K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

+ Gợi ra vòng luẩn quẩn của bi kịch Chí Phèo, bi kịch của những kiếp người khốn khổ bị áp bức, chà đạp và tước đi quyền được sống, được hạnh phúc.

+ “Bi kịch Chí Phèo” không phải là bi kịch của một cá nhân riêng biệt mà là một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội xưa.

22 tháng 9 2019

=> Đáp án C

23 tháng 12 2022

Tham khảo: 

- Suy nghĩ về chuyến tàu trong 2 đứa trẻ:

– Chuyến tàu xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất trong sự đợi chờ, mong mỏi của người dân phố huyện, mang đến nơi đây một không gian hoàn toàn khác, khác xa với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.

– Đoàn tàu chính là tia hồi quang gợi nhớ lại trong hai chị em những tháng ngày sung sướng, ấm no, hạnh phúc xa xưa.

– Đoàn tàu mang đến hơi thở của một thế giới giàu sang, sung túc và nhịp sống nhộn nhịp, phồn hoa rực rỡ, khác hoàn toàn với cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi, tăm tối quẩn quanh tại phố huyện nghèo nàn.

– Đó là chuyến tàu chở theo khát vọng, chuyến tàu của những mơ ước tương lai muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt hiện tại và thay đổi bằng một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.

– Thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và tấm lòng thương cảm của Thạch Lam tới những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.

Suy nghĩ về hình ảnh Cái lò gạch cũ trong "Chí Phèo":

- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.

- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.

- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.

- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời…

* Ý nghĩa tả thực:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.

* Ý nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.

=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.

25 tháng 12 2022

Em cảm ơn ạ.

30 tháng 7 2023

Tham khảo!

Qua hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ, nhân vật "tôi" thấy được hình ảnh ngày Tết rất Hà Nội. Cái bát là biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội.

 
NG
1 tháng 2

Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ gợi ra một thú chơi tao nhã vào dịp Tết của người Hà Nội - chơi hoa thủy tiên.

17 tháng 7 2019

Mở bài :

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm, nêu vị trí chi tiết “ cái lò gạch bỏ không” là một ám ảnh về nỗi buồn nhân sinh của Nam Cao

- Kết thúc mở với kết cấu vòng tròn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm, gửi gắm triết lý của nhà văn (Dẫn chứng- Phân tích)

- Nếu không thay đổi thực tại, sẽ tiếp tục những bi kịch quẩn quanh không lối thoát của con người, sẽ có một Chí Phèo con ra đời, thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa hoang…(Dẫn chứng- Phân tích)

- Kết thúc có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn. (Dẫn chứng- Phân tích)

- Cái chết của Chí Phèo: bi kịch bị đẩy đến đường cùng của con người, phải lựa chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Đó là kết cục tất yếu cho những con người muốn làm lại cuộc đời như Chí Phèo. (Dẫn chứng- Phân tích)

Kết bài:

Đánh giá chung:

- Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng nhân đạo

   + Không né tránh những mặt xấu của hiện thực mà vạch trần, phơi bày tất cả

   + Miêu tả c/s con người lưu manh, tha hóa, nhà văn luôn có cái nhìn đau đáu, lo lắng và day dứt cho số phận con người

   + Cố gắng tìm ra “con người trong con người”, khơi dậy những nét nhân văn, nhân bản nhất từ những con người ở đáy cùng xã hội.

Hạn chế: Cái chết của Chí Phèo là sự bế tắc, quẩn quanh đến cùng cực, nhà văn chưa tìm ra lối thoát trước hiện thực tăm tối.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Ý nghĩa của sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ: Bản thân sự trải nghiệm nỗi đau sẽ mang lại những cái đẹp mới mẻ, cao quý hơn. Bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cào là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng có ý nghĩa:

- Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

- Hình ảnh lá cờ là hình ảnh thực mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc, mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình là:

- Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;

- Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê;

- Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại.

Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Cái riêng, cái độc đáo trong bài thơ này là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.