K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2023

Câu chuyện rùa và thỏ để lại nhiều suy nghĩ trong lòng bạn đọc. Đọc câu chuyện, ta thêm hiểu về sự chủ quan và nỗ lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chủ quan, chúng ta sẽ dễ rơi vào cảnh thất bại như thỏ. Việc coi thường người khác chỉ khiến ta thụt lùi. Bởi, bất kì ai cũng có thể cố gắng và đạt kết quả tốt. Chúng ta phải luôn ý thức về việc rèn luyện mình, thay đổi bản thân mỗi ngày để trở nên tốt hơn. 

Trong văn bản "kiến và châu chấu", em cảm thấy rất ngưỡng mộ những chú kiến trong câu chuyện trên. Dù mùa đông còn lâu mới đến song các chú kiến đã chuẩn bị từ sớm cho lương thực của mình. Dẫu nhỏ bé như vậy song với ý chí "có công mài sắt có ngày nên kim" của kiến đã giúp chúng được no ấm trong mùa đông lạnh lẽo. Ngược lại với kiến, châu chấu là một kẻ lười biếng "nước đến chân mới nhảy" nhưng đã quá muộn màng đã bị kiệt sức vì đói rét. Từ đó chúng ta rút ra bài học không nên làm việc theo cách của châu chấu mà nên học cách chuẩn bị từ trước như kiến bởi mọi sự chuẩn bị đều có giá trị giúp chúng ta tiến tới thành công dễ dàng hơn.

2 tháng 5 2023

Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.

Phân tích nhân vật rùa:

- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ

- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.

- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.

+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.

- Mở rộng:

+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.

- Bài học từ nhân vật Rùa:

+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.

+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.

17 tháng 8 2023

i do not know

21 tháng 8 2019

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ. 
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. 
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. 
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được. 
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”. 
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ. 
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”. 
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ. 
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Đây là của bài cổng trường mở ra

19 tháng 10 2021

Chúng ta đã từng bắt gặp rất nhiều cuộc chia li thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu như "Cuộc chia li màu đỏ" (Nguyễn Mĩ), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Tống biệt hành" (Thâm Tâm),...và tất cả những cuộc chia li ấy đều ẩn chứa nỗi buồn. Cuộc chia tay của Thành và Thủy trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài) cũng là một cuộc chia li như vậy.

Thành và Thủy đều là những đứa trẻ đáng thương, nạn nhân vô tội trong cuộc li hôn của bố mẹ. Nếu bố mẹ không li hôn thì có lẽ hai anh em đã có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Vì những lí do riêng của bố mẹ mà hai anh em phải xa cách. Điều ấy thật đáng buồn và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của trẻ thơ. Là một người anh trai, Thành biết nhường nhịn và yêu thương em gái. Sự quan tâm của Thành được thể hiện qua hành động chiều nào Thành cũng đi đón em. Khi biết bố mẹ li dị, Thành rất đau lòng. Thành thương đứa em gái bé nhỏ phải theo mẹ về quê ngoại. Nghe tiếng khóc nức nở của Thủy mà Thành "cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo". Hai anh em cùng lớn lên bên nhau bây giờ chia cách mỗi người một nơi có ai không đau lòng?. Tuy trong lòng đang chất chứa nỗi buồn nhưng Thành vẫn an ủi, vỗ về em bằng cách "kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc". Phải là một người anh hết mực yêu thương em thì mới có những hành động như vậy. Thành nhớ lại kỉ niệm một lần đi đá bóng bị rách áo, vì sợ mẹ mắng nên không dám về nhà. Chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân vận động để vá áo cho anh. Cũng bởi hành động đó mà Thành ân hận nhận ra bao lâu nay mình mải chơi với bè bạn mà không quan tâm đến em. Thành là người anh trai biết suy nghĩ và biết hối lỗi về sự vô tâm của mình. Không chỉ vậy, anh còn nhường cho Thủy hết đồ chơi mà không chịu chia ra theo lời của mẹ. Anh muốn dành tất cả những thứ đó cho đứa em gái đáng thương. Thành muốn Thủy giữ hai con búp bê vì đó có thể là niềm an ủi cuối cùng mà anh dành cho cô.

 

Thủy là cô em gái ngoan ngoãn, thông minh khi biết vá áo lại cho anh để Thành không bị mẹ mắng. Bàn tay Thủy đưa những mũi kim thoăn thoắt chứng tỏ Thủy là một người khéo léo. Biết rằng sắp phải xa bố và anh, Thủy rất buồn, "hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều". Cũng giống như Thành, cô nhường hết đồ chơi cho anh: "Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh". Ở Thủy không có sự tranh giành với anh như những đứa trẻ khác. Cô biết nhường cho anh và yêu thương anh. Thủy vô cùng chu đáo khi đã bắt con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ vì có thời kì Thành ngủ mê thấy ma. Thủy lấy con dao díp buộc vào con búp bê đặt ở đầu giường để nó canh cho anh ngủ. Cả Thành và Thủy đều rất yêu quý hai con búp bê đó. Họ gọi chúng bằng cái tên thân mật là Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Hai con búp bê ấy không bao giờ cách xa nhau cũng như tình cảm anh em khăng khít của Thành và Thủy. Vậy mà khi Thành chia tách chúng ra thì Thủy "không chịu đựng nổi". Thủy giận dữ khi Thành đặt con Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía: "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế"! Trước giây phút chia xa, Thủy còn "ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: "Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé"! Đó là những lời nói hồn nhiên của một đứa trẻ nhưng ẩn sâu trong đó là biết bao sự đau lòng khi phải cách xa người anh trai ruột thịt mà không biết khi nào mới có thể gặp lại. Ngỡ tưởng Thủy sẽ giữ con Em Nhỏ bên mình nhưng cô đã quay lại đặt nó quàng tay vào con Vệ Sĩ và nói với anh: "Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi". Không chỉ chu đáo, Thủy còn là một cô bé hiếu thảo khi muốn gặp và chào bố trước khi đi nhưng bố vẫn biệt tăm mấy ngày hôm nay.

Rồi mai đây, tương lai của Thủy sẽ ra sao khi theo mẹ về quê ngoại cô sẽ không được đi học nữa. Mẹ Thủy bảo rằng sẽ sắm cho Thủy thúng hoa quả để bán ngoài chợ. Cả Thành, cô giáo và các bạn học sinh đều xót xa trước những chia sẻ ấy. Cuộc chia tay kết thúc bằng hình ảnh Thành mếu máo, "đứng như chôn chân xuống đất" và "nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu" của em gái trèo lên xe. Có lẽ phải rất lâu sau họ mới có cuộc tái ngộ.

Hai anh em đều rất buồn khi phải cách xa nhau nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Nếu tổ ấm gia đình không tan vỡ thì có lẽ sẽ không có cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt này. Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Đồng thời qua cuộc chia tay ấy, tác giả Khánh Hoài cũng muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ vô tội không phải chịu tổn thương, mất mát.

tham khảo:

Khác với tựa đề là "Mẹ tôi", văn bản của A-mi-xi lại tập trung khắc họa hình ảnh và tính cách của người bố - một con người đáng kính trọng. Qua bức thư của người bố gửi cho đứa con của mình, ta hiểu thêm về tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.

Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.