K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

1. MỞ BÀI
Giới thiệu cây phượng: một loài cây rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta

2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: phượng có nguồn gốc ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Đặc điểm

  • Thân cây: thân gỗ, cao từ 6-12m, lớp vỏ cây xù xì, có màu nâu
  • Lá cây: nhỏ như lá me, màu xanh cốm, mọc đối xứng
  • Tán cây: rộng, có nhiều cành nhỏ
  • Rễ cây: rễ cọc, ăn sâu xuống mặt đất
  • Hoa phượng: có 5 cánh, màu đỏ lốm đốm trắng, gồm nhiều bông, nhiều chùm
  • Quả: dài và cong như lưỡi liềm, có nhiều hạt


Công dụng, ý nghĩa

  • Phượng trồng để lấy bóng mát
  • Làm đẹp cho phố phường, trường học
  • Rễ cây dùng làm thuốc, thân để lấy gỗ
  • Gắn liền với người học sinh, tuổi học trò
  • Đi vào thơ ca, nhạc họa


Sinh trưởng

  • Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh
  • Có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, đồi núi, trung du
  • Dễ trồng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất
  • Tuổi thọ không cao: khoảng 30 tuổi


3. KẾT BÀI
Khẳng định vai trò của cây phượng trong cuộc sống hàng ngày

12 tháng 12 2018

I. Mở bài
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đep, những kỉ niệm đjep. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc

- Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.
- Họ Fabaceae
- Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
- Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree
- Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng
2. Đặc điểm
a. Thân cây
- Thuộc thân gỗ
- Có lớp vỏ xù xì
- Có màu nâu sẫm
b. Lá
- Nhỏ
- Lá mọc đối xứng qua một xương lá
- Thuộc họ lá kép lông chim
- Màu xanh lục
c. Tán lá
- Rộng
- Dài, vươn xa
- Nhỏ chi chít
- Tạo bóng mát
d. Rễ
- Cắm sâu xuống đất
- Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo
e. Hoa
- Màu đỏ
- 5 cánh
- Có lốm đốm màu vàng
f. Quả
- Dẹp
- Chứa nhiều hạt
- Có vị ngọt
3. Sinh trưởng
- Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
- Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du.
- Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
- Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi
4. Khu vực nhiều phượng
- Hoa kì
- Khu vực Caribe
- Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
5. Ý nghĩa của cây phượng
- Che mát, tạo không gian mát mẻ
- Làm đẹp tường học, phố phường
- Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
- Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đjep đẽ của học sinh
- Báo hiệu mùa hè tới
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về cây phượng
Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng djep đối với mỗi người học sinh. Nó mang lại cho ta một thời cắp sách đến trường đầy niềm vui. Có thể nói phượng là người bạn chân thành của học sinh.

13 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Có một màu hoa đỏ đang rực cháy trong sân trường, trong trái tim tôi và dù đã đi qua bao mùa hoa đỏ như thế trong lòng tôi vẫn luôn cảm thấy bâng khuâng, xao xuyến. Đó là màu đỏ tươi thắm của những bông hoa phượng, cây phượng nơi góc sân trường đã bao lần trổ hoa, bao lần chào đón và tiễn đưa các thế hệ học sinh, âm thầm lặng lẽ ghi dấu biết bao kỉ niệm vui buồn. Cây phượng cũng chỉ như bao loài cây khác nhưng nhờ có con người mà chúng đã trở nên thật đặc biệt với những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 

Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh cây phượng trên khắp mọi nơi, từ Bắc vào Nam, từ đường phố, công viên trường học hay ngay trong vườn nhà cũng có cây phượng, thế nhưng đã mấy ai biết về nguồn gốc của loài cây này. Nơi được coi là quê hương của loài cây phượng nằm ở Madagascar - một đảo quốc nằm gần Châu Phi trên Ấn Độ Dương. Từ đây họ hàng của cây phượng đã được phân tán đi khắp nơi trên thế giới, bởi vậy mà nó có rất nhiều tên gọi khác nhau, ở Việt Nam thường gọi là “hoa phượng” hay “phượng vĩ”, “phượng vỹ”, còn bên Trung Quốc họ gọi hoa phượng là “phượng hoàng mộc”, tên tiếng Anh của loài hoa này là “flamboyant”. Phượng là một loài cây cổ thụ, với giống phượng đại thân cây có thể cao đến 20 mét, gốc cây bằng cả một người ôm. Thân cây phượng dù già cỗi cũng không bị xù xì xấu xí, bởi chúng được thay áo liên tục với lớp vỏ mới trông khá nhẵn nhụi, khi cạo nhẹ lớp vỏ màu nâu sẽ thấy ngay màu xanh của thân cây. Thân cây càng lớn thì tán cây càng to, cây phượng ít phát triển chiều cao mà chủ yếu là phát triển mặt tán, càng lớn càng muốn tán của mình che được nhiều hơn, ôm trọn một mái nhà hay góc vườn nào đó. Tán của nó rất dày, rất ít những tia nắng có thể lọt qua được, nó tạo nên những bóng râm rộng và mát mẻ. Người ta trồng phượng cái chính là bóng râm nhưng chủ yếu cũng là ngắm hoa, chẳng ai lại không bị thu hút ánh nhìn bởi hoa phượng bởi cái màu đỏ chót chói lọi rực rỡ của nó dù không muốn nhìn cũng cố tình chen vào tầm mắt. Phượng mọc hoa thành từng chùm lớn, mỗi chùm 4-5 cành hoa, hoa phượng rực rỡ nhưng mỏng manh, những cánh hoa dài cuống nhỏ với 4 cánh nhỏ màu đỏ tươi còn một cánh hoa to lốm đốm màu trắng. Nhìn bông hoa phượng giống như những vũ công mặc chiếc váy xòe màu đỏ đang nhún nhảy. Lá phượng lại giống đuôi chim, lá phức nhỏ li ti màu xanh nhạt, ở Việt Nam phượng thường có thời kì rụng lá đến trơ trụi cả cây. Quả phượng rất dài, khoảng 30-50cm, quả già thường cứng, dẹt và có màu nâu sẫm. Có thể nói phượng là loài cây “dễ tính”, tuy chúng chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới nhưng lại có thể chịu hạn, chịu mặn tốt. Cây phượng đã đi vào cuộc sống của con người ngày một gần gũi, thân thương, nó được đem trồng ở khắp nơi, làm bóng mát, làm cây cảnh ở hè phố, cơ quan trường học hay vườn nhà. Đặc biệt hoa phượng nơi sân trường đã là một biểu tượng cho mùa hè, cho thời học sinh, ve kêu hoa phượng nở, học sinh tạm chia tay nhau nghỉ hè. Những xúc cảm mà hoa phượng mang đến đã được các nghệ sĩ nắm bắt trọn vẹn, có người đã viết ca khúc về hoa phượng, làm thơ về phượng vĩ như bài hát “Mùa hoa phượng nở” của nhạc sĩ Hoàng Vân, bài thơ “Phượng hồng” của Quốc Phương. Còn đối với những người học trò, có ai lại chưa từng nhặt hoa phượng ép cánh hoa vào trang sách rồi chờ cánh hoa khô trao tặng cho nhau làm kỉ niệm. Dưới gốc cây phượng chơi trốn tìm, dưới bóng cây phượng ngồi kể chuyện cho nhau nghe rồi đến khi nghỉ hè chia tay lại tặng nhau những bông hoa phượng để tình bạn sẽ mãi tươi thắm như những cánh hoa. 

Cây phượng nói chung và hoa phượng nói riêng xứng đáng là một người bạn, là tri kỷ gắn bó với bao người. Mỗi mùa hoa phượng nở rồi tàn đã gieo vào lòng người bao cảm xúc, nỗi niềm thương nhớ, tiếc nuối xen lẫn hy vọng.

20 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Mùa hè về lại một mùa râm ran tiếng ve. Nắng càng vàng, cây càng xanh, hoa càng thắm sắc. Được mệnh danh là "hoa học trò”, một mùa phượng vĩ lại đến. Những cây phượng nở hoa đỏ rực một vùng trời.

Phượng có tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây có nguồn gốc từ Madagascar. Là cây có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, cây được trồng quen thuộc ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học và các công trình. Phượng phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, đặc biệt mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.00 đến 2.00 mm/năm.

 

Vì điều kiện phù hợp nên khu vực Caribe trồng rất nhiều phượng vĩ.Phượng có chiều cao trung bình từ 2m trở lên. Có nhiều cây cổ thụ cao hơn cả nóc nhà. Khác với cây bàng, thân phượng không to và sần sùi. Thân cây chỉ cần một vòng tay ôm cũng bao trọn. Vỏ cây màu nâu ngả sang màu xanh rêu, không có những u bướu như cây bàng. Rễ cây lớn nổi gồ ghề trên mặt đất, đâm sâu xuống lòng đất hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Phượng là loại cây lá kép gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm. Lá mọc song song ở hai bên cuống, trông xa như đuôi chim phượng. Có lẽ vì đặc điểm mà cây có tên là phượng vĩ chăng? Lá phượng không giống lá bàng to bằng bàn tay có thể che nắng che mưa. Lá phượng mỏng, từng lá một nhỏ bé rợp vào nhau không khít bởi thế ánh nắng có thể xuyên qua in thành từng đốm nắng trên mặt đất.

Mùa hè, khi tiếng ve bắt đầu râm ran, cũng là lúc hoa phượng nở. Nhắc đến phượng người ta sẽ nghĩ đến hoa phượng bởi màu sắc đặc trưng của nó. Một màu đỏ rực rỡ như lửa. Hoa phượng không mọc đơn mà mọc thành từng chùm lớn. Từng chùm lại đan vào nhau khiến cho cây phượng mỗi mùa ra hoa nhìn xa như mâm xôi gấc khổng lồ.

Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ đốm trắng. Nhụy hoa phượng thường được lấy để chơi chọi gà. Nhụy hoa có hình bầu dục, dài và cong. Cánh hoa phượng khô thì được lũ học trò lấy về ép vào trong trang vở lưu bút. Phượng nở hoa vào tháng năm tháng bảy hàng năm. Hết mùa phượng nở, tháng tám, tháng mười sẽ có quả phượng.

Quả phượng non có màu xanh, mỏng dài khẽ đung đưa trong gió. Khi chín quả phượng có màu nâu đen, hình quả đậu dài dẹt. Cứ thế một vòng tuần hoàn sinh trưởng của phượng nối tiếp nhau. Cây phượng được trồng rất nhiều trên hè phố vì nó dễ trồng. Cây phượng có khả năng chịu hạn rất tốt và sinh trưởng đơn giản. Con người không cần quá chú tâm vào chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn có thể sống rất tốt. Đây là một trong những lý do cây phượng được trồng rất nhiều trên vỉa hè, các công ty, trường học có khuôn viên rộng.

Cây phượng vào mùa hè lá xanh tỏa bóng rất mát. Màu xanh của lá phượng nhìn vào cho ta một cảm giác tươi mát lạ thường. Cây phượng gắn liền với thế hệ tuổi học trò. Khi phượng bắt đầu nở báo hiệu cho một mùa chia tay đang đến. Những lưu luyến vấn vương in sâu trong từng cánh phượng. Những bức ảnh kỉ yếu với những vòng hoa phượng đội đầu hay những chùm phượng cầm tay ghi lại khoảnh khắc tươi đẹp nhất tuổi học trò ngây ngô hồn nhiên.

Cây phượng như một minh chứng cho quãng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời đi học. Không chỉ vậy, hoa phượng còn đi vào trong thơ ca, trở thành những hình ảnh quen thuộc của các thi sĩ

“Huế của O. Phượng đỏ hồng lửa Hạ
Hương Giang cười. vụn vỡ nhịp chèo khua
Nắng chờ O. vương vãi chuỗi hạt ngà
Rụng lốm đốm. hoa vàng nền cỏ lụa...”

(Tiều phu)

Hay:

“Em có nhớ trong sân trường bữa ấy
Giờ ra chơi em phơi nắng chiều đông
Gió bấc khô làm đôi má se hồng
Cùng chúng bạn em ngồi quanh gốc phượng”

(Luân Hoán)

Phượng cứ thân thương được gọi bằng cái tên thân mật: “Hoa học trò” như để khẳng định vị trí quan trọng của nó với lứa tuổi đẹp nhất đời người - tuổi học sinh. Vì vậy, cây phượng với mọi người sẽ mãi được nâng niu và trân trọng.

Dưới đây là những bài viết được sưu tập liên quan đến chủ đề thuyết minh về cây phượng vĩ trường em với nhiều góc nhìn khác nhau, nhiều cách viết khác nhau, hoặc thậm chí là chỉ những bài viết chỉ để nói tới cấu trúc cây phượng vĩ:). Nhưng toàn bộ những bài viết dưới đây được đánh là là những bài viết hay thuyết minh về cây phượng vĩ trường em chọn lọc. Với những bài viết sẽ cho ta một cảm nhận, một góc nhìn riêng về loài cây phượng vĩ này. Và cũng từ những góc nhìn và cách viết khác nhau đó mà ta có thể rút ra cho mình được một cái nhìn, một cảm nhận và có thể viết về chủ đề thuyết minh về cây phượng vĩ trường em được hay hơn, cảm xúc hơn.

Thuyết minh về cây phượng vĩ trường em bài mẫu 1: ( đầu tiên sẽ là bài nói về cấu trúc của cây phượng vĩ này để những người chưa biết có cái nhìn tổng quát hơn)

Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng (danh pháp khoa học: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là (phượng hoàng mộc), (kim hoàng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree

Nguồn gốc, đặc điểm

Phượng vĩ được miêu tả như là loài cây nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Các bông hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhận thấy.

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.

Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.

Sinh trưởng

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên,trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Khu vực trồng

Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.

Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar.

TạiViệt Nam, Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay Phượng vĩ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè,công viên,trường hoc.

Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi: shak-shak hay maraca.

Gỗ thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng,đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt,chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi

Mùa nở hoa

Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.

Ý nghĩa tên

* Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt — "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.

Biểu tượng

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

Thuyết minh về cây phượng vĩ trường em bài mẫu 2:

Trong cuộc sống và những kỷ niệm học sinh, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia taỵ Cùng với mầu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò.

Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Và còn nhiều nữa. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ.Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hạ, và của một thời học trò. Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò?

Phượng Vỹ có thật nhiều tên, từ tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Nguyên giống phát xuất từ Madagascar, phượng vỹ đã được đi du lịch đến khắp mọi miền nhiệt đới trên thế giới, nhất là đông nam Á và châu mỹ Latin. Cũng vì vậy, phượng vỹ đã có thật nhiều tên gọi thông thường theo từng ngôn ngữ, ví dụ như: royal poinciana, flame tree, flambouyant, flame of the forest, 'ohai-'ulăHawaiian), Semarak Api(Malay), Flameadors(Tây Ban Nha) hoặc Phượng Vỹ, v.v. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên phượng vỹ được so sánh như những ngọn lửa giữa rừng chăng? Chỉ biết rằng, mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như nó được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico.

Thuộc vào loại thân mộc, cây phượng vỹ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hoa phượng đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, và một trong năm cánh hoa mầu vàng cam, với những đốm đỏ thẫm, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là tập hợp của mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Trái phượng có thể được dùng làm củi đốt. Ở những miền quê Việt nam, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm.

Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ được dùng trong việc xoa bóp(massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương phượng vỹ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn để bắc nhịp cầu liên lạc giữa người với người.

Bởi mùi hương hơi nồng, nhưng lại rất dễ dàng ăn sâu vào lòng người, cũng như sự chuyển vận và dễ dàng hoà nhập vào môi sinh, phượng vỹ vì thế được người ta tin tưởng có tác dụng làm cho con người bớt căng thẳng, dễ dàng kết bạn, dễ đi sâu vào lòng người…Nó giúp người ta giao thiệp dễ dàng hơn, và lịch sự hơn với nhau, cũng như vượt qua được những bực bội, giận dữ, để tâm hồn thoải mái hơn.

Phượng Vỹ được gọi là mệnh phụ của những loại cây cảnh. Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng vỹ nở rất lâu, và mùa phượng vỹ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín.

Thông thường vào mùa hạ ở những vùng nhiệt đới hay có giông bão, thế mà phượng vỹ lại rất kiên cường, và rất đáng ngạc nhiên rằng sau những cơn mưa bão đó, cây vẫn không bị đốn, và hoàn toàn không sao cả. Chỉ có những cành cây dòn sẽ gẫy, để cho cả lùm cây phượng không bị đốn vì gió. Có thể vì thế mà cây phượng tồn tại được dưới trời bão chăng?

Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường. Cũng có lẽ vì vậy mà phượng vỹ thường hay được trồng trong những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở.

Có lẽ vì vẻ đẹp của hoa phượng khá rực rỡ, lại rất lạc quan, nên mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ (Royal Poinciana Fiesta) để cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng? Chỉ biết, hàng năm, tại quê nhà, mỗi mùa phượng vỹ nở rộ, là mỗi người trong chúng ta lại nao nao nhớ về một mùa phượng vỹ riêng của chính mình.

Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao người, từ Âu đến Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".

Thuyết minh về cây phượng vĩ trường em bài mẫu 3:

Trong cuộc sống và những kỷ niệm học sinh, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia taỵ Cùng với mầu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò. Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Và còn nhiều nữa. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ. Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hạ, và của một thời học trò. Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò?

Phượng Vỹ có thật nhiều tên, từ tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Nguyên giống phát xuất từ Madagascar, phượng vỹ đã được đi du lịch đến khắp mọi miền nhiệt đới trên thế giới, nhất là đông nam Á và châu mỹ Latin. Cũng vì vậy, phượng vỹ đã có thật nhiều tên gọi thông thường theo từng ngôn ngữ, ví dụ như: royal poinciana, flame tree, flambouyant, flame of the forest, 'ohai-'ulăHawaiian), Semarak Api(Malay), Flameadors(Tây Ban Nha) hoặc Phượng Vỹ, v.v. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên phượng vỹ được so sánh như những ngọn lửa giữa rừng chăng? Chỉ biết rằng, mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như nó được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico.

Thuộc vào loại thân mộc, cây phượng vỹ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hoa phượng đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, và một trong năm cánh hoa mầu vàng cam, với những đốm đỏ thẫm, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là tập hợp của mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Trái phượng có thể được dùng làm củi đốt. Ở những miền quê Việt nam, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm.

Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ được dùng trong việc xoa bóp(massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương phượng vỹ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn để bắc nhịp cầu liên lạc giữa người với người. Bởi mùi hương hơi nồng, nhưng lại rất dễ dàng ăn sâu vào lòng người, cũng như sự chuyển vận và dễ dàng hoà nhập vào môi sinh, phượng vỹ vì thế được người ta tin tưởng có tác dụng làm cho con người bớt căng thẳng, dễ dàng kết bạn, dễ đi sâu vào lòng người…Nó giúp người ta giao thiệp dễ dàng hơn, và lịch sự hơn với nhau, cũng như vượt qua được những bực bội, giận dữ, để tâm hồn thoải mái hơn.

Phượng Vỹ được gọi là mệnh phụ của những loại cây cảnh. Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng vỹ nở rất lâu, và mùa phượng vỹ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín. Thông thường vào mùa hạ ở những vùng nhiệt đới hay có giông bão, thế mà phượng vỹ lại rất kiên cường, và rất đáng ngạc nhiên rằng sau những cơn mưa bão đó, cây vẫn không bị đốn, và hoàn toàn không sao cả. Chỉ có những cành cây dòn sẽ gẫy, để cho cả lùm cây phượng không bị đốn vì gió. Có thể vì thế mà cây phượng tồn tại được dưới trời bão chăng?

Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường. Cũng có lẽ vì vậy mà phượng vỹ thường hay được trồng trong những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở. Có lẽ vì vẻ đẹp của hoa phượng khá rực rỡ, lại rất lạc quan, nên mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ (Royal Poinciana Fiesta) để cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng? Chỉ biết, hàng năm, tại quê nhà, mỗi mùa phượng vỹ nở rộ, là mỗi người trong chúng ta lại nao nao nhớ về một mùa phượng vỹ riêng của chính mình. Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao người, từ Âu đến Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu"…..



Nguồn: https://vietvanhoctro.com/thuyet-minh-ve-cay-phuong-vi-truong-em#ixzz5OPECGy88

Đoàn Nam Sinh

Phượng tím là một loài cây gỗ nhỏ có hoa xanh tím, lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ. Loài cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 70, hiện còn lại một ít, trong số đó có cây ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cho hoa hằng năm vào dịp cuối đông đến suốt mùa xuân.

Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia thuộc họ Bignoniaceae, còn có các tên khác là J. mimosifolia (giống lá trinh nữ) hay J. ovalifolia (lá hình trứng).

Cây phượng tím nguyên sản ở Brasil (có tài liệu cho là ở Bôlivia), trồng rộng rãi ở các nước Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương để làm cây cảnh ven đường và trong các công viên.

Tùy lập địa, cây phượng tím có thể cao 3-10 m, đường kính tán lá 3-7 m. Từng cành lá dài 40-50 cm, tán lá tha thướt nên ít ảnh hưởng đến tầng cỏ phủ gốc. Hoa hình ống, dài 4-5 cm, có lông tơ, mọc thành từng chùm. Thời gian từ nụ hoa nở đến khi tàn rụng kéo dài 3-5 ngày, các hoa chùy ở đầu cành lại tiếp tục nở ra nên cây có hoa nở thường xuyên trong vòng 4-5 tháng.

Do hạt rất nhỏ nên việc gieo hạt cần có người chuyên môn và rất cẩn thận. Cây con cũng cần chăm sóc đặc biệt để tránh một số bệnh do ký sinh. Sau 6 tháng, cây con khoẻ mạnh, việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.

Các điều kiện trồng trọt như sau:

– Nhiệt độ thích hợp: yêu cầu nhiệt độ ban đêm 16 – 180C, khi cây lớn có thể phát triển ở 27 – 300C, trong giai đoạn nghỉ đông cần có nhiệt độ thấp để cây tích lũy dưỡng liệu cho mùa xuân đến, nở hoa kết quả. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả thực nghiệm ở Nam bán cầu, ở nước ta có lẽ còn có những sai khác.

– Lập địa: nên trồng ở nơi không khí thoáng sạch, mát mẻ và có ánh sáng tốt.

– Loại đất: cây không kén đất, kể cả đất kiềm, chua hoặc đất sỏi sạn.

– ánh sáng: giai đoạn cây con trong vườn ươm cần 1/3 đến 1/2 lượng ánh sáng, khi đã ra đất trồng cần nhiều ánh sáng để tạo mầm hoa.

– Chế độ nước tưới: không quan yếu, cây chịu được đất khô hạn, nhưng khi trồng làm cảnh cần bón phân chuồng đầu mùa mưa.

Cây trồng 1 năm cao 2 – 4 m, đến năm sau đã có khả năng cho hoa.

Nếu trồng ven đường, mật độ thích hợp 3,5 – 4,5 m/cây sẽ cho hoa sớm, trồng thưa hay đơn độc thì hoa hơi muộn.

Giống phượng tím trước đây được xem là cây trang trí nội thị quý hiếm đến mức tỉnh và thành phố đã có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc để giữ một nét riêng về loài cây làm cảnh ở địa phương. Tuy vậy, việc nhân giống vô tính chưa thành công tốt đẹp. Nay việc di nhập một lượng lớn đã được thực hiện, đủ để trồng làm cây cảnh trong thành phố và các thị tứ trong tỉnh, các tỉnh trong nước với giá cây giống không đắt lắm. Ngoài ra, có thể dùng loại cây này che bóng tầng giữa cho chè, cà phê hoặc trồng làm cây cảnh cổ thụ (bonsai).

Hiện nay đã có nhiều cây gieo hạt trồng được hơn 1 năm tuổi, cá biệt cao đến 5m. Hàng trăm cây con mới ươm trồng được khoảng 2 tháng cao hơn 15 cm và hàng ngàn cây con sẽ xuất trồng vào giữa mùa mưa này.

Hy vọng rằng, trong một thời gian gần, cây phượng tím sẽ không còn xa lạ với khách vãng lai và mùa đông đến, bên cạnh màu hồng son của hoa đào sẽ rực rỡ những con đường hoa tím.

cái này mình tự làm nhé :))))

31 tháng 12 2017

Phượng vĩ được trồng ở nhiều nơi nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở sân của các trường học. Hầu hết các trường học đều có phương vị bởi nó sẽ gắn liền với kỉ niệm của tuổi học trò.

Mùa hạ đến những cánh phượng đỏ rực cả một góc trời, cũng là lúc nó báo hiệu ngày chia ta sắp đến. Phượng Vỹ được gọi với tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậuv(Leguminosae), giống Delonix. Phượng vĩ được trồng ở các vùng nhiệt đới của khắp thế giới. Mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc đối với người dân ở vùng Madagasca.

Cây phượng vỹ thuộc loại thân gỗ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Khi hoa nở cánh hoa đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Bên trong nhụy hoa có mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Khi hết thời kì của hoa, từ đài hoa mọc ra trái phượng, đẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Hạt phượng có thể rang lên để ăn hoạc làm củi đốt.

Người ta có thể tinh chế hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ để dùng làm chất xoa bóp (massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp, đem lại cho con người cảm giác thoải mái. Với màu đỏ đặc trưng, với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Hoa phượng vỹ rất lâu tàn, chúng giữ nguyên sắc đỏ từ đầu mùa hạ cho đến đầu thu. Phượng vĩ có khả năng chịu bão rất tốt, sau mỗi cơn bão chúng vẫn đứng sừng sững giữa đất trời.

Cây phượng có một sức sống rất dẻo dai và bền bỉ, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, nên phượng được trồng nhiều ở các trường học. Có rất nhiều các nhà văn nhà thơ trên thế giới đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, điều đó càng làm cho phượng vĩ thêm gần gũi, thân thiết với tuổi học trò.

Dù năm tháng đã qua đi, nhưng cây phương vĩ vẫn nằm nguyên đó, che nắng mưa cho học trò và tạo nên những sắc hoa làm đẹp cho đời. Chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của biết bao thế hệ học trò.

31 tháng 12 2017

Phượng vĩ được miêu tả như là loài cây nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Các bông hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhận thấy.

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.

Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.

Sinh trưởng

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên ,trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Khu vực trồng

Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.

Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar.

Tại Việt Nam, Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay Phượng vĩ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường học.

Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi: Shak-shak hay maraca.

Gỗ thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi

Mùa nở hoa

Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.

Ý nghĩa tên

* Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt - "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.

Biểu tượng

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

6 tháng 1 2022

       Mùa hè là mùa tạm biệt những tháng ngồi trên ghế nhà trường. Và mỗi độ hè về, hàng phượng vĩ trên sân trường lại rực rỡ. Hoa phượng – loài hoa của tuổi học trò.
        Những cây phượng trên sân trường được trồng từ rất lâu rồi. Thân cây to lớn phải mấy người ôm mới hết. Gốc phượng to lớn, xù xì là dấu vết của thời gian. Những cành cây giống như những cánh tay sải dài đến hàng mét. Rễ phượng to lớn, nổi cả lên mặt đất. Thân cây lớn là vậy nhưng lá phượng lại rất nhỏ bé, mong manh. Lá phượng chỉ to bằng nửa đầu ngón tay, đan lại với nhau thành nhiều tầng. Lá phượng trở nên xanh tươi để nâng đỡ những chùm hoa.

     Cứ vào khoảng tháng năm, hoa phượng đã nở đỏ rực cả một vùng trời. Hoa phượng thường có năm cánh. Hoa không mọc riêng rẽ mà thành từng chùm. Khi nở, hoa phượng xòe ra như bướm, bốn cánh màu đỏ, cánh kia trắng ngà điểm nhiều chấm đỏ dày và cứng hơn. Nhị hoa thì vươn dài, đầu to, mang túi phấn hơi cong . Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bỗng nhưng rất đều. Màu hoa phượng rực rỡ khiến cho lũ học trò lưu luyến mái trường thân thương.

     Có thể nói, cây phượng đã gắn bó với học trò chúng em từ rất lâu. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Trên những hàng phượng vĩ, những chú ve kêu râm ran. Tiếng ve như gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe sắc. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này. Không chỉ vậy, cứ mỗi khi hoa phượng nở là những cô cậu học trò như chúng em lại cảm thấy háo hức vô cùng. Bởi một mùa hè sôi động với nhiều hoạt động đã đến. Nhưng với các anh chị học sinh cuối cấp, hoa phượng lại gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Em yêu biết bao loài cây của tuổi học trò.   
      Hoa phượng đã trở thành một biểu tượng của mùa hè và có dấu hiệu nghỉ hè trên suốt năm tháng học hành. Em cảm thấy yêu biết bao loài cây của tuổi học trò.

8 tháng 1 2022

Nàng tiên xuân xinh đẹp đã lặng lẽ nói lời tạm biệt từ bao giờ, và đất trời đón một nàng hạ đỏng đảnh nhưng không kém phần ấm áp. Hạ đến mang theo cái nắng vàng chói chang, làm cho hoa thêm thơm và cây cối thêm chín mọng.Một cơn gió mát khẽ thoảng qua, cây phượng trường em khẽ giật mình, đánh thức những búp non còn đang yên giấc.

Cây phượng trường em được trồng từ khi ngôi trường mới được thành lập.Tuổi của cây cũng chính là tuổi của trường. Thân cây cao, to và sần sùi, có cả những cái mấu nổi lên như những cục u, đủ biết cây đã già lắm rồi.Cành cây vươn rộng tạo thành một chiếc ô xanh khổng lồ, che mát cho cả sân trường. Rễ cây to và cứng trồi cả lên mặt đất, như những con rắn đang say ngủ. Trên những cành nhánh, lá phượng xòe ra đều đặn và đối xứng nhau. Màu xanh của lá như màu cốm non, tạo cho người khác một cảm giác dễ chịu khi ngắm nhìn. Mùa hè xanh tươi là thế nhưng đến mùa đông, phượng trút lá chỉ còn là những cành cây khẳng khiu như những chiếc lược chải tóc cho mây trời.Hoa phượng bừng nở cũng là lúc mùa hè về trông mới đẹp biết bao nhiêu.

Phượng làm lòng người học sinh nôn nao vì một mùa thi nữa lại về, nhìn sắc phượng đỏ mà biết bao bồi hồi cùng với lo lắng.Dưới tán già, chúng em cùng nhau trao đổi bài đầy say mê, cánh phượng rơi trên vạt áo còn đọng lại mùi hương tinh khiết.

22 tháng 12 2016

Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

24 tháng 12 2016

thanks p nha

22 tháng 12 2016

Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.
Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.
Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!
Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.
Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.

23 tháng 12 2016

 

Trong cuộc đời học sinh, ai cũng có những niềm riêng để tự hào. Những ngôi trường nằm trong kí ức luôn là những cái tên không thể quên trong cuộc đời. Với tôi cái tên "Trường THCS Tận Thành " là một cái tên để tự hào như thế.

 

Được biết đến là một trường THCS của TP.Hải Phòng, trường THCS Tận Thành luôn khẳng định vị thế đứng đầu khối các trường trung học không chuyên của tỉnh. Được thành lập vào năm 1961, ngôi trường đã viết lên trang sử dày truyền thống. Nằm ở khu vực phố Quan Duong Kinh.Phuong Tận Thành, trường có một cơ sở vật chất khang trang và cực kì kiên cố. Trước cổng trường là vòm cong tựa parabol. Bước vào cổng là nền gạch vàng hồng in nổi những họa tiết để tránh trơn trượt. Khoảng sân rộng, nhiều cây xà cừ. Những cây này được trồng từ rất lâu từ khi trường mới thành lập. Chúng được trồng theo hàng thẳng tắp ra phía cổng. Bước từ cổng nhìn thẳng vào là khu nhà 3 tầng được xây dựng năm 1975. Đây cũng là khu nhà được xây dựng có sảnh để tổ chức những lễ kỉ niệm, lễ bế giảng. Không chỉ thế, khu nhà này còn có phòng đoàn, phòng hành chính, phòng sổ điểm và chìa khóa lớp học. Còn lại là lớp học dành cho khối 8 và khối 9. Đứng ở sân trường nhìn sang bên phải là khu phòng máy tính và tin học. Được xây dựng là hai tầng thông sang với khu nhà 3 tầng với sáu phòng bao gồm cả phòng y tế, Tầng 1 là nơi lưu trữ hồ sơ từ những ngày thành lập, trước đây còn là lưu trữ bằng giấy tờ nhưng hiện nay đã lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu của nhà trường. Tầng hai của khu nhà này là phòng tin học với trang thiết bị hiện đại giúp cho học sinh thực hành tốt những giờ tin học trong chương trình. Nhìn sang bên trái lúc này là khu nhà hiệu bộ. Được xây dựng với hai tầng theo thiết kế có sảnh ở giữa Tầng 1 là các phòng nghỉ của giáo viên, được sắp xếp theo từng tổ bộ môn. Tầng 2 là phòng hội nghị, phòng họp, nơi tổ chức, diễn ra các cuộc họp bộ môn từng tuần từng tháng, hoặc nơi tổ chức các sự kiện liên quan tới chuyên môn nhà trường, đội ngũ viên chức nhà trường. Đây cũng là nơi tiếp đón vị khách ghé thăm ngôi trường. Khu nhà ba tầng có lối đi dẫn sang khu nhà 4 tầng phía sau của khu nhà này. Sau khu nhà 3 tầng là khoảng sân bê tông rồi đến khu nhà 4 tầng này. Khu nha này bao gồm phòng học dàng cho khối 8và một số lớp khối 9, và một vài phòng thực hành của các môn tự nhiên: hóa học, vật lý. Khu nhà 4 tầng này được xây dựng sau khu nhà 3 tầng và khu hiệu bộ. Mới đây, năm 2016, trường đã xây dựng xong khu nhà mới với thiết kế hiện đại, 5 tầng, nằm bên cạnh khu nhà 4 tầng này. Đồng thời, nhà trường cũng phá dỡ khu nhà 2 tầng là chứng nhân cho sự tồn tại của nhà trường vào năm 2016. Khu nhà 2 tầng này là hình ảnh ban đầu của ngôi trường khi mới thành lập. Dỡ bỏ khu nhà 2 tầng, nhà trường đã thiết kế khuôn viên và khu nhà để xe cho học sinh. Công trình cuối cùng của nhà trường là nhà đa năng. Cũng là nơi tổ chức các cuộc thi bên lề của dịp lễ lớn, phòng tập luyện cho những bạn có tài năng, đam mê nghệ thuật. Căng – tin nhà trường được xây dựng bên cạnh khu nhà hiệu bộ. Căng – tin không lớn nhưng cũng đủ để học sinh trường thoải mái ăn uống, photo tài liệu, cung cấp đồ dùng cần thiết cho viêc học tập.

    

Trên đây là cơ sở vật chất nhà trường. Truyền thống của nhà trường còn được thể hiện trong những thành tích mà cả thấy và trò đều đã đạt được. Những mốc son lịch sử của nhà trường đã tạo nên truyền thống vàng. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ… Những cái tên sáng chói luôn là niềm tự hào của học sinh cũng như nhà trường. Những thủ khoa đại học, những học sinh đạt giải cao trong các kì thi, cuộc thi dành cho học sinh trong toàn quốc. Quan trọng nhất vẫn là tỉ lệ đỗ đại học của nhà trường và các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh và cấp quốc gia. Những mục tiêu phấn đấu của nhà trường đã được hoạch định sẵn và có phương hướng đào tạo để phát triển được chúng. Không ai có thể phủ nhận sự tận tâm, liên tục thay đổi phương pháp dạy và tìm tòi, cập nhật những kiến thức, dạng bài mới để giúp cho thành tích của học sinh cũng như nhà trường ngày càng vươn xa.

Ngôi trường THCS Tận Thành vẫn mãi còn đó với tương lai phát triển ngày càng rộng mở. Thầy và trò nhà trường luôn không ngừng thi đua, dạy và học tốt. Ngôi trường ngày càng khẳng định vị thế của mình trong danh sách, bảng xếp hạng trường chuẩn quốc gia, là niềm tự hào của người dân TP.Hải Phòng

26 tháng 12 2021

TK:

Những câu hát vang vọng đâu đây "Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng". Hoa phượng là loài cây gắn bó với tuổi học trò và những kỉ niệm đẹp đẽ của một thời học sinh, phương là loài cây em yêu quý nhất.

  Mỗi lần ra chơi nhìn cây phượng góc sân trường, trong em lại xuất hiện những đốm lửa ấm nóng đến chói chang. Đúng vậy hoa phượng rực đỏ như muốn sống hết mình với tuổi học trò. Vòng nguyệt quế hoa phượng của niềm khát khao và làm cháy lên những niềm thương nhớ trong những ngày hè xa trường xa lớp. Sao ở sân trường mọi người hay trồng cây phượng nhỉ? Nhưng dù trông ở đâu thì học trò như em cũng yêu cây phượng nhất. Còn ai quen cây phượng bằng chúng em ngày hai buổi cắp sách tới trường.  Cây phượng ấy không biết trồng từ bao giờ. Lần đầu vào lớp 6 em đã thấy cây sừng sững ở góc sân trường, rễ cây to, trồi lên cả mặt đất, cây cao hơn cả cổng trường, to đến nỗi hai học sinh ôm mới hết được, vổ cây màu nâu sẫm, xù xì những vết hằn của thời gian. Cây phượng già. Mùa xuân đến phượng ra lá xanh xum xuê mát rượi ngon lành như lá me, dần dần xòe ra cho gió đưa đảy, lòng em lại phơi phới làm sao. Phượng che bóng mát, phượng tạo bầu không khí mát mẻ. Nhưng em cũng như các bạn chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng, chỉ còn nghe âm thanh tiếng chim hót trên cành phượng. Thế rồi một hôm bỗng đâu trên cành báo tin : "Mùa hoa phượng bắt đầu, mùa thi cử sắp đến." Nhớ lắm những giờ ra chơi, học trò chúng em quây quần bên gốc cây phượng. Nhớ lắm mỗi bình minh bừng lửa, rừng rực cháy trên cành, phượng nở nghìn mắt lửa, đỏ rực cả góc trường. Ve bắt đầu râm ran. Sau giờ ra chơi dường như ai cũng như em chẳng để ý đến cây phượng mà chỉ còn cặm cụi ôn thi chăm chỉ để đạt kết quả tốt mà thôi. Mùa hoa phượng vẫn cứ nở, nắng hè vẫn chói chang, ngày thi thì đã đến. Hoa phượng vẫn không buồn, gió khẽ trêu đùa làm hoa phượng rơi xuống. Nhớ lắm cánh hoa phượng ép chặt trong trang lưu bút, ,lưu giữ một năm học, vấn vương một mùa thi. Rồi đến ngày chia li về nghỉ hè, xa các bạn và các thầy cô giáo. Chắc cây phượng lưu luyến kỉ niệm mộng mơ của những người học trò như em.  

 Và rồi, ngày tổng kết năm học đã đến. Dưới tán phượng đỏ, em cũng như các bạn lưu luyến mà chia xa. Những nỗi niềm đó, hứa hẹn đó trao gửi hết cho cây phượng già giữ lại để suốt mùa hè phượng một mình rực rỡ góc trường. 

   Em mong sao phượng già vẫn luôn xanh tốt, vẫn ra hoa như thường lệ, luôn đồng hành bao thế hệ học sinh và chắc chắn rằng cây phượng sẽ giữu bao kỉ niệm của em, của tất cả các bạn cho đến khi chúng em trưởng thành vẫn về thăm trường, thăm cây phượng già.

26 tháng 12 2021

Ủa alo nhìn ko rõ à????

Ko chép mạng mà?