K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2019

Phân tích tác dụng của các phép tu từ có trông đoạn thơ sau:
Anh đợi viên mơ màng
Như nằm trông giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Minh Huệ)

Bài làm​
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.​

Em hãy đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên mơ màngNhư nằm trong giấc mộngBóng bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồnga) Tìm các phép so sánh trong khổ thơ trên.b) Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?c)Nêu tác dụng của phép so sánh?MN giúp m vứi ạ! Thank you mn nhìu lắm...
Đọc tiếp

Em hãy đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

a) Tìm các phép so sánh trong khổ thơ trên.

b) Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?

c)Nêu tác dụng của phép so sánh?

MN giúp m vứi ạ! Thank you mn nhìu lắm nha!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

a) Phép so sánh là: Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng(1), Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng(2).

b) (1): so sánh ngang bằng.

(2): so sánh không ngang bằng.

c) Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

a phép so sánh : anh dội viên mơ mang như nằm trong giấc mộng

b thuộc kiểu so sánh ngang bằng

c giúp cho ta hình dung đc anh đội viên lúc bấy giờ rất mơ màng như đang nằm trong giấc mộng

11 tháng 3 2019

 Anh đội viên mơ màng 

Như nằm trong giấc mộng

Bóng bác cao lồng lộng 

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

chỗ gạch chân là tớ thấy hay

11 tháng 3 2019

Bóng bác cao lồng lộng 

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

27 tháng 2 2016

ngọn lửa luôn ấp áp nhưng đối với tấm lòng của Bác dành cho nhân dân thì ấm áp và ko sánh bằng. 

27 tháng 2 2016

Khái quát:

Ngọn lửa tuy ấm áp nhưng Bác Hồ thức đêm vì lo cho dân cho nước, lo cho cuộc chiến đấu có thành công hay ko.

Tương đồng:

Đều tỏa ra một sự ấm áp từ đáy lòng.

27 tháng 3 2021

tham khảo

1. Giải thích

  - Văn chương là gì : là loại hình nghệ thuật nhấn mạnh nhiều đến tính thẩm mỹ, sự sáng tạo văn học cũng như phương diện ngôn ngữ và nghệ thuật của ngôn từ. Đặc biệt hơn, văn chương thì dùng ngôn ngữ làm phương tiện chính để xây dựng lên hình tượng của nhân vật, phản ánh cũng như biểu hiện đời sống nhân vật.

 - Văn chương đã làm cho tình yêu , quê hương đất nước thêm phong phú và sâu sắc đề cập đến  giá trị, là chức năng của mỗi tác phẩm. Mỗi tác phẩm viết về quê hương đất nước không chỉ đơn thuần là miêu tả, là kể chuyện mà đằng sau đó là làm phong phú và sâu sắc hơn tình yêu quê hương đất nước

 2. Chứng minh

    Sông núi nước Nam

  - Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược

=> Từ đó nêu cao ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc, có ý thức trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

 

23 tháng 8 2023

BPTT so sánh "chẳng bằng", "là"

Tác dụng:

- Làm cho câu thơ tăng giá trị diễn đạt công lao, khó khăn, khổ cực, sự vất vả vì "con" mà người mẹ phải chịu. 

- Đồng thời giàu sức gợi hình sinh động, đặc sắc  "ngọn gió" cho ý thơ.

- Từ đó bộc lộ rõ và chân thành cảm xúc người con yêu thương, thấu hiểu mẹ gây ấn tượng, hấp dẫn người đọc hơn.

Tham khảo:

Chi tiết sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội, đồng thời đây cũng là một chi tiết đầy tính chất trào phúng. Sĩ tử là người đi thi, quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ cùng với nghệ thuật trào phúng, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” này đặt ở đầu câu, gây ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh "vai đeo” chụp được tư thế và tư cách của những kẻ một thời được mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho ý thức xã hội phong kiến. “Lọ” ở đây người có người hiểu là lọ mực, có người hiểu là lọ đựng nước uống mà thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” vẫn nổi lên thật mỉa mai cái vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai.

NG
14 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

NG
15 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan đã thành công khi miêu tả cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương. Bức tranh phong cảnh trong bài thơ được miêu tả qua hình ảnh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hình ảnh sáng lờ mờ, lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn”. Nỗi buồn ấy được nhân lên khi tiếng ốc tù và cùng tiếng trống “xa đưa vẳng” lại. Chiều dài của tiếng ốc, chiều cao của tiếng trống đồn đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Hai hình ảnh “chim bay mỏi” và “khách bước dồn” là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa “gió cuốn” và “sương sa”, đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế! “Chương Đài” và “lữ thứ” trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn ly biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. “Hàn ôn” là nóng lạnh, “nỗi hàn ôn” là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết.