K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2018

Trong chương trình các kỳ quan thiên nhiên thế giới trên ti vi vừa rồi, em đã được chiêm ngưỡng rất nhiều những kỳ quan mà con người cổ đại đã xây dựng nên. Nhưng khắc sâu trong tâm trí em nhất chính là hình ảnh những kim tự tháp của đất nước Ai Cập.

Những kim tự tháp này là những công trình vô cùng vĩ đại và tuyệt vời được làm bằng đá của người Ai Cập cổ đại. Hiện nay có gần hai trăm kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau đã được khám phá ra, các nhà thám hiểm vẫn chưa biết đã hết hay không bởi có thể còn nhất nhiều những kim tự tháp bị chôn vùi dưới lớp cát sâu qua hàng ngàn năm, khó có thể xác định được.

Những kim tự tháp có hình chóp, được làm từ nhiều khối đá to. Những khối đá đó đều nặng từ hơn 1 tấn trở lên, vậy con người ngày ấy đã làm gì để có thể chuyển các khối đá đó để xây dựng lại vậy? Đó vẫn còn là một ẩn số mà đến nay chưa được lí giải. Các kim tự tháp nằm yên trên sa mạc mênh mông, bốn bề xung quanh là cát, khiến người ta có cảm giác đơn độc, như là bá chủ của cả một vùng sa mạc vậy.

Theo như em được biết, công trình vĩ đại này là lăng mộ của những vị vua Ai Cập cổ đại, chúng được xây dựng từ khi nhà vua còn tại vị. Bên trong đặt quan tài và tiền bạc, tài sản của nhà vua. Không chỉ thế, để tránh bị cướp bóc, phá hủy bởi những kẻ trộm mộ thế kỷ, bên trong có chứa rất nhiều bẫy bất ngờ cùng những loài vật có độc không thể biết trước.

Kim tự tháp Ai Cập quả thật là một công trình vô cùng tuyệt vời của người xưa. Nhưng công trình như vậy cần phải được bảo vệ thật tốt để sau này, con người đời sau biết đến.
 

18 tháng 10 2018

Em rất thích những công trình vĩ đại của con người. Từ xưa cho đến nay, có vô vàn những công trình kì bí mà con người đã xây dựng nên, đến nay chưa có một lời lí giải hợp lí. Trong đó có kim tự tháp Ai Cập – công trình kiến trúc đầy bí ẩn nhất thế giới, cũng là công trình mà em yêu thích nhất.

Những hình chóp đều bằng đá là hình dáng của những kim tự tháp này. Điều đặc biệt chính là, khoảng cách các cạnh, các đáy của kim tự tháp lại chênh lệch nhau không tới 1 mét. Ở thời kì cổ đại, khi mà trang phục còn chưa đầy đủ, mọi thứ còn khá đơn sơ thì người dân đã làm cách gì để có thể giảm sai số xuống thấp tới vậy? Nhìn kĩ thì ta sẽ thấy, cánh cửa đi vào kim tự tháp cũng được làm bằng đá, chúng luôn được làm thấp hơn so với bề mặt đất chung của sa mạc. Cả kim tự tháp chỉ có duy nhất một lối vào, nhưng để có thể giải mã để tìm ra được là cả một quá trình đầy gian nan.

Sau khi tiến vào bên trong, trên những bức tường trong kim tự tháp là những bức tranh vẽ về cuộc sống của nhân dân dưới thời kì cai trị của vị vua ấy, cuộc sống hoàng gia, những chiến công, luật lệ… Cả một thời kì lịch sử như được tái diễn lại đầy sinh động. Không chỉ vậy, còn có những mật mã được viết bằng chữ tượng hình, giải được chúng, ta sẽ né được những cạm bẫy bất ngờ.

Càng tiến sâu vào bên trong, sẽ càng thấy những căn phòng lớn chứa vàng bạc châu báu của hoàng gia, những cổ vật vô giá, mà theo lời những nhà thám hiểm, chúng ta không nên tự tiện động vào hay trộm đi vì trên chúng đều có chứa lời nguyền, sẽ mang lại hậu quả nặng nề lên bản thân và người thân quen biết. Những cổ vật trong kim tự tháp hiện đang được trưng bày trong các bảo tàng trên khắp thế giới.

Em rất yêu thích những kim tự tháp này. Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này có thể trở thành một nhà thám hiểm, khám phá những công trình vĩ đại kì bí như thế.

18 tháng 12 2021

TK:

Câu ca dao mộc mạc của người Nam bộ ngắn gọn, chân chất ấy đã phản ánh được phần nào bức tranh trù phú của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa. Thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Đồng Tháp Mười là vùng trũng rất rộng, địa phận nằm giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thoáng mát, không khí trong lành, chim trời cá nước nhiều vô kể. Câu ca vừa cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất ở phía Nam Tổ quốc, vừa thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.

Chọn và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một trong những bài thơ lục bát sau:1.Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.2. Ai lên Phú Thọ thì lên,Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.Đền này thờ tổ Nam Phương,Quy mô trước đã sửa sang rõ ràng.Ai ơi nhận lại cho tường,Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng.Lên cao chẳng...
Đọc tiếp

Chọn và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một trong những bài thơ lục bát sau:
1.Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,
Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.

2. Ai lên Phú Thọ thì lên,
Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.
Đền này thờ tổ Nam Phương,
Quy mô trước đã sửa sang rõ ràng.
Ai ơi nhận lại cho tường,
Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng.
Lên cao chẳng khác đất bằng,
Đua nhau lũ lượt lên lăng vua Hùng.

3.  Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

4.( Cà Mau quê tôi) 
Bạn ơi ! Hãy đến Cà Mau
Quê tôi Đất Mũi đậm màu phì nhiêu
Cuối trời Tổ Quốc thân yêu
Mênh mông biển cả rất nhiều cá tôm

Một thời hứng chịu đạn bom
Giữa rừng chia sẻ chén cơm ấm lòng
Cùng nhau đóng góp chiến công
Để mà gìn giữ non sông thái bình

Thương sao biết mấy bóng hình
Hòn Khoai đứng sững giữ gìn biên cương
U Minh Sông Đốc thân thương
Năm Căn Đá Bạc vấn vương lòng người

Cà Mau nét đẹp rạng ngời
Biết bao kỷ niệm ngàn đời trong tôi
Bạn ơi! Hãy đến nhanh thôi
Để tôi đưa bạn đi coi quê mình

0

cảm ơn ạ

9 tháng 2 2022

sai

 

9 tháng 2 2022

mày nói sai

 

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

29 tháng 12 2022

Bài này mình học rồi nha, mà "Tháp bút chưa sờn" hay hơn á. Mình học vậy =))