K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan đã thành công khi miêu tả cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương. Bức tranh phong cảnh trong bài thơ được miêu tả qua hình ảnh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hình ảnh sáng lờ mờ, lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn”. Nỗi buồn ấy được nhân lên khi tiếng ốc tù và cùng tiếng trống “xa đưa vẳng” lại. Chiều dài của tiếng ốc, chiều cao của tiếng trống đồn đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Hai hình ảnh “chim bay mỏi” và “khách bước dồn” là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa “gió cuốn” và “sương sa”, đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế! “Chương Đài” và “lữ thứ” trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn ly biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. “Hàn ôn” là nóng lạnh, “nỗi hàn ôn” là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết.

Bạn tham khảo :

Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

NG
15 tháng 9 2023

Nếu như ở bài Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao xa rồi mới đến gần thì bài Câu cá mùa thu khung cảnh thiên nhiên mùa thu lại được đón nhận ở một chiều kích khác: từ gần rồi tiến ra cao xa và từ cao xa trở về gần. Khung cảnh được mở ra với nhiều chiều hướng vô cùng sinh động: cảnh thu được mở ra với hình ảnh không gian hết sức trong trẻo:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, nguyên sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục. Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh của chiếc thuyền câu nhưng nó không hề lọt thỏm giữa không gian thiên nhiên mà lại rất hài hòa, cân xứng. Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ, bởi vật tác giả chọn là ao thu chứ không phải hồ thu – gợi cảm giác rộng lớn, choáng ngợp. Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa, cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hai câu thơ đầu gieo vần “eo” nhưng không hề gợi lên cảm giác eo hẹp, nhỏ bé, tù túng mà ngược lại gợi nên cái nhỏ nhắn, thanh thoát của cảnh vật.

NG
15 tháng 9 2023

Tham khảo
Có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình vì:

- Bài thơ bộc lộ nỗi nhớ quê hương của tác giả.

- Ngôn ngữ của bài thơ mang tính nhạc.

- Có cách ngắt nhịp hài hòa giữa các vế câu, các cặp câu thơ đối nhau.

- Sử dụng các biện pháp tu từ.

Dựa vào các yếu tố sau:

-Bài thơ bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt

-Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát.

-Cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt.

14 tháng 9 2023

Bài tham khảo:

                                                     “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
                                                      Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Thì ra, Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà rất đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ được. Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở Bác có một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.  

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,...) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Thạch Lam đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc. Đồng thời truyện cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Sơn - một cậu bé tốt bụng, lương thiện, hòa đồng. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.

14 tháng 9 2023

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là tác phẩm không chỉ mang vẻ đẹp hình thức mà còn mang vẻ đẹp về tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Mở đầu câu chuyện ta thấy hình ảnh của gia đình Sơn hiện lên đủ đầy và ấm cúng. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với sự đủ đầy ấy lại là sự thiếu thốn của những đứa trẻ hàng xóm. Trong cái ngày lạnh bất ngờ ấy, lũ trẻ run rẩy trong những manh áo rét, đặc biệt là cái Hiên với chiếc áo rách tả tơi. Từng câu chữ được sử dụng trong tác phẩm đã góp phần tạo nên những hình ảnh rõ nét về nông thôn Việt Nam thế kỉ trước. Bên cạnh đó ta còn thấy được thông điệp nhân đạo mà tác giả gửi gắm qua hành động ấm áp của hai chị em Sơn. Tuy còn nhỏ nhưng hai chị Sơn đã biết động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng cho đi mà không màng tới hậu quả. Đó cũng chính là chi tiết sáng giá làm nên sự ấm áp giữa người với người. Ngoài ra chi tiết người mẹ bao dung cho lỗi làm của hai chị em cũng là một tình tiết đắt giá. Cách cư xử của người mẹ khi các con mắc lỗi cho thấy tấm lòng bao dung mà người mẹ dành cho những đứa con của mình. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một bức tranh ấm áp tình người được vẽ lên bới ngôn từ, hình ảnh và tấm lòng của nhà văn với con người.

Tham khảo:

Chi tiết sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội, đồng thời đây cũng là một chi tiết đầy tính chất trào phúng. Sĩ tử là người đi thi, quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ cùng với nghệ thuật trào phúng, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” này đặt ở đầu câu, gây ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh "vai đeo” chụp được tư thế và tư cách của những kẻ một thời được mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho ý thức xã hội phong kiến. “Lọ” ở đây người có người hiểu là lọ mực, có người hiểu là lọ đựng nước uống mà thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” vẫn nổi lên thật mỉa mai cái vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai.

NG
14 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

20 tháng 10 2021

Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy.Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đang gõ cửa rình rập và đe dọa họ.

 

Cô đã tin điều bất hạnh: cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của mình. Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có, là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-Xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: “Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na-plơ”.

Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. , Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Be-man: "... Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị - cô nói - Hôm nay cụ Be-man đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi... hãy nhìn ra cửa sổ kia... tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh... đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Be-man đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

22 tháng 11 2021

iiiiiiiii ko biếtttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt

8 tháng 9 2021

nh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

    Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

    Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

    Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.