K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu truyện "Ngôi nhà trên cây" cho em bài học sâu sắc về sự cảm thông và chia sẻ. Trong cuộc sống ta sẽ gặp những hoàn cảnh kém may mắn hơn ta rất nhiều. Nhưng thay vì xa lánh họ để họ phải sống trong sự ghẻ lạnh và cô đơn, ta hãy thử một lần mở lòng và trao đi yêu thương. Bên cạnh đó câu chuyện trên còn là lời khuyên cho những số phận bất hạnh không nên từ bỏ khao khát và ước mơ, nỗ lực cố gắng từng ngày. Phía trước còn nhiều khó khăn nhưng nếu bỏ cuộc ta sẽ không bao giờ chạm tay vào những ước mơ bản thân đã luôn vun vén. Hãy thử một lần nỗ lực hết sức và không bao giờ bỏ cuộc, thành công sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo

 

 Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Ngay từ nhan đề bài thơ đã thông báo, truyền tải đến độc giả về một tình yêu thiêng liêng, sâu đậm: tình yêu nước. Tiếp đó là những câu thơ bình dị, không viết hoa đầu dòng, không có dấu chấm, dấu phẩy. Hình thức thơ độc đáo này như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không ngắt quãng, không chịu dừng lại. Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương, trở đi trở lại qua điệp từ “tôi yêu”:

“ tôi yêu đất nước này áo rách

tôi yêu đất nước này như thế”

Ý thơ hoà quyện giữa khung cảnh thanh bình và hiện thực tàn khốc. Làng quê đất nước hiện lên thơ mộng nhưng cũng mang đậm giá trị hiện thực “đất nước áo rách”, “căn nhà dột phên”. Và, cuộc sống của những con người ở đó, nơi chiến trinh lửa đạn đi qua đầy những cơ cực nhưng cũng để lại muôn vàn thương yêu. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất: “cây cỏ trong vườn”, “bài mái đẩy”, “câu vọng cổ”… Tất cả đã đi vào trong thơ của Trần Vàng Sao một cách tự nhiên và chan chứa yêu thương.

7 tháng 9 2023

Có 2 đoạn, bạn có thể chọn Mon hoặc Mên và đã có sẵn từ ghép, từ láy ở 2 đoạn mà bạn có thể tìm và trình bày:
Nhân vật Mon trong câu chuyện được miêu tả là tò mò, ham hiểu biết, vô tư và hồn nhiên. Mon hỏi những câu hỏi về chim chìa vôi non, chỉ ra sự quan tâm và lòng tốt của mình đối với chúng. Mon không ngại tìm hiểu và thể hiện sự tò mò bằng việc đặt câu hỏi như: "Chúng có ăn được hến không?" và "Bố mẹ chúng đi đâu?". Mon không chỉ tò mò mà còn mang tính chất vô tư và hồn nhiên khi rủ Mên đi tìm thức ăn cho chúng. Mon không có mục đích đen tối hay động cơ tự lợi mà chỉ muốn giúp đỡ và chăm sóc cho bầy chim chìa vôi non.

Trong khi đó, nhân vật Mên được miêu tả là giải thích cho Mon hiểu và đồng tình với Mon trong câu chuyện. Mên không chỉ đáp ứng những câu hỏi của Mon mà còn giải thích cho Mon hiểu về con chim chìa vôi non. Hành động này cho thấy sự tận tụy và lòng tốt của Mên. Mên không chỉ là người thông minh mà còn là người có lòng nhân ái, đồng cảm và quan tâm đến những nhu cầu của Mon. Mên đồng tình với Mon bằng cách tham gia cùng Mon đi tìm thức ăn cho chim chìa vôi non và ý tứ quỳ xuống bên cạnh tổ chim để bầy chim không bị sợ hãi.

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0