K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 Tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại a)Đọc đoạn trích sau và hoàn thành phiếu học tập: (1)Trong đoạn trích trên có mấy nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại? Đó là............. (2)Các nhân vật này có mối quan hệ như thế nào? (3)Cách ứng xử giữa các nhân vật có điểm gì đáng lưu ý? (4)Từ cách ứng xử trên của các nhân vật,em có thể rút ra cho bản thân bài học...
Đọc tiếp

3 Tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại

a)Đọc đoạn trích sau và hoàn thành phiếu học tập:

(1)Trong đoạn trích trên có mấy nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại? Đó là.............

(2)Các nhân vật này có mối quan hệ như thế nào?

(3)Cách ứng xử giữa các nhân vật có điểm gì đáng lưu ý?

(4)Từ cách ứng xử trên của các nhân vật,em có thể rút ra cho bản thân bài học gì trong giao tiếp?

b) Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đôi với người khác trong cuộc hội thoại.Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội xã hội nào?

c)Từ hiểu biết của bản thân về vai xã hội , em rút ra cho mình những lưu ý gì khi tham gia hội thoại?

Sách HDH Ngữ Văn Trang 80+81

Giúp mik vs!!!

Thank !!!

0
22 tháng 1 2021

Học tập - tài sản vô giá của con người. Giúp ta mở mang trí óc, biết bao điều hay, bổ ích về thế giới xunh quanh ta. Học, học nữa, học mãi - là một trong những lời khuyên hay của Lê-nin, răn dạy cho chúng ta cách học tập. Học không bao giờ là hết cả, sẽ có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học hỏi, vậy nên đừng bao giờ nghĩ rằng học mãi cũng sẽ hết thôi, nhưng thật sự học là vô tận. Nếu ai có hỏi bạn rằng: Tại sao chúng ta cần phải học?. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu không cố gắng học tập, chúng ta sẽ không theo kịp sự phát triển của thời đại mới- công nghệ thông tin này. Sẽ không có kiến thức, sự hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống đầy rẫy những chông gai, thử thách. Và để có thể thành công chúng ta phải học. Học từ đâu ư?. Có rất nhiều nguồn thông tin đem đến cho chúng ta kiến thức. Như chúng ta phải học trong sách, học từ những chuyến đi xa, học từ mọi người xunh quanh, thầy cô, bạn bè. Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải có niềm say mệ với việc học, như vậy việc tiếp thu, lĩnh ngộ tri thức sẽ dễ dàng hơn. Hãy học đúng cách, sống đúng nghĩa để cuộc đời của bạn tươi đẹp hơn, luôn luôn ngập tràn sắc nắng vàng.

Bài 2 :

 

Bạn tham khảo 

MB : Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".

- Giới thiệu nội đoạn thơ thứ ba, thứ 4 

TB : - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Khái quát các đoạn thơ trước và dẫn dắt tới nội dung của đoạn thơ thứ ba, thứ tư.

* Cảm nhận nọi dung của đoạn thơ thứ 3 : 

-Tác giả cho bạn đọc thấy con tàu đánh cá như tàu chiến, những ngư dân như những người anh hùng trên biển khơi:

- Hình ảnh mạnh mẽ, hùng tráng: con thuyền đi nhanh như “lái gió”, cánh buồm trắng ôm trọn mặt trăng, thuyền đi “giữa mây cao với biển bằng”

- Động từ “lướt”: cảm giác đi như bay, mạnh mẽ

⇒ hình ảnh đẹp, con thuyền đi trên biển như thuyền có phép lạ bay trên mây.

- Việc đánh cá tài tình và đầy chiến thuật như đánh giặc: thuyền ra “dặm xa dò bụng biển”, “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những công việc được thực hiện một cách hào hứng, vui vẻ: ngư dân gõ mạn thuyền cho cá bơi vào lưới, giống như “hát bài ca gọi cá vào”.

- Cảm nhận về vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài cá quý trong khổ thơ thứ 4 :

 + Tác giả liệt kê tên các loại cá ở biển như cá nhụ, cá chim, cá đé... những loại cá mang giá trị kinh tế

 + Biển không chỉ giàu mà còn đẹp thơ mộng: màu sắc lấp lánh của muôn loài cá (lấp lánh, đen hồng, vàng chóe) tất cả tạo nên tổng thể bức tranh sơn mài tuyệt đẹp của tạo hóa

 + Đêm ở biển được miêu tả sống động, mang hơi thở của cuộc sống (tiếng sóng nước hòa với nhịp gõ thuyền, hòa với sự khoáng đạt của trời cao biển rộng)

→ Như vậy tầm vóc của người và đoàn thuyền được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên, vũ trụ. Không còn cảm giác cô đơn, nhỏ bé của con người khi đối diện với trời rộng, sông dài trong thơ Huy Cận

KB : - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ.

- Bày tỏ cảm nhận về nội dung bài thơ và niềm vui hăng say của con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

** Bài viết tham khảo.

Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận ảo lão nỗi buồn nhân thế. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận tràn đầy một khí thế mới . Đó là niềm vui chiến thắng, là sự hòa nhập và trải nghiệm của tác giả vào cuộc sống của nhân dân. Tác giả hòa cùng nhịp độ lao động của con người trong thời kì xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. " Đoàn thuyền đánh cá " chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận thể hiện rõ niềm hứng khởi, hăng say lao động của con nguoiwf trong thời đại mới. Đặc biệt đoạn thơ thứ ba, thứ tư của tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về bức tranh hoành tráng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng.Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng”.Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồng.Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóeThủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình

Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

Câu 1 :

a) - Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: 

+ Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được

+ Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà

+ Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

12 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội chỉ những người hài hước và hóm hỉnh. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Đồng thời thể hiện được tính cách nhân vật.

b. Từ "hem" là biệt ngữ xã hội chỉ những điều không biết. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy làm không khí nói chuyện trở nên gần gũi hơn. Thể hiện được bối cảnh câu chuyện và đặc điểm tính cách của các nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại đó.

NG
12 tháng 9 2023

Các biệt ngữ:

a. lầy

b. hem

Nhận xét: Các biệt ngữ trên hình thành trên những quy ước riêng của những người trẻ tuổi, thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Trong câu a sử dụng khi giao tiếp với bố - người lớn nên không phù hợp. Trong câu b sử dụng khi giao tiếp với bạn bè – có thể sử dụng biệt ngữ.

NG
14 tháng 9 2023

Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.

- Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?

- Luận điểm:

+ Ngọt ngào là hạnh phúc

+ Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau. 

- Các kiểu đoạn văn:

+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp

+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp

16 tháng 9 2023

“Hai người bạn thân đang nói chuyện với nhau, người bạn đầu tiên lên tiếng:

- Tao nom thằng A rất hiền, trông tử tế lắm.

Người bạn liền trả lời ngay:

- Hôm qua bị lộ bản chất rồi, cháy nhà mới ra mặt chuột.”

Chú thích:

- Từ địa phương: nom

- Câu mang nghĩa hàm ẩn: cháy nhà mới ra mặt chuột

1 tháng 10 2019

Đáp án: 23. Do    24. Many    25. Four    26. Subject    27. It

Dịch:

- Bạn có đến trường hôm nay chứ?

- Có

- Bạn có bao nhiêu môn học hôm nay?

- Tôi có 4: tiếng Việt, toán, thể dục và khoa học.

- Môn học yêu thích của bạn là gì?

- Đó là toán. Tôi thích những con số.

- Tôi cũng thích nó.

Thế hệ trẻ của chúng ta đang được gọi với cái tên "Thế hệ Internet". Tại sao lại có tên gọi này? Như chúng ta đều biết rõ, ngày nay công nghệ đang dần xâm chiếm cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng, được truyền bá rộng rãi, có mặt ở khắp mọi nơi. Hầu như ai cũng sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh, thậm chí có những người...
Đọc tiếp

Thế hệ trẻ của chúng ta đang được gọi với cái tên "Thế hệ Internet". Tại sao lại có tên gọi này? Như chúng ta đều biết rõ, ngày nay công nghệ đang dần xâm chiếm cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng, được truyền bá rộng rãi, có mặt ở khắp mọi nơi. Hầu như ai cũng sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh, thậm chí có những người còn sở hữu đến hai, ba cái cùng một chiếc laptop hoặc máy tính để bàn. Chúng ta, ngay cả đứa bé sơ sinh dù mới có mấy tháng tuổi, nhưng chắc chắn đã được tiếp xúc với các loại máy móc điện tử.  Công nghệ mang đến cho mỗi người trong xã hội chúng ta những tiện ích vô cùng phong phú, tuy nhiên việc gì, vấn đề nào cũng có mặt trái, là một con dao hai lưỡi. Công nghệ khiến con người ta mê mẩn, khiến con người ta hứng thú, hiếu kỳ mà quên đi những điều đáng trân trọng ở xung quanh ta. Đề cập đến đề bài, tôi nghĩ mình sẽ chọn là một đứa trẻ đứng giữa với trái bóng, đôi găng tay, thay vì là đứa trẻ ngày ngày dí mắt vào điện thoại,máy tính trong bức ảnh trên. Có những điều công nghệ không thể mang đến cho ta, sức khỏe và niềm vui cuộc sống. Có lao động, có tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa giao lưu ta mới tìm được niềm vui. Ngày ngày xem tin tức, nghe nhạc, đọc truyện trên điện thoại thì cũng có lợi ích đấy, nhưng bạn đã bao giờ thử cảm giác nhâm nhi tách trà nóng hàn huyên, nói đủ chuyện trên trời dưới bể với bạn bè người thân thay vì đọc báo, đọc bản tin trên Internet; liệu bạn đã sẵn sàng để nghe những câu hát ngây ngô của bọn trẻ trong phố, những tiếng hót véo von của đàn chim trước cửa nhà hay thậm chí là những nhịp điệu bất chợt vang lên khi bạn nghịch ngợm cầm đũa đi đập vào đồ vật một cách khoái trí,... Cứ tin tôi đi, ngay khi làm những điều này, cả ngày của bạn bỗng chốc sẽ tươi sáng hơn nhiều so với những âm thanh đinh tai nhức óc đến từ thông báo nhảy ở điện thoại và tiếng nhạc xập xình chói tai... Mở mắt ra cầm điện thoại, ăn sáng cầm điện thoại, đi trên phố cầm điện thoại, trước khi đi ngủ cũng cố lướt qua vài trang web,... thế thì lấy đâu ra thời gian mà tập thể dục, chú tâm vào học hành, nghỉ ngơi? Con người ta quý nhất là sức khỏe, nhưng bây giờ cứ điện thoại dính tay thì sức khỏe làm sao mà đảm bảo, đồ ăn thức uống thì làm sao mà đầy đủ dinh dưỡng khi lúc nào trong đầu cũng có tư tưởng ăn nhanh uống nhanh để coi điện thoại. Ngoài ra, tiếp xúc với nhiều ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử, gây ra nhiều vấn đề về mắt, từ đó mà gây ra một thế hệ không có sức khỏe, ốm yếu, trì trệ, đầu óc mụ mị, hay quên, dễ nhầm lẫn. Từ tất cả những lý do nêu ra ở trên, tôi vẫn mong bản thân, cũng như tất cả những bạn trẻ ngồi đây và đọc được bài viết này có thể dành chút thời gian trong ngày để tham gia các hoạt động xã hội, tập luyện thể dục thể thao. Mong rằng, thế hệ trẻ chúng ta, sẽ là thế hệ Internet trẻ, khỏe và tài năng 

bạn hãy đánh giá bài văn trên

1
5 tháng 6 2021

ghi chú: nếu thế thì hãy thực hiện nghiêm túc việc bãi bỏ máy tính trong bài trên chứ đừng dùng thời gian rảnh mà viết bài văn dài hệt như sào, chỉ để lấy comment thay vì ra ngoài xả láng xíu nhé!

 - Đánh giá bài viết: Tôi thích nội dung của bài viết này. Sự thực là chúng ta đang hoặc đã từng sống xa các loại vi tính. Ngay cả tôi cũng vậy - hồi còn bé xíu, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà nhưng là chơi với mẹ, với ba. Mãi sau này tôi mới biết, bố mẹ tôi đều tiếp xúc với thứ này từ trước khi tôi ra đời, và cho đến 5 tuổi - lần đầu tiên tôi biết vi tính là gì - bắt đầu từ đúng mùa thu năm ấy, khi đang chơi mô hình lắp ghép, bỗng nhiên quay sang và nhìn thấy bố đang ngồi trước màn hình, tay bấm nút liên tục, một hành động rất xa lạ với tôi lúc đó. Thế là, tôi vòi vĩnh để được chạm vào thứ ấy. Và tôi ngay lập tức nhận biết nó có sức lôi cuốn đến làm sao! Tôi chỉ dừng chạm khi bố bấm tắt máy, màn hình chuyển sang đen ngòm và tôi bắt đầu nằm... ăn vạ! Tôi chẳng hiểu sao hồi còn bé, thay cho những lời cãi cọ gay gắt, thì khóc lóc gào tướng lên là có uy lực nhất cho bọn trẻ. Và cũng chính vì thế mà các câu chuyện xấu về tôi bắt đầu... Nếu muốn nghe, hãy nêu ý kiến. Còn tóm lại là, máy tính và điện thoại không bao giờ giúp ta điều gì khác ngoài "kiếm tiền ảo", giao tiếp, gọi điện và giải trí. Bây giờ, ai mà đọc được tin này hãy lập tức tắt ngay máy tính đi và mang mình ra ngoài chơi thôi nào!