K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2017

Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.k cho minh nhé

15 tháng 11 2017

chép văn

30 tháng 11 2021

Tham khảo :3

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

30 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

6 tháng 11 2021

Tham khảo

Lũ lụt miền Trung- một vấn đề mà nhân dân không ngừng quan tâm. Đó chính là một vấn nạn , một cơn đại hồng thủy và là một sự thức tỉnh cho con cháu mai sau - cần phải phòng chống lũ lụt.Hiện nay, trên báo chí đăng lên từng ngày, từng giờ ; hoặc trong những bản tin thời sự ; hoặc ngoài biển khơi. Vậy tại sao miền Trung lại chịu tác động bởi sự lũ lụt nặng nề? Vì thật chất, miền Trung (từ Tây Nguyên lên Vinh) là những nhô đất cao, gần đồi núi ; đồng thời , do nạn phá rừng đã làm giảm đi hàng trăm hecta đất của người dân nên khiến cho tình trạng sạt lở đất kèm theo lũ lụt kéo dài. Vì thế, cơn lũ lụt mới lớn như vậy. Năm nay, lũ lại chồng lũ nên tạo thành những cơn bão lớn, thiên tai chồng lên thiên tai nên thành đại nạn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của đồng bào miền Nam và Bắc thì tin chắc rằng, miền Trung sẽ hết lũ trong một ngày nào đó và sẽ trở về một cuộc sống bình yên!

6 tháng 11 2021

đc của ló

15 tháng 5 2020

mình viết nha

Hiện nay, tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra có lẽ không mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn luận, tìm giải pháp, song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện là bao. Ý thức của cộng đồng chính là vấn đề cần phải nói tới.

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống mái nhà kế bên. Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả cần quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay... chân thùng rác.

Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa tuổi, thậm chí của cả những người là công chức nhà nước, học sinh, sinh viên. Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp nhận”. Một buổi tổng kết, chia tay năm học hay một chương trình văn nghệ, hội thao tại trường học, người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy, những vỏ chai, những ly nhựa vứt bừa bãi. Đó hình như đã là thói quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người xung quanh, với xã hội, với cộng đồng. Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và rồi những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người chúng ta phải gánh chịu.

Một ví dụ về hậu quả của tình trạng vứt rác bừa bãi là vào tháng 10/2017, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ngập nặng bởi một trận mưa chưa tới 1 giờ đồng hồ với vũ lượng chỉ là 40mm, trong khi trước đó, cơn mưa lớn kéo dài hơn 4 giờ, với vũ lượng 125,2mm thì đường sạch ráo. Lúc đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm siêu máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung để chống nhập con đường này.

Nguyên nhân khi được kiểm tra là toàn bộ tuyến cống hai bên đường bị tắc nghẽn, máy bơm không hút được nước gây ngập. Bước đầu mở 4 nắp hố ga tại khu vực này thì thấy rất nhiều chai lọ, bao bì, mút xốp bịt kín miệng cống (mỗi hố gần 1 mét khối rác). Hệ thống cống nước được xây dựng để thoát nước thì nay. công năng đã được bổ sung thêm - trở thành nơi “tập kết” rác thải!

Từ vụ việc trên, ngay sau đó, UBND các Thành phốđã lập tức có chỉ đạo khẩn quận, huyện, các sở ngành liên quan, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra, xử lý, phạt nặng hành vi dồn đổ rác thải làm tắc hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Thành phố.

Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền mạnh hơn nữa, thường xuyên hơn nữa với nhiều kênh khác nhau để thay đổi nhận thức, hành vi của con người và đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Công tác này phải được đẩy mạnh ở các cấp học, ngay từ các trường mầm non. Như vậy, không những bản thân các em có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mà chính các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo sức lan tỏa cho cả cộng đồng.

Tại các đơn vị, khu dân cư, việc tuyên truyền này cũng cần đẩy mạnh, cần đưa vào trong nội dung các cuộc họp tổ dân phố, phát động các phong trào xanh - sạch - đẹp thường xuyên, gắn với các phong trào thi đua của cơ sở.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thì cũng phải có chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi , vi phạm.

22 tháng 1 2018
  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
28 tháng 2 2016

khi xem tranh của em gái, cậu bé hai lần bị bất ngờ liên tiếp: bất ngờ thứ nhất: nhân vật chính trong bức tranh là một cậu bé đẹp đẽ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời xanh. mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa; bất ngờ thứ hai: cậu bé ấy chẳng phải ai khác chính là tôi! vì thế, khi mẹ hỏi, cậu bé giật sững người. sau phút giây giật sững ấy, tâm lí cậu bé diễn ra hết sức phức tạp nhưng lại rất hợp lí. trước hết, cậu ngỡ ngàng (vì không tin nhân vật chính của bức tranh kia lại chình là mình.); tiếp đến, cậu hãnh diện (vì trong bức tranh kia, hình sảnh của cậu sao mà đẹp thế); cuối cùng, cậu thấy xấu hổ (vì hai lẽ: chẳng lẽ cậu lại hoàn hảo vậy ử? hình ảnh của cậu đẹp đẽ vì tấm lòng của người em quá đỗi nhân hậu và trong sáng). đây cũng là lí do giúp ta hiểu, mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng thực ra dòng suy nghĩ của cậu đã trả lời tất cả.

3 tháng 8 2019

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

tham khảo:

Cùng với loại cổ tích thần kì như truyện Sọ Dừa, truyện Tấm Cám, Thạch Sanh,... kho tàng truyện dân gian nước ta còn có loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích sinh hoạt gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo cách "xâu chuỗi" các mẩu chuyện từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vổ cùng hấp dẫn. Truyện Em bé thông minh là một áng cổ tích như thế. Có thế coi tác phẩm thuộc loại truyện "Trạng". "Trạng" là người thông minh, tài trí hơn người, có khả năng ứng đáp linh hoạt, hoá giải được mọi bài toán, câu đố hiểm hóc. Truyện "Trạng" đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm sống được vận dụng sáng tạo, đem lại tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên mà thâm thuý. Điều thú vị là nhân vật "Trạng" trong các truyện này nhiều người chẳng được học hành, theo đòi sách vở như các ông Tiến sĩ, Trạng nguyên mà chỉ là một anh nông dân nghèo rớt mồng tơi hoặc một em bé còn ăn bám bố mẹ. Chính em bé đó, bằng trí thông minh, tài ứng đối đã khiến mọi người sửng sốt thán phục. Em bé đó là nhân vật trung tâm của truyện Em bé thông minh. Trí khôn của em không chỉ khiến nhiều người khảm phục mà đã nhiều lần cứu nguy cho cả làng, cả nước, cho ngàn vạn người. 1. Trí khôn, mưu kế của em bé được thử thách như thế nào ? a) Em bé đã phải bốn lần đối mặt với câu đố, bốn bài toán trí tuệ hóc búa. Lần thứ nhất, em phải đáp lại câu đố của quan : "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?". Lần thứ hai, em phải tìm ra thâm ý của nhà vua : nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ. Lần thứ ba cũng là thâm ý, thử thách của vua : từ con chim sẻ "phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Và lần thứ tư, vừa là lời thách đố vừa trêu tức, "chơi xỏ" của sứ thần nước ngoài đối với triều đình, với toàn dân tộc ta là xâu một sợi chỉ qua ruột con ốc vặn rất dài. b) Lời thách đố mỗi lần một tăng lên, lần sau khó hơn lần trước. Lần thứ nhẩt, viên quan đố, lần thứ hai và thứ ba là lời thách đố của nhà vua. Cả hai đều chỉ nhằm tìm người tài giỏi, thông minh. Riêng lần thứ tư thì người đố là "sứ thần" của nước khác. Nhân vật ra đố khác rồi, ý nghĩa cuộc đố cũng khác. Đây không chỉ là tìm người thông minh mà còn hàm ý thử thách trí khôn của cả triều đình, của toàn dân tộc. Xét về tính chất thì sự oái oăm, độ hóc búa của các câu đố, những dữ kiện mà người đố đưa ra mồi lúc thêm kì quặc. Hoặc là một việc làm "lẩn thẩn" : đếm đường cày mỗi ngày, hoặc là một hiện tương vô lí, trái lẽ đời : trâu đực đẻ con, một con sẻ bé tẹo làm thành ba mâm cỗ. Có khi là một việc không chí "lẩn thẩn" mà còn kì quặc, éo le đến độ... chỉ có thánh thần mới làm được. Thêm nữa, tính oái oăm, căng thẳng còn được thể hiện ở sự lựa chọn người giải đố. Lần thứ nhất, viên quan yêu cầu em bé giải đố. Lần thứ hai, nhà vua thử thách hai bố con. Con số gấp đôi. Lần thứ ba, nhà vua thách đố cả dân làng. Số người bị lôi vào trận đấu trí tuệ tăng gấp mười, gấp trăm lần rồi! Đến lần thứ tư thì... đáng sợ quá. Sứ thần nước khác thách đố cả triều đình, gồm toàn những người quyện cao, trí sáng. Cứ mỗi lần như thế, hầu như mọi người, già trẻ, lớn bé, dân thường, vua chúa đểu... bị đẩy vào thế... bí. Dân làng thì "lo lắng, không hiểu thế là thế nào, coi dó là tai hoạ". Vua qiian thì "vò dầu suy nghĩ", "lắc đầu bó tay". Trong khi đó, em bé - nhân vật chính của câu chuyện - vốn bị mọi người thờ ơ, coi thường, thì vẫn bình thản như không, thậm chí "còn đùa nghịch ở sau nhà". Dường như đối với em, mọi sự trên đời, mọi lời thách đố chẳng có gì ghê gớm, khó khăn. Nó là cuộc đời diễn biến hằng ngày mà em từng thấy, từng chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên như tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ trong sáng. Mỗi lần kể vẽ một câu đố, tác giả truyện cổ tích này không chỉ đặt ra tình huống đơn giản là sự đối đầu giữa người đố và em bé, một người đối với một người, người lớn đối với trẻ em. Không ! Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị : lần thứ nhất so sánh em bé với người cha, lần thứ hai so sánh em với dân làng, lần thứ ba khi em bé đố lại thì là so sánh chính em với nhà vua và đến lần thứ tư, rõ ràng người kể chuyện muốn so sánh một mình em bé với cả triều đình gồm vua, quan, các ông trạng, các đại thần. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Em bé, em là... thần đồng đấy ư ? 2. Vị thần đồng ấy có trí thông minh như thế nào khi giải các câu đố ? a) Ta hãy lần lượt quan sát cách giải và lắng nghe lời giải của chú bé : Lần thứ nhất, em bé đố lại viên quan : "ngựa của ông đi một ngày được mấy bước". Lần thứ hai, em bé vặn lí với nhà vua : "Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ !". Lần - thứ ba, em cũng đố lại vua, xin vua rèn cái kim thành con dao để xẻ thịt một con chim sẻ làm ba mâm cỗ. Và lần thứ tư, em bé dùng kinh nghiệm sống của nhân dân : kiến thấy mùi mỡ ắt phải tìm đến ! Điều thú vị là mỗi lần giải đố, em bé lại dùng một "chiêu" khác nhau. Lần thì lấy "gậy ông đập lưng ông" để đẩy đối phương vào thế bí mà chịu thua cuộc. Lần thì chỉ ra cái "chiêu" của đối phương vô lí, phi lí, trên đời không thể xảy ra khiến đối phương bị "tóm gáy", mà đầu hàng, hoặc cười xoà vui vẻ... Điều thú vị hơn nữa là tất cả những lời giải đố, những chiêu võ trí tuệ của em bé đều không chép từ sách vở nào cả mà bắt nguồn từ kiến thức đời sống. Nó tươi tắn, hồn nhiên mà bất ngờ, đầy sức thuyết phục. Đó chính là sự tươi tắn, thuần hậu, chất phác trong tâm hồn và trí tuệ của nhân dân. Chính nhân dân - những tác giả của câu chuyện cổ tích này - đã gửi trí khôn vào nhân vật em bé, nhờ nhân vật nói hộ mình những suy nghĩ, tính toán, những kinh nghiệm sống để giúp nhau gỡ rối, hoá giải các thử thách, khó khăn của các bài toán, câu đố trong cuộc sống hằng ngày. b) Kết thúc câu chuyện, em bé thông minh được, vua phong là "Trạng nguyên", "Vua lại xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han". Đấy là phần thưởng đích đáng để khẳng định, tôn vinh vị thần đồng. Lời tôn vinh, sự khẳng định ấy có phải chỉ vì em bé thông minh, trí sáng hơn người ? Đúng ! Nhưng chưa đủ. Điểu đáng tôn vinh, đáng quý trọng nữa là mục đích, tác dụng, hiệu quả của những bài toán trí tuệ mà em bé đã giải. Trong bốn lần giải đố thì lần thứ hai và thứ tư đặc hiệt thú vị. Lần thứ hai, từ ba thúng gạo nếp vua ban và ba con trâu đực, em bé đã giúp cho dân làng biến "một tai hoạ" thành "một bữa ăn sướng miệng". Lần thứ tư, em bé chỉ cất tiếng hát vui vẻ "tang tình tang, tính tình tang..." mà các triều thần "mừng như mở cờ trong bụng" và sứ giả nước láng giềng phải thán phục. Sau sự "thán phục" này chắc chắn viên sứ giả sẽ trở về tâu với vua nước họ phải bỏ cái ý định ngông cuồng là "lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta". Như vậy, trí khôn của một em bé đã cứu nguy cho ngàn người, hoá giải những âm mưu đen tối. Trí khôn nói riêng, sự thông minh, tài năng sáng tạo của con người nói chung ứng dụng vào cuộc sống không phải để tỏ ra mình thông minh, hơn đời mà cần hướng vào một mục đích cao cả, để gỡ rối, cứu nguy, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Hiểu như thế, chúng ta càng thêm mến yêu em bé thông minh, coi trọng việc rèn giũa trí khôn, sự sáng tạo. Tóm lại, truyện cổ tích Em bé thông minh là loại cổ tích sinh hoạt mà nhân vật trung tâm là nhân vật người thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách oái oăm), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hổn nhiên trong đời sống hằng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phức cho mọi người.  

6 tháng 11 2021

Tham khảo
Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

15 tháng 5 2016

 Hoa cúc đẹp nhất là vào lúc nở hết. Hoa cúc có màu vàng tươi. Cánh hoa xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhị. Hoa nọ sát hoa kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh. Dưới ánh nắng nhạt của mùa thu, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt.
Chúc bạn học tốtbanh

12 tháng 12 2018

Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất.  Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt…, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng… Bởi đúng như Benjamin Frankmin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu”.

Nowadays, energy is being run out more and more so it is one of the most important things of our life. We need to save energy because nobody of us can lives without energy. So why don't we start to do it right in our home? We have many ways to save energy in our home. One of those ways is using electricity, water and gas economically. Such as we should turn off the light in room when we go out or in unnecessary situations, avoid wasting water, shut the kitchen stove when stop cooking. Use a microwave instead of a stove to reheat food. Use rechargeable batteries instead of disposable batteries... Besides, we should use electrical equipments which are energy - saving. Such as using lights and fans that have low capacity, or using equipments which reserve electricty. Not only do these help us to save money but also they work effectively.
In addition, we should frequently check electrical equipments in our home in order to fix opportunely. In summary, we need to save energy so that energy isn't run out and continues to serve human's life.