K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2021

Hôm nay trên đường đi học về ,tôi gặp một bà cụ đang đứng lúng túng chờ sang đường.Khi trông thấy tôi,bà bảo:

-Cháu ơi!cháu giúp bà qua đường với!

lúc đó đã gần trễ học nhưng tôi vẫn quyết định giúp bà:

-Vâng ạ! để cháu dìu bà qua đường ạ .

Đợi đến lúc đến trường thì đã muộn.Bác bảo vệ không cho tôi vào,tôi kể lại chuyện "nhờ sang đường" của bà cụ thì lúc ấy bác đã hiểu,thông cảm cho tôi và mở cổng để tôi vào

Trực tiếp : Cháu ơi...với

Gián tiếp : Nhờ sang đường

4 tháng 4 2021

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Vậy tại sao không ai biết sợ chúng?   Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi. ''Tôi hút thuốc tôi bị bệnh mặc tôi'' Vâng anh bị bệnh    tôi không quan tâm nhưng xin anh hãy biết nghĩ cho những người xung quanh anh, có người người nói'' thuốc lá là con mọt gặm nhấm'', điều đó hoàn toàn đúng. Nếu bạn nhận thức được tác hại của thuốc, chúng ta hãy cùng chung tay để ngăn chặn sản phẩm này.

Chú thích:

 ''Tôi hút thuốc tôi bị bệnh mặc tôi' hđ ns trực tiếp

Vậy tại sao không ai biết sợ chúng? nghi vấn

 thuốc lá là con mọt gặm nhấm' hđ ns gián tiếp
 

2 tháng 5 2023

Trên đời luôn tồn tại một chân lý :" chỉ học lý thuyết mà không thực hành thì không làm được việc gì cả" và đi đôi với chân lý sâu sắc ý nghĩa ấy là quan điểm :"Học đi đôi với hành". Trước tiên, ta làm rõ vấn đề sau: học là gì và hành là gì?. Học là tiếp nhận các kiến thức "lễ"cơ bản từ cha mẹ giảng giải ở nhà, các bài học trí tuệ "văn" từ thầy cô dạy trên lớp, các đạo lý cơ bản từ xã hội vào đầu mình. Hành là làm việc, vận dụng các kiến thức mà mình có được để hoàn thành thành công việc, áp dụng vào thực tế. Vậy tại sao mà học lại phải đi đôi với hành?. Vì nếu chỉ học lý thuyết xuông mà không biết áp dụng làm việc thì cũng chỉ là vô ích, là một kẻ chỉ biết nói miệng; vì nếu chỉ hành mà không học thì công việc không thể nào hoàn thành được bởi thiếu kiến thức, không biết nỗi cách làm việc như nào thì sao có thể đâm đầu vào làm hoàn thành tốt việc?. Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của cả việc học và việc làm, chúng phải đi chung với nhau; ta phải có cả 2 thứ đó thì mới làm được việc. Với học sinh, học đi đôi với hành giúp ta nâng cao hiệu quả trong việc học tập, cũng ví nhau có cách làm rồi thì phải biết cách áp dụng vào bài toán, bài làm; từ đó ta mới làm được bài. Với người lớn, học đi đôi với hành giúp mọi người làm việc hiệu quả, làm việc tốt hơn. Chớ hiểu lầm rằng phải ép buộc bản thân có liền 2 điều đó. Chúng ta nên rèn luyện qua một thời gian, nên tập và tạo ra 2 điều ấy một cách đúng đắn. Trên thực tế, một số người hiện nay vẫn còn học theo hình thức, học theo xu hướng, học vì bị ép buộc và theo em điều đó nên bị hạn chế lại. Học cũng là trách nhiệm của con người, chúng ta không nên bài xích việc học. Thử hỏi, nếu không học hành thì ta có thể biết có thể hiểu những gì?; không học là điều sai lầm nhất. Nếu không học hành, ta cái gì cũng không biết liệu có biến mình thành kẻ ngu đần, thành trò cười?. Theo ý kiến của em, dù ít hay nhiều thì chúng ta cũng cần phải học hành. Phương pháp học hiệu quả nhất đó giờ vẫn là "học đi đôi với hành". 

T.Lam

Bài 3: Cho câu thơ:  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiCâu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"  xét theo mục đích nói...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho câu thơ:  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"  xét theo mục đích nói thuộc những kiểu câu  gì?

Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ” Trong đoạn văn, em sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (gạch chân câu nghi vấn ấy)

2
27 tháng 1 2022

câu 1

tk

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.



 

27 tháng 1 2022

Câu 1:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Câu 2:

- Chủ yếu là dùng câu hỏi tu từ được dùng theo cách gián tiếp

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho đọan thơ đồng thời  theo một cách gián tiếp nó khiến cho việc bộc lộ tâm trạng nuối tiếc,buồn sầu của vị chúa sơn lâm thể hiện rõ nét và bộ tranh tứ bình được khắc họa thêm sinh động,hấp dẫn hơn.

Câu 3:

"Than ôi!" là câu cảm thán

"Thời oanh liệt nay còn đâu?" là câu nghi vấn

Câu 4: Viết đoạn văn thì mình nghĩ bạn nên làm để rèn luyện nhé.

29 tháng 4 2021

cần giúp đỡ ạ