K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2019

Cứu mk vs mí bn
Đang cần gấp ạkhocroi

6 tháng 5 2019

Theo mình thì... hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884) là hiệp ước của triều đình nguyễn kí với Pháp là nặng nề nhất, vì:

-Nó ảnh hưởng đến dư luận, lấy lòng triều đình Huế để dễ dàng tiến hành kế hoạch thống trị nước ta.

-Nó chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, thay vào đó là chế độ thuộc địa và nửa phong kiến, kéo dài đến cách mạng tháng Tám 1945.

Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau: 

Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.  

Nội dung:

+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp

+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

Nhận xét 

- Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp 

- Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp

- Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã  phản bội lại một phần lợi ích dân tộc

- Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi

- Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

30 tháng 3 2021

Ý 1:

 

Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:

- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)

- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp

Nội dung của Hiệp ước 

- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...

- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp

Ý 2:

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

1 tháng 3 2021

Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến. 

Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

1 tháng 3 2021

Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ Nguyễn.

23 tháng 3 2022

Nhận xét: Làm mất đi quyền độc lập của nhân dân ta. Đẩy nhân dân ta vào thời Pháp thuộc, đưa đất nước vào thời kì lệ thuộc và biến nước ta thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Tinh thần chống Pháp của nhân dân (Tham khảo)

 

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

 

23 tháng 3 2022

CẢM ƠN BN NHIỀU NHÉ ❤❤❤❤❤

19 tháng 6 2019

Đáp án A

Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, ngày 3-3-1946, Ban Thường vu Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Bài hát mang khí thế hiên ngang, lẫm liệt, và niềm tin chắc thắng của đoàn quân Nam tiến: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!

 
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khi nghe bài hát ngay ở phần mở đầu ca khúc “Lá đỏ”, cả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp đã tạo cho em sự ấn tượng về sự khéo tạo được một không gian cao rộng, kì vĩ của núi rừng trong cả Thơ và Nhạc, khiến người nghe ngỡ ngàng, sững sờ, choáng ngợp. Nó đã toát lên vè khỏe khoắn, sự chắc nịch hừng hực khí thế trong bước quân hành vừa hùng dũng, tự tin, vừa yêu đời say đắm của những chàng trai tràn trề sức sống của tình yêu người và yêu đời.

Một cuộc gặp mang tính lịch sử, in đậm dấu ấn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Lịch sử sắp sang trang mới. Bởi cái không gian cao rộng, lộng gió cùng vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn, với màu đỏ mạnh mẽ hưng phấn của một rừng lá đỏ, cho ta cảm nhận điều đó.

Hình ảnh: Rừng ào ào lá đỏ đâu phải chỉ miêu tả thiên nhiên? Nó còn là một ẩn dụ cho khí thế hào hùng, cho sức mạnh không gì ngăn cản của điệp trùng bàn chân lính trẻ mang cả tình yêu và niềm tin ra trận. Sức khỏe của tuổi hai mươi, tuổi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Từ láy ào ào –với nguyên âm tròn rộng cùng thanh huyền tạo nên cảm giác phấn khích. Tâm điểm của không gian có một không hai ấy là Em – người con gái Giải phóng quân – Em là quê hương. Mộc mạc, bình dị; dịu hiền, lạc quan, cứng rắn, kiên định. Một biểu tượng cho thanh bình giản dị, chịu thương, chịu khó, mộc mạc chân chất – Vai áo bạc, quàng súng trường - một biểu tượng cho chiến tranh, khói lửa. Nó tương phản nhau, nhưng cả hai ở trong em lại vô cùng hài hòa tạo nên cái đẹp đầy quyến rũ.

Chỉ bằng hai nét phác thảo bờ vai mà biểu hiện một bức chân dung cô Giải phóng quân duyên dáng, cứng cỏi, lạc quan. Bức chân dung điển hình của nữ Giải phóng quân miền Nam thời chống Mỹ. Đầu đội mũ tai bèo, áo bà ba, cổ quàng khăn rằn, buông hờ mái tóc bay theo chiều gió. Một bức chân dung tuyệt đẹp!

Tiếp đến, ta  nghe thấy rất rõ âm thanh rầm rập của đoàn quân điệp trùng lá ngụy trang cuốn theo bụi đỏ: Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa. Chiến tranh dưới ngòi bút của đôi tác giả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp không có âm thanh cuồng nộ của máy bay rít, không có âm thanh ghê rợn xé gió của bom rơi, không có sự khủng khiếp của chết chóc, nhưng ta vẫn cảm thấy sự hối hả, sự cần thiết nơi chiến trường: Quân đi vội vã và sự khốc liệt của chiến tranh đang chờ phía trước: Nhòa trời lửa.

Kết thúc là lời tạm biệt hẹn gặp vô cùng thân thiết, yêu thương. Chỉ một từ nhé nhỏ nhẹ mà sao đằm sâu cảm động đến thế. Lời hứa hẹn có niềm tin tất thắng của cả dân tộc: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Có phải sự tiên đoán trong cảm thức tinh nhạy của người nghệ sĩ? Đây là một cuộc hẹn lịch sử kỳ lạ, đầy ấn tượng và mãi mãi khát khao.

Khi còn sống nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi từng đến thăm Đài TNVN kể chuyện đi Miền Nam và viết bài thơ “Lá Đỏ”. Ông tâm sự: “Những người làm đường kia “lớn” hơn những gì mà ta nghĩ về họ. Chiếc lá săng dẻ đầu mùa khô đỏ như máu, ngẫu nhiên rơi xuống trước mặt mình... để hôm đó nẩy ra ý thơ”.

Chiếc lá đỏ chỉ là một kích thích ngọn lửa tâm hồn của Nguyễn Đình Thi. Nhà thơ đã từng suy nghĩ sâu xa như một nỗi niềm. Theo ông, trên thế giới chưa có nơi nào phụ nữ ra trận nhiều như ở Việt Nam. Ở chiến trường Điện Biên Phủ, có khoảng năm vạn chiến sĩ thì đã có khoảng vài ba vạn dân công tiếp sức trong đó phần lớn là phụ nữ…

Nhà thơ kể chuyện lần vào miền tây Quảng Bình ông cũng đã “giải vây” cho một trạm trưởng khi điều đại đội nữ trái với “hợp đồng” vì quá địa phận Quảng Bình. Chị em xôn xao, nhưng khi được nhà thơ cho biết đây là lệnh bí mật, muốn giao phó cho đơn vị giỏi giang, dũng cảm đi canh giữ kho quân nhu, quân trang rất quan trọng thì tất cả đều reo lên sung sướng và hồ hởi lên đường giữa mùa lá đỏ.

Theo ông Lá đỏ, lá vàng, lá xanh chỉ là hình tượng, những biểu tượng trạng thái, hình hài con người, đời người. “Lá đỏ” vẫn mãi  bừng lên hồng thắm những “Giấc mơ” tuyệt đẹp – những ước mơ cao cả về lẽ phải, tình yêu và hy vọng.

28 tháng 2 2023

Bằng việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở đất nước ta. Chúng bắt nhân dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán, bắt nhân dân ta học chữ Hán,... Âm mưu của chúng vô cùng thâm hiểm, xóa bỏ nền văn hóa của tổ tiên người Việt, xóa bỏ tên nước ta trên bản đồ thế giới. Nước ta trở thành một quận của Trung Quốc. Nguy cơ mất nước, mất dân tộc của người Việt
=> chúng đồng hóa dân tộc ta. Chính sách đồng hóa của bọn đô hộ là chính sách thâm độc nhất. 

19 tháng 3 2023

Em tâm đắc nhất với cách học kết hợp với thực hành. Vì đó là cách để ta vận dụng tốt nhất kiến thức đã học, giúp ta nâng cao kiến thức lẫn kiến thức

13 tháng 3 2021

Thái độ: Hèn nhát, nhu nhược thụ động không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Nên bỏ lỡ cơ hội chống Pháp.

 

27 tháng 4 2022

A

27 tháng 4 2022

a. Kiên quyết đấu tranh chống Pháp đến cùng