K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2015

54                                  

Có 54 dân tộc

13 tháng 8 2021

Đọc đoạn văn sau và cho biết: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.” (Hồ Chí Minh) Đại từ “đó” trong đoạn văn trên dùng để thay thế cho:

A. Sông có thể cạn, núi có thể mòn

B. Việt Nam

C. Dân tộc Việt Nam

D. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

/ Chắc vậy:v /

Đọc đoạn văn sau và cho biết:“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.” (Hồ Chí Minh) Đại từ “đó” trong đoạn văn trên dùng để thay thế cho: 

A. Sông có thể cạn, núi có thể mòn

B. Việt Nam

C. Dân tộc Việt Nam

D. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

7 tháng 1 2022

Mình học Ngữ văn lớp 3 

Đề phải là 1 số dân tộc thôi thì chỉ cần kể 3 dân tộc, ví như:Mèo, thái, Mường,..

Mình học rồi mình biết 

Thôi, mình cho bạn bảng thống kê luôn

Dân số các dân tộc Việt Nam hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Danh sách các dân tộc Việt Nam theo số dân

Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.[4]

Phân bố dân theo Điều tra dân số 2019
Tổng sốThành thịNông thôn
ChungNamNữChungNamNữChungNamNữ
96.208.98447.881.06148.327.92333.122.54816.268.09516.854.45363.086.43631.612.96631.473.470
100%49.77%50.23%34.43%16.91%17.52%65.57%32.86%32.71 %

54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm [note 1]. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen: ꪼꪕ), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.

Số liệu dân số theo Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019.[4]

Số liệu 2014, 2016 để tham khảo, không có chi tiết cho các dân tộc.

Các dân tộc theo Tổng điều tra Dân số 2019[4]
NhómDân tộcDân sốTên gọi khác
 Việt NamTổng97.580.000Thống kê dân số tháng 12, 2020
1. Nhóm Việt - Mường
(ngữ hệ Nam Á)
(Vie) [5]
Kinh82.085.826Việt
Chứt7.513Xá La Vàng, Chà Củi, Tắc Củi, Mày, Sách, Mã Liềng, Rục
Mường1.452.095Mol, Mual
Thổ91.430Kẹo, Mọn, Họ, Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng
2. Nhóm Tày - Thái
(Tai–Kadai)
Bố Y3.232(Bouyei) Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí
Giáy67.858(Bouyei) Nhắng, Giắng, Sa Nhân, Pấu Thỉn, Chủng Chá, Pu Năm
Lào17.532Lào Bốc, Lào Nọi
Lự6.757Lừ, Duôn, Nhuồn
Nùng1.083.298 
Sán Chay201.398Mán, Cao Lan - Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử
Tày1.845.492Thổ
Thái1.820.950Táy, các nhóm: Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ
3. Nhóm Kadai
(Kra)
Cờ Lao4.003(Gelao)
La Chí15.126(Lachi) Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La Ti, Mán Chí
La Ha10.157Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga
Pu Péo903(Qabiao, Pubiao) Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán
4. Nhóm Môn – Khmer

(ngữ hệ Nam Á)
(Austroasia)

Ba Na286.910(Bahnar) Bơ Nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công, Rơ Ngao
Brâu525Brao
Bru - Vân Kiều94.598(Bru) Bru, Vân Kiều, Ma Coong, Khùa, Trì
Chơ Ro29.520Châu Ro, Dơ Ro
Co40.442(Cor) Trầu, Cùa, Col
Cơ Ho200.800(Koho)
Cơ Tu74.173(Katu) Ca Tu, Ca Tang, Cao, Hạ
Giẻ Triêng63.322Giang Rẫy, Brila, Cà Tang, Doãn
Hrê149.460(H're) Chăm Rê, Thạch Bích
Kháng16.180Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng
Khmer1.319.652Khmer
Khơ Mú90.612(Khmu) Xá Cẩu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tênh
Mạ50.322 
Mảng4.650Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai
M’Nông127.334(Mnong)
Ơ Đu428Tày Hạt
Rơ Măm639 
Tà Ôi52.356(Ta Oi, Tahoy) Tôi Ôi, Ta Hoi, Ta Ôih, Tà Uất, A tuất, Pa Cô
Xinh Mun29.503Puộc, Pụa, Xá.
Xơ Đăng212.277(Sedang) Kmrâng, H'Đang, Con Lan, Brila, Ca Dong, Tơ-dra
X’Tiêng100.752(Stieng) Xa Điêng, Tà Mun
5. Nhóm H'Mông - Dao
(Hmong–Mien)
Dao891.151(Yao) Mán, Động, Trại, Dìu, Miến, Kiêm, Kìm Mùn
H’Mông1.393.547(Hmong) Mông, Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc
Pà Thẻn8.248Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống
6. Nhóm Nam Đảo
(Malayo-Polynesia)
Chăm178.948Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm
Chu Ru23.242Chơ Ru, Kru
Ê Đê398.671(Rhade) Ra đê
Gia Rai513.930(Jarai)
Ra Glai146.613(Roglai) Ra Glay, O Rang, Glai, Rô Glai, Radlai
7. Nhóm Hán
(Sini)
Hoa749.466(Overseas Chinese) Tiều, Hán
Ngái1.649(Hakka Chinese) Sán Ngái
Sán Dìu183.004Trại, Trại Đát, Sán Rợ, Mán quần cộc, Mán váy xẻ
8. Nhóm Tạng-Miến
(Tibet-Burma)
Cống2.729(Phunoi)
Hà Nhì25.539(Hani) U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già
La Hủ12.113(Lahu)
Lô Lô4.827(Yi) Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di
Phù Lá12.471Phú Lá (Xá Phó)
Si La909Cú Đề Xừ[6][7]
Người nước ngoài3.553 
Không xác định349 

Một số dân tộc có thể có một hoặc nhiều tên gọi, trong số đó có thể trùng nhau:

  • Dân tộc Mán có thể là: Sán Chay, Dao, H’Mông, Pu Péo, Sán Dìu (Mán quần cộc, Mán váy xẻ)
  • Dân tộc Xá là tên gọi chung cho các dân tộc thiểu số tại Tây Bắc trừ người Thái và người Mường
  • Dân tộc Brila có thể là: Giẻ Triêng, Xơ Đăng.
  • Dân tộc Thổ có thể chỉ dân tộc Tày.
Các dân tộc chưa được xác định rõ[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là những dân tộc được nhắc đến trong hoạt động xã hội, tuy nhiên lại không được nêu trong danh sách 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người Pa Kô[sửa | sửa mã nguồn]

Người Pa Kô là tên một cộng đồng thiểu số có vùng cư trú truyền thống là Trung Việt Nam và Nam Lào. Theo nghĩa trong tiếng Tà Ôi thì "Pa" là phía, "Kô" là núi, tức là người bên núi [8]. Tại Việt Nam người Pa Kô chủ yếu sống ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông tỉnh Quảng Trị, và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế [9]. Theo Ethnologue[10] tiếng Pa Kô là một ngôn ngữ riêng biệt tuy cũng có quan hệ gần với người Tà Ôi, và tại Lào thì người Pa Kô và Tà Ôi là hai dân tộc riêng biệt [11].

Tuy nhiên cộng đồng Pa Kô chưa được coi là một dân tộc riêng mà đang được xếp vào dân tộc Tà Ôi trong Danh mục các dân tộc Việt Nam.

Người Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Người Nguồn là tên gọi cộng đồng người gồm 35 ngàn nhân khẩu, sống ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hiện vẫn còn chưa có sự thống nhất về việc người Nguồn có phải là một sắc tộc riêng hay không. Tại Hội thảo khoa học xác định dân tộc Nguồn tổ chức ngày 19 tháng 10 năm 2004 tại Đồng Hới, Quảng Bình, có ý kiến đề nghị xếp người Nguồn vào dân tộc Mường, Thổ hoặc Chứt, và cũng có ý kiến tách người Nguồn thành một dân tộc thiểu số riêng.[12]. Tiếng Nguồn hiện được Glottolog xếp là một ngôn ngữ riêng [13].

Người Arem[sửa | sửa mã nguồn]

Người Arem là tộc người hiện có 42 hộ với 183 người, sống ở vùng vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện được xếp là người Chứt. Năm 1992 họ được bộ đội biên phòng phát hiện trong các hang đá và đưa về sống với cộng đồng, hiện ở xã Tân Trạch, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình [14]. Họ nói tiếng Arem nhưng cũng nói được tiếng của những tộc láng giềng: gặp người Khùa họ nói tiếng Khùa, gặp người Ma Coong họ dùng tiếng Ma Coong để giao tiếp [15].

Người Đan Lai[sửa | sửa mã nguồn]

Người Đan Lai có dân số khoảng hơn 3000 người, sống chủ yếu ở vùng núi tại các bản Co Phạt, Khe Khặng, xã Môn Sơn huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An.

Người Đan Lai được coi là có nguồn gốc từ người Kinh, trước đây ở làng Đan Nhiệm bỏ lên núi sống do các xung đột trong xã hội. Hiện tại họ được xếp vào dân tộc Thổ.

Người Tà Mun[sửa | sửa mã nguồn]

Người Tà Mun là cộng đồng cỡ 3.000 người, với gần 2.000 người sống ở Tây Ninh và trên 1.000 người ở Bình Phước. Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh đã chủ trì một đề tài khoa học là "Nghiên cứu, xác định thành phần dân tộc của người Tà Mun tại Tây Ninh", trong đó đã xác định là khoảng những năm 1945 - 1954 nhóm người Tà Mun trú ngụ ở sóc 5, xã Tân Hiệp, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản, Bình Phước) đã di cư đến Tây Ninh. Người Tà Mun theo chế độ mẫu hệ. Theo người già thuật lại thì giấy chứng nhận sắc tộc trước kia hiện còn giữ lại, đã công nhận "sắc dân Tà Mun" là "đồng bào Thượng miền Nam". Sau năm 1975, trong CMND của người Tà Mun vẫn được ghi là dân tộc Tà Mun. Đến khi lập danh mục thành phần dân tộc VN thì người Tà Mun không còn vị thế riêng mà xếp vào nhóm dân tộc "được coi là có quan hệ gần gũi về văn hóa, ngôn ngữ trên địa bàn là người Xtiêng và Khmer". Tuy nhiên bà con người Tà Mun luôn khẳng định mình là người Tà Mun và không liên quan gì tới người Xtiêng, Khmer, hay Chơ Ro [16][17][18].

Người Thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Người Thủy là dân tộc sinh sống chủ yếu tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, và được công nhận là một trong 56 dân tộc tại CHND Trung Hoa. Người Thủy nói tiếng Thủy, là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Tai-Kadai. Tại Việt Nam có 26 hộ với 104 khẩu người Thủy sống tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, tuy nhiên họ không được công nhận chính thức là một dân tộc thiểu số.[19]

Những năm trước đây các giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân đã ghi mục "Dân tộc" là "Thủy" (bản CMND năm 2006). Tuy nhiên "bắt đầu từ năm 2016 công an tỉnh Tuyên Quang dừng cấp chứng minh nhân dân cho tộc người Thủy" và việc này gây rắc rối cho hoạt động của họ.[20]

Người Xạ Phang[sửa | sửa mã nguồn]

Người Xạ Phang hay Thượng Phương là một cộng đồng dân tộc có dân số hơn 2.000 người, di trú từ Trung Quốc vào đầu thập niên 60 thế kỷ 20. Họ có cùng nguồn gốc với dân tộc Hoa và sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính, tuy nhiên trang phục, tập tục có nét giống với người H'Mông và người Lô Lô. Họ sinh sống rải rác ở các xã, huyện biên giới Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên.[21][22]

Người Pú Nả[sửa | sửa mã nguồn]

Người Pú Nả còn có tên gọi khác như Củi Chu, Pố Y, Sa Quý Châu... sinh sống ở xã San Thàng, thị xã Lai Châu.

Người Pú Nả hiện được xếp vào dân tộc Giáy, và có văn hóa giống người Giáy ở Lào Cai nhưng nói tiếng Pú Nả mà người Giáy không nghe được. Họ có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) di cư về Việt Nam cách đây từ 150 - 200 năm.[23]

Người Ngái[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ngái hiện được xếp là một dân tộc sinh sống tại Việt Nam, tuy nhiên các dân tộc được xếp vào người Ngái tồn tại rất nhiều khác biệt về nguồn gốc, ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Ngái là tiếng Ngái, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ H'Mông-Miền, tuy nhiên nhiều cộng đồng có nguồn gốc từ người Khách Gia, người Nùng, người Hoa (như người Hoa Nùng tại Đồng Nai) cũng được xếp vào nhóm dân tộc Ngái.

Người Đản[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra còn có thiểu số người Đản Gia là một dân tộc sống trên sông nước tại miền Nam Trung Quốc, tại Việt Nam họ cũng được xếp vào dân tộc Ngái. [1]

Người En[sửa | sửa mã nguồn]

Người En nói tiếng Nùng Vẻn hay còn gọi là tiếng En gồm 200 người sinh sống tại xóm Cả Tiểng xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Năm 1998, tiếng Nùng Vẻn được các nhà nghiên cứu đã xác định tiếng En là một ngôn ngữ thuộc nhóm Bố Ương, không phải nhóm Tày-Nùng.

Người Mơ Piu[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mơ Piu là một ngôn ngữ H'mông chưa được phân loại được nói ở làng Nậm Tu Thượng, xã Nậm Xé, mạn tây huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Nó được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2009 bởi một nhóm các nhà ngôn ngữ học Pháp, tiếng Mơ Piu rất khác biệt so với các ngôn ngữ H'Mông lân cận ở Việt Nam.

Người Thu Lao, Pa Dí[sửa | sửa mã nguồn]

Người Thu Lao và người Pa Dí sinh sống ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hiện được xếp vào dân tộc Tày. Người Thu Lao nói tiếng Thu Lao thuộc ngữ chi Tráng Đại và có bản sắc văn hóa riêng. Cư dân Thu lao đặt chân đến mảnh đất Lào Cai từ thế kỷ 17 – 18. Nơi đầu tiên họ cư trú là xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương. Sau đó, do thiếu nguồn nước và đất canh tác, họ chuyển dần sang địa phận xã Thảo Chư Phìn và Bản Mộ huyện Si Ma Cai và xã Mường Khương, xã Thanh Bình của huyện Mường Khương và định cư cho đến ngày nay. Người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở Mường Khương tỉnh Lào Cai với dân số khoảng 2000 người.

Phân bố lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]

Người Kinh là dân tộc đa số, sinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, các hải đảo và tại các khu đô thị

Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm) sinh sống tại các vùng trung du và miền núi. Trong đó các dân tộc thuộc nhóm Hán-Tạng (trừ người Hoa), Tai-Kadai và Hmong-Dao phân bố chủ yếu ở Miền Bắc. Nhóm Nam Đảo chỉ sinh sống ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng nhóm Nam Á phân bố trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

  • Các nhóm dân tộc nói các ngôn ngữ thuộc các ngữ chi phía Bắc của ngữ hệ Nam Á, gồm ngữ chi Khơ Mú (Khơ Mú, Ơ Đu, Xinh Mun), ngữ chi Palaung (Kháng), và ngữ chi Mảng (Mảng), sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái) và vùng cực Tây Nghệ An. Trong đó nhóm Khơ Mú luôn sinh sống về phía Tây của nhóm Việt-Mường, trong khi 2 nhóm còn lại thì sinh sống ở phía Bắc nhóm Việt-Mường. Cả ba nhóm đều sống xen kẻ với các nhóm người Thái, Hmong, Dao...và nhiều sắc tộc khác
  • Các dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt-Mường của ngữ hệ Nam Á như Mường, Thổ và Chứt sống tại vùng trung du và miền núi các tỉnh từ Phú Thọ đến Bắc Quảng Bình. Trong đó người Mường chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng và sông Mã, tập trung đông nhất ở Hòa Bình và Thanh Hóa. người Thổ sinh sống chủ yếu ở phía Nam Thanh Hóa miền Tây Nghệ An và người Chứt cư trú chủ yếu tại khu vực phía Bắc Quảng Bình và 1 vài xã phía Tây Nam Hà Tĩnh
  • Các dân tộc nói các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Katu của ngữ hệ Nam Á như Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi sinh sống tại vùng miền núi các tỉnh Trung Trung Bộ từ Quảng Bình cho tới Quảng Nam, nằm về phía Nam địa bàn cư trú của nhóm Việt-Mường.
  • Còn các dân tộc nói các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Bahnar của ngữ hệ Nam Á thì sinh sống tại Tây Nguyên và vùng miền núi, trung du các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, về phía Nam của nhóm Katu. Địa bàn sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm này đôi khi xen kẻ với các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo.
  • nhánh cực Nam của ngữ hệ Nam Á tại Việt Nam là người Khmer sinh sống ở Nam Bộ, nằm về phía Tây Nam của nhóm Bahnar.
  • Các nhóm nói ngôn ngữ Nam Đảo sinh sống tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, riêng 1 bộ phận người Chăm Islam sinh sống tại Nam Bộ. Các dân tộc Nam Đảo được cho là đã di cư đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ II trước Công nguyên[24]. Trong các dân tộc này, người Chăm sinh sống ở đồng bằng ven biển miền Trung, các dân tộc khác sống rải rác dọc theo dãy Trường Sơn.
  • Người Thái định cư ở bờ phải sông Hồng (Sơn La, Lai Châu, Điện Biên). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao Bằng.

Các nhóm dân tộc thiểu số khác không có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hòa trộn với nhau. Một số nhóm dân tộc này đã di cư tới miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời gian khác nhau: người Thái đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII; người Hà Nhì, Lô Lô đến vào thế kỷ X; người Dao vào thế kỷ XI; các dân tộc H'Mông, Cao Lan, Sán Chỉ, và Giáy di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước.

Hiện nay do hệ quả của các làn sóng di cư mới, nhiều người Kinh đã lên sinh sống tại các tỉnh miền núi, trong đó các tỉnh Tây Nguyên đã có đa số dân cư là người Kinh. Nhiều dân tộc thiểu số sinh sống tại các tỉnh phía Bắc như Tày, Nùng, Mường, Hmông... cũng di cư với số lượng lớn vào các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ

Chế độ gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ngôn ngữ và văn hóa, các dân tộc ở Việt Nam còn được phân loại dựa trên mô hình gia đình. Có 3 nhóm chế độ gia đình chính ở Việt Nam là

  • Phụ hệ: Con lấy theo họ bố và được xem là thuộc về gia đình bên phía bố. Vợ chồng sau khi cưới thì về sống bên nhà chồng và người vợ trở thành 1 thành viên của gia đình chồng. Người đàn ông là chủ của gia đình và có toàn quyền quyết định trong các vấn đề quan trọng. Tài sản thừa kế được để lại cho các con trai và con trai trưởng được ưu tiên.
  • Mẫu hệ: Con lấy theo họ mẹ và được xem là thuộc về gia đình bên phía mẹ. Vợ chồng sau khi cưới thì về sống bên nhà vợ và người chồng trở thành 1 thành viên của gia đình vợ. Người phụ nữ là chủ của gia đình, nhưng quyền quyết định các vấn đề quan trọng có thể vẫn phụ thuộc vào người chồng hoặc các họ hàng nam giới bên dòng họ mẹ. Tài sản thừa kế được để lại hệ|Không phân biệt tử hệ]] (đôi khi được hiểu là Song hệ nhưng quy định về các thuật ngữ trên trong tiếng Việt vẫn chưa được thống nhất): Không có họ hoặc có cách tính họ khác với 2 cách trên, con cái được xem là thuộc về cả dòng bên mẹ lẫn bên bố. Vợ chồng tự quyết định sống bên phía vợ hoặc phía chồng hoặc sống riêng tùy theo tính thuận tiện và điều kiện kinh tế. Quyền quyết định các vấn đề của gia đình phụ thuộc vào cả vợ lẫn chồng. Tài sản thừa kế được dành cho cả con trai lẫn con gái hoặc có các quy tắc thừa kế riêng [25]

Trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam:[26]

  • Các dân tộc thuộc các nhóm Hán-Tạng, Tày-Thái, Kadai và Hmông-Dao đều theo chế độ Phụ hệ.
  • Ngoại trừ cộng đồng Chăm Islam ở Nam Bộ theo chế độ phụ hệ do chịu ảnh hưởng bởi Hồi giáo chính thống, các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo (gồm cả các nhóm Chăm theo Bà La Môn và Bàni) đều theo chế độ Mẫu hệ
  • Riêng nhóm Nam Á có sự khác biệt lớn giữa các ngữ chi.
    • Các nhóm thuộc các ngữ chi ở phía Bắc như Kháng, Mảng, Khmuic (Khơ Mú, Ơ Đu, Xinh Mun), Việt-Mường và Katuic (Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi) có truyền thống theo chế độ Phụ hệ khá lâu đời. Một vài dân tộc thuộc ngữ chi Bahnar nhưng sinh sống ở Đông Nam Bộ như Mạ, Xtiêng cũng đã chuyển sang Phụ hệ
    • Các nhóm thuộc ngữ chi Bahnar ở Nam Tây Nguyên như Mnông, K'ho theo chế độ Mẫu hệ như các nhóm Nam Đảo láng giềng
    • Người Khmer, Chơ ro và các dân tộc thuộc ngữ chi Bahnar ở Bắc Tây Nguyên có truyền thống theo chế độ Không phân biệt tử hệ.

Hiện nay nhiều nét của chế độ Không phân biệt tử hệ cũng dần phổ biến ở người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác do hệ quả của các phong trào tuyên truyền và vận động đòi quyền Bình đẳng giới. Các quy định của pháp luật về thừa kế cũng được biên soạn trên cơ sở không phân biệt giới tính giữa các con.

Biến động[sửa | sửa mã nguồn]Journal.pone.0036437.g002.png 

Do quá trình di cư và đồng hóa diễn ra liên tục trong lịch sử, hầu hết các dân tộc Việt Nam đều không thuần chủng. Trong một công trình nghiên cứu kết quả phân tích DNA trên nhiễm sắc thể Y của nam giới thuộc 2 nhóm dân tộc Kinh Việt Nam và Chăm cho thấy [27].

  • Khoảng 40% nam giới Kinh và Chăm thuộc về nhóm O2a-M95, là nhóm Haplogroup đặc trưng cho ngữ hệ Nam Á, trong đó dòng con O2a1-OM88 chiếm tỷ lệ cao (30%) ở người Kinh nhưng chỉ chiếm 8.5% ở nhóm Chăm.
  • 6.58% nam giới Kinh và 5.08% nam giới Chăm thuộc về nhóm haplogroup O1a-M119, là nhóm đặc trưng của ngữ hệ Nam Đảo và Tai-Kradai, tuy rằng tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Điều này chỉ ra rằng ban đầu đa số tổ tiên người Chăm sử dụng các ngôn ngữ Nam Á sau đó mới chuyển dần sang sử dụng tiếng Chăm Nam Đảo do quá trình đồng hóa ngôn ngữ.
  • Happlogroup O3-M134 của ngữ hệ Hán-Tạng chiếm 9.2% nam giới Kinh nhưng chỉ chiếm 1.7% nam giới Chăm.
  • Do mối quan hệ thương mại lâu đời giữa Ấn Độ và Chămpa và hệ quả của thời Pháp thuộc, 13.6% nam giới Chăm và 1% nam giới Kinh mang haplogroup R-M17 của ngữ hệ Ấn-Âu.
  • Các haplogroup thuộc các nhóm bên ngoài Nam Á, Hán-Tạng, Nam Đảo, Tai-Kadai như
    • O3-M17 - đặc trưng cho ngữ hệ Hmong-Mien nhưng cũng có tỉ lệ cao trong nhánh Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
    • O3-M200* - vốn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm thổ dân Negrito ở Phillipines.
    • C-M126 - được tìm thấy với tỷ lệ cao ở người Mông Cổ, thổ dân châu Mỹ và châu Úc nhưng cũng được tìm thấy với tỉ lệ đáng kể ở khu vực Đông Nam Á.
    • K-P131* - tìm thấy với tỷ lệ lớn với mức đa dạng cao ở thổ dân Úc.
    • N-231 - chiếm tỷ lệ cao ở nhóm ngôn ngữ Ural cũng được tìm thấy với tỷ lệ đáng kể trong các mẫu nhiễm sắc thể Y của nam giới Kinh và Chăm cho thấy bức tranh di truyền vô đa dạng của lịch sử di cư và hình thành các dân tộc tại Việt Nam.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh mục các dân tộc Việt Nam
  • Danh sách các dân tộc Việt Nam theo số dân
  • Nghi lễ các dân tộc Việt Nam
  • Kênh truyền hình tiếng dân tộc - VTV5
Chỉ dẫn[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Không được dùng từ "Mọi" để chỉ các dân tộc
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Danh mục các dân tộc Việt Nam. Tổng cục Thống kê, 2010. Truy cập 01/04/2017.
  2. ^ Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam, 2016. Truy cập 01/04/2017.
  3. ^ Ủy ban Dân tộc Việt Nam giới thiệu Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, 2016.
  4. a b c Công bố kết quả Tổng điều tra dân số 2019. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê, Tổng cục Thống kê, 11/07/2019. Truy cập 05/09/2019.
  5. ^ The Vie Branch. Mon-Khmer Languages Project. Truy cập 22/11/2016.
  6. ^ Theo Non nước Việt Nam, Vũ Thế Bình, Sách hướng dẫn du lịch, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, 2012
  7. ^ Theo 500 câu Hỏi – Đáp lịch sử - Văn hóa Việt Nam, Hà Nguyễn – Phùng Nguyên, Nhà xuất bản Thông tấn, 2011
  8. ^ Hành trình của tộc người "bên kia núi". Vov4, 28/4/2014. Truy cập 10/10/2015.
  9. ^ Bước đầu tìm hiểu nét độc đáo về văn hóa của người Bru-Vân Kiều và Pa Kô ở Quảng Trị[liên kết hỏng]. quangtritv, 17/12/2015. Truy cập 10/10/2016.
  10. ^ Pacoh at Ethnologue. 18th ed., 2015. Truy cập 15/10/2015.
  11. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2013). "Pacoh". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  12. ^ Đi tìm người Nguồn: Cần sớm định danh, Thanh Niên Online
  13. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin; Bank, Sebastian, eds. (2016). "Nguon". Glottolog 2.7. Jena: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 11/11/2015.
  14. ^ Người Arem đã có bản mới. tuoitre, 24/11/2003. Truy cập 11/11/2015.
  15. ^ "Kho báu" bí ẩn của người Arem. danviet, 18/06/2010. Truy cập 11/11/2015.
  16. ^ Giải mã tộc người Tà Mun. Thanhnien Online, 08/01/2017. Truy cập 08/01/2017.
  17. ^ Người Tà Mun sẽ là dân tộc thứ 55?. Nguoiduatin, 27/12/2012. Truy cập 08/01/2017.
  18. ^ Bản sắc văn hoá của tộc người Tà Mun ở Tây Ninh. Tây Ninh Online, 30/07/2015. Truy cập 08/01/2017.
  19. ^ Cuộc sống huyền bí của bộ tộc 92 người ở VN
  20. ^ Dân tộc 100 người trước nguy cơ bị 'xóa sổ': Bức tâm thư gửi Thủ tướng. infonet, 20/07/2020. Truy cập 20/07/2020.
  21. ^ Nguồn gốc của người Xạ Phang. Vov4, 20/2/2017.
  22. ^ Tết của dân tộc Xạ Phang tỉnh Điện Biên. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Điện Biên, 2/1/2017.
  23. ^ Lễ cưới truyền thống của người Pú Nả. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, 24/05/2016.
  24. ^ Mai Lý Quảng, tr. 91
  25. ^ Phan Hữu Dật (3 tháng 6 năm 2013). “LẠI BÀN VỀ CHẾ ĐỘ SONG HỆ Ở CÁC DÂN TỘC NƯỚC TA”.
  26. ^ Lý Tùng Hiếu (7 tháng 7 năm 2009). “NAM QUYỀN TRONG CHẾ ĐỘ MẪU HỆ Ở VIỆT NAM”. Trung tâm Văn hóa học, Lý luận và Ứng dụng.[liên kết hỏng]
  27. ^ Perspective on the Austronesian Diffusion in Mainland Southeast Asia. Jun-Dong He, Min-Sheng Peng, Huy Ho Quang, Khoa Pham Dang, An Vu Trieu, Shi-Fang Wu, Jie-Qiong Jin, Robert W. Murphy, Yong-Gang Yao, Ya-Ping Zhang (2012). Truy cập 11/11/2016.
  • Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, Nhà xuất bản ĐH và THCN, 1983
  • Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, Nhà xuất bản KHXH 1996
  • Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 2001
  • Hà Văn Thùy "Lời cáo chung cho thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt" [2] Lưu trữ 2009-02-07 tại Wayback Machine
  • Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 [3]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng cục Thống kê, Biểu 6: Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, nhóm tuổi và dân tộc, 1/4/2009
  • Các dân tộc Việt Nam trên bách khoa toàn thư văn hóa Việt Nam
  • Các dân tộc Việt Nam trên trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Các dân tộc Việt Nam trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam
  • Đường di chuyển của người tiền sử Lưu trữ 2008-04-14 tại Wayback Machine theo Map of early human migration patterns Lưu trữ 2008-10-03 tại Wayback Machine
  • Các dân tộc thiểu số, tài liệu của UNDP
  • Đường di chuyển của người tiền sử theo Stephen Oppenheimer
  • Bản đồ phân bố dân tộc ở Việt Nam
  • Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam Lưu trữ 2007-10-05 tại Wayback Machine
Thể loại: 
  • Các dân tộc Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Lịch sử Việt Nam đọc đi rùi bạn hiểu nhé
7 tháng 1 2022

54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen: ꪼꪕ), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai...

Kinh82.085.826Việt
Chứt7.513Xá La Vàng, Chà Củi, Tắc Củi, Mày, Sách, Mã Liềng, Rục
Mường1.452.095Mol, Mual
Thổ91.430Kẹo, Mọn, Họ, Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng
2. Nhóm Tày - Thái
(Tai–Kadai)
Bố Y3.232(Bouyei) Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí
Giáy67.858(Bouyei) Nhắng, Giắng, Sa Nhân, Pấu Thỉn, Chủng Chá, Pu Năm
Lào17.532Lào Bốc, Lào Nọi
Lự6.757Lừ, Duôn, Nhuồn
Nùng1.083.298 
Sán Chay201.398Mán, Cao Lan - Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử
Tày1.845.492Thổ
Thái1.820.950Táy, các nhóm: Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ
3. Nhóm Kadai
(Kra)
Cờ Lao4.003(Gelao)
La Chí15.126(Lachi) Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La Ti, Mán Chí
La Ha10.157Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga
Pu Péo903(Qabiao, Pubiao) Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán
4. Nhóm Môn – Khmer

(ngữ hệ Nam Á)
(Austroasia)

Ba Na286.910(Bahnar) Bơ Nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công, Rơ Ngao
Brâu525Brao
Bru - Vân Kiều94.598(Bru) Bru, Vân Kiều, Ma Coong, Khùa, Trì
Chơ Ro29.520Châu Ro, Dơ Ro
Co40.442(Cor) Trầu, Cùa, Col
Cơ Ho200.800(Koho)
Cơ Tu74.173(Katu) Ca Tu, Ca Tang, Cao, Hạ
Giẻ Triêng63.322Giang Rẫy, Brila, Cà Tang, Doãn
Hrê149.460(H're) Chăm Rê, Thạch Bích
Kháng16.180Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng
Khmer1.319.652Khmer
Khơ Mú90.612(Khmu) Xá Cẩu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tênh
Mạ50.322 
Mảng4.650Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai
M’Nông127.334(Mnong)
Ơ Đu428Tày Hạt
Rơ Măm639 
Tà Ôi52.356(Ta Oi, Tahoy) Tôi Ôi, Ta Hoi, Ta Ôih, Tà Uất, A tuất, Pa Cô
Xinh Mun29.503Puộc, Pụa, Xá.
Xơ Đăng212.277(Sedang) Kmrâng, H'Đang, Con Lan, Brila, Ca Dong, Tơ-dra
X’Tiêng100.752(Stieng) Xa Điêng, Tà Mun
5. Nhóm H'Mông - Dao
(Hmong–Mien)
Dao891.151(Yao) Mán, Động, Trại, Dìu, Miến, Kiêm, Kìm Mùn
H’Mông1.393.547(Hmong) Mông, Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc
Pà Thẻn8.248Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống
6. Nhóm Nam Đảo
(Malayo-Polynesia)
Chăm178.948Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm
Chu Ru23.242Chơ Ru, Kru
Ê Đê398.671(Rhade) Ra đê
Gia Rai513.930(Jarai)
Ra Glai146.613(Roglai) Ra Glay, O Rang, Glai, Rô Glai, Radlai
7. Nhóm Hán
(Sini)
Hoa749.466(Overseas Chinese) Tiều, Hán
Ngái1.649(Hakka Chinese) Sán Ngái
Sán Dìu183.004Trại, Trại Đát, Sán Rợ, Mán quần cộc, Mán váy xẻ
8. Nhóm Tạng-Miến
(Tibet-Burma)
Cống2.729(Phunoi)
Hà Nhì25.539(Hani) U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già
La Hủ12.113(Lahu)
Lô Lô4.827(Yi) Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di
Phù Lá12.471Phú Lá (Xá Phó)
Si La
3 tháng 10 2016

54 dân tộc em.

3 tháng 10 2016

Cộng đồng dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc.

14 tháng 10 2019

Người Kinh ở Việt Nam có dân số 73.594.427 người

Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số

#Hok Tốt#

15 tháng 10 2019

Người Kinh ở Việt Nam có dân số 73.594.427 người

Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số

14 tháng 11 2021

54 dân tộc

19 tháng 6 2021

C âu 1Việt Nam có diện tích 332.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa  

Câu 2 chưa hiểu rõ câu hỏi lắm

Câu 3 Có 54 dân tộc . Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh

Câu4

Lợi dụng là nước có thể bốc hơi 

 

 

c1: 330 000 ki-lô-mét vuông

c2:khu vực Dông Nam Á

c3:

- Nước ta có 54 dân tộc anh em.

- Dân tộc Kinh là dân tộc có số dân đông nhất chiếm hơn 80% dân số nước ta, phân bố tập trung ở đồng bằng, ven biển.

c4:thủy triều

 

giúp em cái này vớiCâu 1:Việt Nam có    A. 52 dân tộc               B.53 dân tộc                 C. 54 dân tộc                D.55 dân tộcCâu 2:Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số    A.85%                      B. 86%                           C.87%                            D.88%Câu 3 : Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở :    A.  Đồng bằng              B.   Miền núi                 C.  Trung Du            D. Duyên HảiCâu 4 Trung...
Đọc tiếp

giúp em cái này với

Câu 1:Việt Nam có

    A. 52 dân tộc               B.53 dân tộc                 C. 54 dân tộc                D.55 dân tộc

Câu 2:Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số

    A.85%                      B. 86%                           C.87%                            D.88%

Câu 3 : Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở :

    A.  Đồng bằng              B.   Miền núi                 C.  Trung Du            D. Duyên Hải

Câu 4 Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư chú của các dân tộc

   A.  Tày, Nùng ,Dao, Thái, Mông                      B.Tây, Nùng ,Ê –Đê ,Ba -Na

   C.Tày, Mừng,Gia-rai ,Mơ nông                          D.Dao ,Nùng ,Chăm ,Hoa

Câu 5: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

AChăm , Khơ-me                                                B. Vân Kiều ,Thái

C. Ê –đê ,mường                                                          D. Ba-na ,cơ –ho

Câu 6:Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:

A .Đồng bằng ,trung du, duyên hải                         B. Miền Núi

C : Hải đảo                                                                   D .Nước Ngoài

Câu 7:Dân số nước ta năm 2019 là

A.96,46 triệu người       B.74,5 triệu người      C. 79,7 triệu người   D.81 triệu người

Câu 8: Dân số nước đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới      (năm 2002)

    A :12                      B : 13                     C : 14                D : 15

Câu 9: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với

 A : Sự phát triển kinh tế              B : Môi Trường

C: Chất lượng cuộc sống              D : Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường

 Câu 10 : Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cần phải thực hiện .

A : Kế hoạch hóa gia đình                       B : Nâng cao nhận thức của người  dân về vấn đề dân số  

C :Đẩy mạnh công tác tuyên truyền       D: Cả A, B,C đúng

Câu 11 : Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô .

 A:  Vừa và nhỏ         B : Vừa              C : Lớn             D : Rất Lớn

Câu 12: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta

A:  Dồi dào, tăng nhanh           B : Tăng Chậm

C : Hầu như không tăng           D : Dồi dào,  tăng chậm

Câu 13 : Mỗi năm bình quân nguồn lao động  nước ta có thêm .

A: 0,5 triệu lao động mới                         B:0.7 triệu lao động mới

C : hơn 1 triệu lao động mới                     D : gần hai triệu lao động mới

Câu 14: Để giải quyết vấn đề việc làm, cần có biện pháp gì ?

A . Phân bố lại dân cư và lao động

B . Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn

C . Đa dạng các loại hình đào tạo , hướng nghiệp dạy nghề , giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

D: Cả A , B , C đều đúng

Câu 15: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:

A. 1975                B. 1981                         C. 1986               D. 1996

Câu 16: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là
A.Các vùng trung du và miền núi                    B. Vùng Đồng bằng Sông hồng

C. Vùng Đồng bằng sông cửu long.                 D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung.

Câu 17: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì
A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.

            B. Nước ta có thể trồng được từ các loại  cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.

C. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.

D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm .

Câu 18: Tây nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì:

A. Có nhiều diệt tích đất phù sa phù hợp với cây cà phê.

B. Có nguồn nước ẩm rất phong phú.

C. Có độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ.

D. Có diện tích đất đỏ ba dan lớn nhất nước,rất thích hợp với cây cà phê.

Câu 19: Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta bao gồm:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu 20: Thị trường mở rộng đã làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp nước ta trên thế giới.

Nhận định trên là:

A. Đúng                                           B.Sai

Câu 21 : Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng :

A. Động đất                                                           B. Sương muối , giá rét          

C. Bão lũ, hạn hán sâu bệnh .                                D. lũ quét.

Câu 22: Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang:

A. Dẫn đầu thế giới.                        B. Xếp thứ hai thế giới.

C. Xếp thứ tư thế giới.                     D. Xếp thứ năm thế giới.

Câu 23: Trông thời gian qua diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng nhanh điều đó chứng tỏ:

A. Tình trạng độc canh cây lúa nước ngày cằng tăng.

B. Đã thoát khỏi tình trạng đọc canh cây lúa nước.

C. Nước ta đang đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước.

D. Thâm canh tăng năng suất được chú trọng hơn mở rộng diện tích.

Câu 24: Tỉ lệ dân đô thị ở  nước ta thuộc loại nào trên thế giới?

 A : Thấp                              B : Rất thấp                       C : Trung bình             D:  Cao

Câu 25: Năm 2003 lao động nước ta không qua đào tạo chiếm bao nhiêu tổng số lao động?

A. 78,6%            B 78,7%                     C 78,8%         D 78,9%

Câu 26: Hiện nay, trong nông nghiệp, Nhà nước đang khuyến khích:

A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.

B. Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.

D.Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Câu 27: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh .

   A: Tương  đối thấp             B : Trung bình                  C : Cao                  D : Rất cao

Câu 28: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là:

A. Than                      B . Hoá dầu                       C. Nhiệt điện                 D. Thuỷ điện.

Câu 29: Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có:

A. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.

B.  Các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

D. Có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm

Câu 30: Hiện nay, nước ta đang hợp tác buôn bán với khu vực nào nhiều nhất:

A. Châu Âu                 B. Bắc Mĩ                   C. Châu Á – Thái Bình Dương          D.Châu Đại Dương

Câu 31 : Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm các phân ngành chính :

A Chế biến sản phẩm trồng trọt

B Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp…

C Chế biến thủy sản

     D Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 32 : Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng :

A Thứ hai trên thế giới

B Thứ nhất trên thế giới

C Thứ ba trên thế giới

D Thứ tư trên thế giới

Câu 33 : Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :

         A Tỉ lệ trẻ em giảm xuống

     B Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên

C Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên

     D Tất cả đều đúng

Câu 34 : Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là :

A Đông Nam Bộ

B Đồng bằng sông Hồng

C Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ

D Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

Câu 35 : Cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là do :

A Thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp

B  Các vùng khác trong nước không thích hợp trồng chè

C Ngoài cây chè không trồng được bất kì cây nào khác

D Người tiêu dùng trong nước chỉ ưa chuộng chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 36 : Khó khăn trong phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là :

A Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đất xấu

B Địa hình khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh

C Thường bị thiên tai (hạn hán, bão lụt, cát lấn)

D Ý A và C đúng

Câu 37 : Nguyên nhân chính làm cho vùng Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước là :

A Đất phù sa màu mỡ

B Khí hậu, thủy văn thuận lợi

C Thâm canh tăng năng suất, tăng vụ

D Nguồn lao động dồi dào

Câu 38 : Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút nguồn đầu tư nước ngoài :

A Mạnh

B Mạnh nhất

C Khá mạnh

D Tương đối mạnh

Câu 39 : Thành phần kinh tế nào ở nước ta vẫn đang có vai trò chủ đạo?

A Kinh tế tư nhân

B Kinh tế Nhà nước

C Kinh tế tập thể

D Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 40 : Trong số các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận dưới đây, di sản không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là :

A Cố đô Huế

B Phố cổ Hội An

C Di tích Mỹ Sơn

D Tất cả đều đúng

Câu 41: Trong các loại hình vận tải ở nước ta, loại hình vận tải nào có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất? Loại hình vận tải nào có tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển nhanh nhất?

A. Đường sắt có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất. Đường bộ có tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển nhanh nhất.

B. Đường biển có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất. Đường hàng không có tốc      độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển nhanh nhất.

C Đường bộ có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất. Đường hàng không có tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển nhanh nhất.

D .Đường sông có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất. Đường bộ có tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển nhanh nhất.

Câu 42: Các trung tâm du lịch thuộc loại trung tâm du lịch quốc gia của nước ta bao gồm:

A Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, TP.Hồ Chí Minh.

B Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

C Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Tp.Hồ Chí Minh.

D Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.

 

3
24 tháng 10 2021

1. C

2. A

3. B

4. A

5. A

6. A

7. A

8. C

9. D

10. D

11. A

12. A

13. C

14. D

15. C

16. C

17. C

18. D

19. C

20. A

21. C

22. B

23. D

24. Không biết☹

25. C

26. B

27. A

28. C

29. B

30. C

31. D

32. A

33. D

35. A

36. D

37. C

38. A

39. B

40. A

41. C

42. Không biết :(

25 tháng 10 2021

1. C

2. A

3. B

4. A

5. A

6. A

7. A

8. C

Câu 1. Vùng nào nước ta có mật độ dân số cao nhất? *25 điểmTây Bắc. Đồng bằng sông Cửu LongTây NguyênĐồng bằng sông HồngCâu 2. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ? *25 điểm53 dân tộc.54 dân tộc.55 dân tộc.52 dân tộc.Câu 3. Dân tộc nào có số dân chiếm số lượng nhiều nhất ở Việt Nam? *25 điểmDân tộc Kinh.Dân tộc Tày.Dân tộc Thái,Dân tộc Ơ-đu.Câu 4. Ngành nào chiếm tỉ lệ lao động lớn nhất trong cơ cấu lao...
Đọc tiếp

Câu 1. Vùng nào nước ta có mật độ dân số cao nhất? *

25 điểm

Tây Bắc

. Đồng bằng sông Cửu Long

Tây Nguyên

Đồng bằng sông Hồng

Câu 2. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ? *

25 điểm

53 dân tộc.

54 dân tộc.

55 dân tộc.

52 dân tộc.

Câu 3. Dân tộc nào có số dân chiếm số lượng nhiều nhất ở Việt Nam? *

25 điểm

Dân tộc Kinh.

Dân tộc Tày.

Dân tộc Thái,

Dân tộc Ơ-đu.

Câu 4. Ngành nào chiếm tỉ lệ lao động lớn nhất trong cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta? *

25 điểm

. Nông - lâm - ngư nghiệp.

. Du lịch

. CN- XD.

.Dịch vụ.

Câu 5. Cơ cấu theo tuổi của dân số, nhóm tuổi nào tăng mạnh nhất về tỉ lệ ? *

25 điểm

Nhóm từ 15- 59 tuổi, trên 60 tuổi

Nhóm từ 15 - 59 tuổi.

Nhóm từ 0 - 14 tuổi.

Nhóm > 60 tuổi.

Câu 6. Có tỉ suất sinh của nước ta là 19,9%0, tỉ suất tử là 5,6%0. Tính tí lệ (%) gia tăng dân số tự nhiên. *

25 điểm

11,1%.

0,35%.

2,55%.

1,43%.

Câu 7. Ý nào không phải là đặc điểm của nguồn lao động nước ta? *

25 điểm

Lực lượng lao động có kĩ thuật cao tập trung chủ yếu ở các thành phố.

Phân bố đồng đều trong các ngành kinh tế

Đội ngũ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.

Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.

Câu 8. Đặc điểm dân cư và lao động của Việt Nam là: *

25 điểm

Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động có kĩ thuật cao tập trung chủ yếu trong các thành phố lớn.

Lao động đông, đang có xu hướng giảm dần, phân bố đồng đều trong cả nước.

Lao động đông, tăng nhanh, phân bố đồng đều trong cả nước.

Nguồn lao động không nhiều, nhưng tăng nhanh, chất lượng lao động cao, phần lớn đã qua đào tạo, phân bố không đồng đều trong cả nước.

Câu 9. Trong cơ cấu lao động các ngành kinh tế quốc dân của nước ta, ngành nào chiếm tỉ lệ lao động lớn nhất ? *

25 điểm

Lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp.

Lao động trong khu vực dịch vụ.

Lao động trong công nghiệp và xây dựng.

Lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Câu 10. Hiện nay, nhóm tuổi từ 0 - 14 ở nước ta có xu hướng: *

25 điểm

Ổn định trong cơ cấu dân số.

Giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu dân số.

Lúc tăng, lúc giảm

Tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu dân số.

Câu 11. Đặc điểm nào không đúng với quần cư thành thị: *

25 điểm

Thường ở khu vực xa xôi, hẻo lánh.

Thành phố là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị.

Mật độ dân số rất cao

Kiểu nhà “ống” phổ biến.

Câu 12. Năm 2009, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta là 14,3%0, tỉ suất tử chiếm 5,6%0. Hỏi rằng năm 2009, tỉ suất sinh của nước ta là bao nhiêu %0 ? *

25 điểm

19,9 %0.

80 %0.

2,55 %0.

8,7 %0.

Câu 13. Quá trình đô thị hoá ở nước ta không có đặc điếm: *

25 điểm

. Trình độ đô thị hoá còn thấp.

. Phần lớn các đô thị có quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở đồng bằng ven biển.

. Tỉ lệ dân thành thị cao

.Diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

Câu 14. Vùng nào của nước ta không giáp biển? *

25 điểm

.Đồng bằng sông Hồng.

. Đồng bằng sông Cửu Long.

. Tây Nguyên.

. Đông Nam Bộ.

Câu 15. Điểm cực Bắc của nước ta (23°23’B) nằm ở tỉnh nào? *

25 điểm

. Quảng Ninh.

. Hà Giang.

. Lạng Sơn.

. Cao Bằng.

Câu 16. Sự chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế của nước ta diễn ra theo chiều hướng nào? *

25 điểm

Lao động từ khu vực sản xuất vật chất chuyển sang khu vực dịch vụ.

Lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp.

Lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và từ khu vực sản xuất vật chất chuyển sang khu vực dịch vụ.

Lao động từ khu vực công nghiệp chuyển sang khu vực nông nghiệp.

Câu 17. Tình hình gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay: *

25 điểm

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, số dân giảm.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, số dân tăng.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng, số dân giảm.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng, số dân tăng.

Câu 18. Các dân tộc sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm: *

25 điểm

Người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

Người Kinh, người Ê-đê, người Gia-rai, người Xơ-đăng.

Người Hoa, người Khơ-me, người Kinh.

Người Kinh, người Mường, người Thái, người Mông.

Câu 19. Điểm cực Tây của nước ta (22°22’Đ) nằm ờ tỉnh nào? *

25 điểm

Sơn La.

Điện Biên.

Lai Châu.

Cao Bằng.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư nước ta? *

25 điểm

Dân số đông.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng liên tục qua các năm.

Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.

Cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hóa.

Câu 21: Dân cư nước ta không có đặc điểm nào sau đây? *

25 điểm

Quy mô dân số lớn

Mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tốc độ gia tăng dân số đã giảm.

Bước đầu bước vào thời kì suy giảm dân số.

Câu 22. Tỉ lệ thiếu việc làm chiếm tỉ lệ cao ở nông thôn vì: *

25 điểm

Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Trình độ lao động còn hạn chế.

Tốc độ đô thị hóa còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

Thời gian nông nhàn kéo dài.

Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta? *

25 điểm

Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.

Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên.

Cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.

Dồi dào

Câu 24. Hiện tại, nước ta đang phát triển trong giai đoạn “ cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là: *

25 điểm

Số người có độ tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm 2/3 dân số

Số trẻ sơ sinh chiếm 2/3 dân số.

Số người trong độ tuổi > 60 tuổi chiếm ½ dân số

Số người trong độ tuổi 15 – 59 tuổi chiếm 2/3 dân số

Câu 25. Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm nào sau đây: *

25 điểm

. Phân bố đô thị đồng đều giữa các vùng.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Trình độ đô thị hóa thấp.

Tỉ lệ dân thành thị giảm.

Câu 26. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến ĐBSH có mật độ dân số cao hơn ĐBSCL là: *

25 điểm

Khí hậu thuận lợi hơn.

Giao thông thuận tiện hơn.

Đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.

Lịch sử định cư lâu dài hơn.

Câu 27. Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng số người gia tăng hàng năm còn nhiều mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm là do: *

25 điểm

Quy mô dân số của nước ta lớn

Tác động của quá trình công nghiệp hóa

Do phong tục tập quán tại các địa phương

Tác động của chính sách di cư

Câu 28. Nhận định nào sau đây không chính xác về phân bố dân cư nước ta? *

25 điểm

Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước.

Mật độ dân số nông thôn thấp hơn thành thị.

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị.

Câu 29. Ý nào sau đây không đúng về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta: *

25 điểm

Hiện nay các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn TB cả nước.

Đang có xu hướng tăng dần qua các năm.

Phân hóa rất rõ rệt giữa nông thôn và thành thị.

Có sự thay đổi theo từng thời kì lịch sử.

Câu 30. Nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị và các khu công nghiệp thấp hơn ở nông thôn và miền núi là do: *

25 điểm

Trình độ kinh tế - xã hội cao hơn

Các dịch vụ về y tế tốt hơn.

Tập trung nhiều lao động có chuyên môn cao

Trình độ dân trí cao hơn

Câu 31. Mô tả nào sau đây đúng với hình dáng tháp tuổi của dân số VN hiện nay? *

25 điểm

Đáy tháp đang thu hẹp dần, thân tháp phình to và đỉnh tháp mở rộng hơn.

Đáy tháp mở rộng, thân tháp và đỉnh tháp thu hẹp.

Đáy tháp thu hẹp dần, thân tháp phình to và đỉnh tháp thu hẹp.

Đáy tháp đang mở rộng dần, thân tháp phình to và đỉnh tháp mở rộng hơn.

Câu 32. Nguyên nhân chính dẫn tới tỉ lệ sinh nước ta giảm mạnh là: *

25 điểm

Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình

Độ tuổi kết hôn tăng lên.

Chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao.

Các loại bệnh dịch được kiểm soát tốt

Câu 33. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư đô thị nước ta là: *

25 điểm

Nông – lâm – NN và du lịch.

Công nghiệp và Dịch vụ

Công nghiệp và Nông – lâm - NN

Khai thác và chế biến thực phẩm

Câu 34. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn nước ta là: *

25 điểm

Công nghiệp và Dịch vụ

NN và Dịch vụ

Nông – lâm - NN

Du lịch

Câu 35. Dòng nào sau đây nói đúng về sự khác nhau giữa quần cư nông thôn (QCNT) và quần cư đô thị (QCĐT): *

25 điểm

Nhà cửa trong QCĐT phân tán trong không gian hơn QCNT

Mật độ dân số ở QCĐT thấp hơn QCNT

Hoạt động kinh tế chủ yếu của QCĐT là công nghiệp, dịch vụ còn QCNT là nông nghiệp

Hoạt động kinh tế chủ yếu của QCNT là dịch vụ còn QCĐT là nông nghiệp

Câu 36. Phương án nào sau đây đúng với đặc điểm dân cư, xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng? *

25 điểm

Là vùng đông dân, mật độ dân số thấp nhất cả nước.

Là vùng đông dân, mật độ dân số cao nhất cả nước.

Là vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất cả nước.

Là vùng thưa dân, mật độ dân số thấp nhất cả nước.

Câu 37. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do *

25 điểm

có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

trồng lúa nước cần nhiều lao động.

vùng mới được khai thác gần đây.

có nhiều trung tâm công nghiệp.

Câu38 . Dân tộc nào có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước? *

25 điểm

Thái

Kinh (Việt)

Chăm

Tày

Câu 39. Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì *

25 điểm

chủ yếu lao động tập trung ở thành thị

chất lượng lao động không được nâng cao

mức thu nhập của người lao động thấp

nguồn lao động dồi dào nhưng nền kinh tế chưa phát triển

Câu 40: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả. *

25 điểm

Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.

Chất lượng cuộc sống của người dân tăng.

Hiện tượng ô nhiễm môi trường giảm.

Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội ổn định.

0
5 tháng 7 2021

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống 

NGƯỜI BANANGƯỜI BỐ YNGƯỜI BRÂUNGƯỜI BRU-VÂN KIỀU
NGƯỜI CHĂMNGƯỜI CHƠ RONGƯỜI CHU-RUNGƯỜI CHỨT
NGƯỜI CONGƯỜI CƠ HONGƯỜI CỜ LAONGƯỜI CƠ TU
NGƯỜI CỐNGNGƯỜI DAONGƯỜI Ê-ĐÊNGƯỜI GIA RAI
NGƯỜI GIÁYNGƯỜI GIÉ-TRIÊNGNGƯỜI HÀ NHÌNGƯỜI HOA
NGƯỜI HRÊNGƯỜI KHÁNGNGƯỜI KHMERNGƯỜI KHƠ MÚ
NGƯỜI LA CHÍNGƯỜI LA HANGƯỜI LA HỦNGƯỜI LÀO
NGƯỜI LÔ LÔNGƯỜI LỰNGƯỜI MẠNGƯỜI MẢNG
NGƯỜI MNÔNGNGƯỜI MÔNGNGƯỜI MƯỜNGNGƯỜI NGÁI
NGƯỜI NÙNGNGƯỜI Ơ ĐUNGƯỜI PÀ THẺNNGƯỜI PHÙ LÁ
NGƯỜI PU PÉONGƯỜI RA GLAINGƯỜI RƠ MĂMNGƯỜI SÁN CHAY
NGƯỜI SÁN DÌUNGƯỜI SI LANGƯỜI TÀ ÔINGƯỜI TÀY
NGƯỜI THÁINGƯỜI THỔNGƯỜI VIỆTNGƯỜI XINH MUN
NGƯỜI XƠ ĐĂNGNGƯỜI XTIÊNG
5 tháng 7 2021

Có 54 dân tộc VN, đó là:

Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.

Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.

Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.

Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.

Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.

Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.

Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.

Trên thế giới có 204 đất nước,Đó là

AfghanistanAF/AFG652860
AlbaniaAL/ALB27400
AlgeriaDZ/DZA2381740
AndorraAD/AND470
AngolaAO/AGO1246700
Antigua and BarbudaAG/ATG440
ArgentinaAR/ARG2736690
ArmeniaAM/ARM28470
AustraliaAU/AUS7682300
Áo895510282409
AzerbaijanAZ/AZE82658
BahamasBS/BHS10010
BahrainBH/BHR760
BangladeshBD/BGD130170
BarbadosBB/BRB430
BelarusBY/BLR202910
Belgium (Bỉ)BE/BEL30280
BelizeBZ/BLZ22810
BeninBJ/BEN112760
BhutanBT/BTN38117
BoliviaBO/BOL1083300
Bosnia and HerzegovinaBA/BIH51000
BotswanaBW/BWA566730
BrazilBR/BRA8358140
BruneiBN/BRN5270
BulgariaBG/BGR108560
Burkina FasoBF/BFA273600
BurundiBI/BDI25680
Cabo VerdeCV/CPV4030
Cambodia (Cam-pu-chia)KH/KHM176520
CameroonCM/CMR472710
CanadaCA/CAN9093510
Central African Republic (Cộng hòa Trung Phi)CF/CAF622980
ChadTD/TCD1259200
ChileCL/CHL743532
China (Trung Quốc)CN/CHN9388211
ColombiaCO/COL1109500
ComorosKM/COM1861
CongoCG/COG341500
Costa RicaCR/CRI51060
Côte d'Ivoire
(Bờ Biển Ngà)
CI/CIV318000
CroatiaHR/HRV55960
CubaCU/CUB106440
Cyprus (Đảo Síp)CY/CYP9240
Czechia (Séc)CZ/CZE77240
Denmark (Đan mạch)DK/DNK42430
DjiboutiDJ/DJI23180
DominicaDM/DMA750
Dominican Republic (Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na)DO/DOM48320
DR Congo (Cộng hoà dân chủ Công-gô)CD/COD2267050
EcuadorEC/ECU248360
Egypt (Ai Cập)EG/EGY995450
El SalvadorSV/SLV20720
Equatorial GuineaGQ/GNQ28050
EritreaER/ERI101000
EstoniaEE/EST42390
EswatiniSZ/SWZ17200
EthiopiaET/ETH1000000
FijiFJ/FJI18270
Finland (Phần Lan)FI/FIN303890
France (Pháp)FR/FRA547557
GabonGA/GAB257670
GambiaGM/GMB10120
GeorgiaGE/GEO69490
Germany (Đức)DE/DEU348560
GhanaGH/GHA227540
Greece (Hy Lạp)GR/GRC128900
GrenadaGD/GRD340
GuatemalaGT/GTM107160
GuineaGN/GIN245720
Guinea-BissauGW/GNB28120
GuyanaGY/GUY196850
HaitiHT/HTI27560
Holy See (Thành va-ti-can)VA/VAT0
HondurasHN/HND111890
HungaryHU/HUN90530
IcelandIS/ISL100250
India (Ấn Độ)IN/IND2973190
IndonesiaID/IDN1811570
IranIR/IRN1628550
IraqIQ/IRQ434320
IrelandIE/IRL68890
IsraelIL/ISR21640
ItalyIT/ITA294140
JamaicaJM/JAM10830
JapanJP/JPN364555
JordanJO/JOR88780
KazakhstanKZ/KAZ2699700
KenyaKE/KEN569140
KiribatiKI/KIR810
KuwaitKW/KWT17820
KyrgyzstanKG/KGZ191800
Laos (Lào)LA/LAO230800
LatviaLV/LVA62200
Lebanon (Li-băng)LB/LBN10230
LesothoLS/LSO30360
LiberiaLR/LBR96320
LibyaLY/LBY1759540
LiechtensteinLI/LIE160
LithuaniaLT/LTU62674
LuxembourgLU/LUX2590
MadagascarMG/MDG581795
Malawi (Ma-rốc)MW/MWI94280
MalaysiaMY/MYS328550
MaldivesMV/MDV300
MaliML/MLI1220190
MaltaMT/MLT320
Marshall IslandsMH/MHL180
MauritaniaMR/MRT1030700
MauritiusMU/MUS2030
MexicoMX/MEX1943950
MicronesiaFM/FSM700
MoldovaMD/MDA32850
MonacoMC/MCO1
Mongolia (Mông Cổ)MN/MNG1553560
MontenegroME/MNE13450
Morocco (Ma-rốc)MA/MAR446300
MozambiqueMZ/MOZ786380
MyanmarMM/MMR653290
NamibiaNA/NAM823290
NauruNR/NRU20
NepalNP/NPL143350
Netherlands (Hà Lan)NL/NLD33720
New ZealandNZ/NZL263310
NicaraguaNI/NIC120340
NigerNE/NER1266700
NigeriaNG/NGA910770
North Korea (Triều Tiên)KP/PRK120410
North MacedoniaMK/MKD25220
Norway (Na Uy)NO/NOR365268
OmanOM/OMN309500
PakistanPK/PAK770880
PalauPW/PLW460
PanamaPA/PAN74340
Papua New GuineaPG/PNG452860
ParaguayPY/PRY397300
PeruPE/PER1280000
PhilippinesPH/PHL298170
Poland (Ba Lan)PL/POL306230
Portugal (Bồ Đào Nha)PT/PRT91590
QatarQA/QAT11610
RomaniaRO/ROU230170
Russia (Nga)RU/RUS16376870
RwandaRW/RWA24670
Saint Kitts & NevisKN/KNA260
Saint LuciaLC/LCA610
SamoaWS/WSM2830
San MarinoSM/SMR60
Sao Tome & PrincipeST/STP960
Saudi Arabia (Ả Rập Xê-út)SA/SAU2149690
SenegalSN/SEN192530
SerbiaRS/SRB87460
SeychellesSC/SYC460
Sierra LeoneSL/SLE72180
SingaporeSG/SGP700
SlovakiaSK/SVK48088
SloveniaSI/SVN20140
Solomon IslandsSB/SLB27990
SomaliaSO/SOM627340
South Africa (Nam Phi)ZA/ZAF1213090
South Korea (Hàn Quốc)KR/KOR97230
South Sudan (Nam Sudan)SS/SSD610952
Spain (Tây Ban Nha)ES/ESP498800
Sri LankaLK/LKA62710
St. Vincent & GrenadinesVC/VCT390
State of PalestinePS/PSE6020
SudanSD/SDN1765048
SurinameSR/SUR156000
Sweden (Thụy Điển)SE/SWE410340
Switzerland (Thụy sĩ)CH/CHE39516
SyriaSY/SYR183630
TajikistanTJ/TJK139960
TanzaniaTZ/TZA885800
Thailand (Thái Lan)TH/THA510890
Timor-Leste (Đông Timor)TL/TLS14870
TogoTG/TGO54390
TongaTO/TON720
Trinidad and TobagoTT/TTO5130
TunisiaTN/TUN155360
Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ)TR/TUR769630
TurkmenistanTM/TKM469930
TuvaluTV/TUV30
UgandaUG/UGA199810
UkraineUA/UKR579320
United Arab Emirates (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất)AE/ARE83600
United Kingdom (Vương quốc Anh)GB/GBR241930
United States (Hoa Kỳ)US/USA9147420
UruguayUY/URY175020
UzbekistanUZ/UZB425400
VanuatuVU/VUT12190
VenezuelaVE/VEN882050
VietnamVN/VNM310070
YemenYE/YEM527970
ZambiaZM/ZMB743390

Zimbabwe

Nước ta có 63 tỉnh thành

A

  • An Giang

B

  • Bạc Liêu
  • Bắc Cạn
  • Bắc Giang
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Định
  • Bình Phước
  • Bình Thuận

C

  • Cà Mau
  • Cao Bằng
  • Cần Thơ

Đ

  • Đà Nẵng
  • Daklak
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp

G

  • Gia Lai

H

  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Nội
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hòa Bình
  • Hồ Chí Minh
  • Hưng Yên

K

  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum

L

  • Lai Châu
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Long An

N

  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận

P

  • Phú Thọ
  • Phú Yên

Q

  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh

S

  • Sóc Trăng
  • Sơn La

T

  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang

V

  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc

  • Yên Bái