tháng 10 2016

Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họađối với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kìlúc nào.Mỗi ngày trôi qua có hơnba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phầnlàm giảm tai nạn giao thông choxã hội.
Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người.Trung bình làm chết trên dưới 1 triệu ngườivà bị thương hàng chục triệu người mỗi năm.Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lạităng thêm 10% con số này ở cácnước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển. Phổ biến nhấthiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu cho xãhội. Loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy khiđi trên các tuyến đường bộ hay các tuyến đường chuyên dùng cho người đi bộ. Ngoài ra còn cócác loại tai nạn giao thông khác như tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thuỷ, tai nạn giao thông đường hàng không..

6 tháng 6 2018

Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họađối với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kìlúc nào.Mỗi ngày trôi qua có hơnba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phầnlàm giảm tai nạn giao thông choxã hội.
Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người.Trung bình làm chết trên dưới 1 triệu ngườivà bị thương hàng chục triệu người mỗi năm.Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lạităng thêm 10% con số này ở cácnước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển. Phổ biến nhấthiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu cho xãhội. Loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy khiđi trên các tuyến đường bộ hay các tuyến đường chuyên dùng cho người đi bộ. Ngoài ra còn cócác loại tai nạn giao thông khác như tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thuỷ, tai nạn giao thông đường hàng không..