K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2020

    MỘT QUẦN THỂ DI TÍCH ĐA DẠNG VÀ NỔI TIẾNG TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI,NƠI DỰNG LÊN TIẾN SĨ TRƯỚC ĐÂY:''VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM'',THÌ NAY VẪN LÀ NƠI HỘI TỤ,TÔN VINH CÁC HỌC SĨ THIỀN TÀI VÀ CÒN LÀ ĐIỂM CẦU MAY MỘT SỐ THI NHÂN TRƯỚC KÌ THI CỬ.

     MỘT TÊN GỌI KÉP''VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM''VỚI Ý NGHĨA TÔN THỜ NHÀ VĂN(LITERATURE'S TEMPLE)VÀ NƠI ĐÀO TẠO QUỐC TỬ-CÁC BẬC ĐẠI QUYỀN QUÝ CỦA CHIỀU ĐÌNH.GIÁ TRỊ NGUYÊN THỦY CỦA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM SO VỚI MỤC ĐÍNH SỬ DỤNG CỦA CHÚNG BỊ THAY ĐỔI...

HOK TỐT

Bài làm

- Người ta cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

- Người ta cho xây dựng Quốc Tử Giám, nhằm cho các con em của vua, quan lại trong triều đình học.

# Chúc bạn học tốt #

13 tháng 12 2018

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học, sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi để bổ nhiệm làm quan, cùng tham gia xây dựng đất nước. Trong đó, khoa thi đầu tiên diễn ra vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông và được các triều đại phong kiến sau kế thừa tổ chức khoa thi rầm rộ, thu hút đông đảo nhân tài dự thi. Đồng thời, qua những thời kỳ khác nhau, cách tổ chức khoa thi và giảng dạy ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được đổi mới, cải tiến hơn nữa.

Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám khá đa dạng, phong nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau nằm hài hòa trong khuôn viên. Trải qua nhiều tu sửa, hiện nay quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái học.

Mỗi công trình đều có những nét đặc sắc, ấn tượng khác nhau. Trong đó, quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu. Khu thứ nhất bao gồm cổng chính đến cổng Đại Trung môn; khu thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các; khu thứ ba gồm hồ Thiên Quang và khu nhà bia tiến sĩ; khu thứ tư gồm cụm kiến trúc hình chữ U với tòa Đại Bái Đường nằm chính giữa, 2 bên có dãy Hữu Vu - Tả Vu và khu thứ năm là khu Thái học (trước đây là khu đền Khải thánh - thờ bố mẹ Khổng tử).

Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong dịp du lịch Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.

Ở bất cứ nơi đâu trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn cũng sẽ cảm thấy bình yên lạ kỳ, tựa như được quay ngược thời gian trở về những năm tháng trước. Chạm bước chân đầu tiên vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn sẽ ngỡ như được rời khỏi thực tại, bỏ lại sau lưng phố thị ồn ào, sầm uất.

Những người con đất Việt mỗi khi có dịp đặt chân vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại thấy bồi hồi, bâng khuâng và xúc động lạ kỳ trước vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm của “ngôi trường đại học đầu tiên của đất Việt”. Những giá trị xưa cũ từ lối kiến trúc truyền thống đến những đường nét, chi tiết chạm khắc tinh tế, sắc sảo cũng khiến mọi người cảm nhận được linh hồn cổ xưa của đất nước này.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám như một ngọn nến vẫn luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của Việt Nam. Lạc bước vào ngôi trường ấy, dường như bạn sẽ được tiếp thêm nghị lực, như được nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình khám phá tri thức nhân loại và luôn nỗ lực học tập không ngừng nghỉ.

Hà Nội vẫn đang từng ngày đổi mới hiện đại và văn minh, thế nhưng đâu đó ở những góc phố của đất thủ đô vẫn luôn tồn tại những di tích cổ kính, trầm mặc và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, là hai mảnh ghép tồn tại song song cùng nhau. Chính vì thế, quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ luôn là một phần linh hồn của đất kinh kỳ Hà thành, của đất nước Việt Nam và sẽ mãi mãi là niềm tự hào của những dân đất Việt.

29 tháng 10 2018

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.

Người sáng lập: Lý Thánh Tông

Đơn vị hành chính: Hà Nội

Tôn giáo: Nho giáo

Quốc gia: Việt Nam

1,

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.Nơi này là nơi trên tờ tiền polymer 100.000 VND của Việt Nam

2,mik ko biết

5 tháng 11 2019

Quốc Tử Giám - ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Chúc bạn học tốt !

5 tháng 11 2019

Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497). Huấn đạo họ Bùi soạn...
Đọc tiếp

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên

 

Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497).

 

Huấn đạo họ Bùi soạn vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), có ghi về hành trạng sự nghiệp của ông như sau: “Ngô tiên sinh Sĩ Liên là người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức. Đời Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân cùng bảng với Trạng nguyên Nguyễn Trực ở Bối Khê, Thanh Oai.

 

Đời vua Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) với tư cách là Lễ bộ Hữu thị lang Triêu liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp, kiêm Sử quán Tu soan, ông biên soạn cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, cuốn sách này khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Đại Việt Sử ký toàn thư của Phan Phu Tiên, thêm vào Ngoại kỷ tất cả là 15 quyển. Ngô Sĩ Liên một mặt đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử đó là: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý…”.

 

Người xưa nói rằng: Người làm sử cần có ba sở trường là tài năng, học vấn và kiến thức thì tiên sinh Ngô Sĩ Liên kiêm gồm cả ba. Là người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, hiểu được sự tàn phá của giặc Minh giày xéo nền văn hóa dân tộc, nên vào năm Hồng Đức thứ 10 (1479), trong biểu dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có nhắc đến cảnh tượng quân Minh triệt phá nền văn hóa Đại Việt mà ông tận mắt chứng kiến cũng như ý đồ ông muốn làm lại một bộ quốc sử: “Quân thù đến xâm chiếm, giáo mác đầy đường, đâu chẳng là giặc Minh cuồng bạo, sách vở cả nước đều trở thành một đống tro tàn…”.

 

Hay những lời tâu tâm huyết của ông về nền văn hóa dân tộc: “Thần khi mới sung vào sử quán được dự vào hàng nhúng bút lông. Bỗng gặp họa trong nhà, chưa thấy sách trọn bộ. Tự nghĩ chí xưa chưa được thỏa, bèn tìm các thuyết xưa để sửa chữa thêm…”. Phương thức viết sử của ông, phần biên niên thì theo khuôn phép của Kinh Xuân Thu (sử nước Lỗ) của Khổng Tử bên Trung Hoa, phần kỷ sử thì bắt chước lối viết Sử ký của Tư Mã Thiên.

 

Tài viết sử của ông được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lý thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, cùng với sự khuyến khích răn đe công luận, các việc có quan hệ về sau thì không phải điều hai vị Đại nho Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên có thể theo kịp mà các nhà làm sử đời sau đều phải noi theo. Đại Việt Sử ký toàn thư nổi bật lên một giá trị lớn lao, đó là niềm tự hào dân tộc, là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm sâu sắc với độc lập chủ quyền đất nước của các tác giả bộ quốc sử. Những nhận định của Ngô Sĩ Liên trong bộ sử thể hiện niềm tự hào đối với lịch sử dân tộc: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời đã sinh ra thân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.”

 

Một điểm nổi bật trong cách viết sử của Ngô Sĩ Liên là ông là nhà sử học đầu tiên đã dựa vào truyền thuyết và dã sử, đưa thời đại mở nước từ thời Kinh Dương Vương, qua Hùng Vương, An Dương Vương vào bộ chính sử của dân tộc. Tính chất huyền thoại của tư liệu cùng với trình độ và phương pháp đương thời không khỏi làm cho các tác giả nửa tin nửa ngờ, vừa khẳng định vừa băn khoăn về thời kỳ lịch sử quá xa xưa này.

 

Nhưng rõ ràng đó là một việc làm có ý nghĩa, nêu cao lịch sử lâu đời của đất nước, biểu hiện lòng tự tôn dân tộc. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của Ngô Sĩ Liên cũng thể hiện được độ sắc nét cao: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa: Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?” Thẳng thắn bình luận, công tội phân minh, ông bình về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu có thiếu xót. Mê hoặc bởi cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém”… Các nhà nghiên cứu sau này nhận định rằng, Đại Việt Sử ký toàn thư dù có những hạn chế và sai sót nhất định, nhưng với những giá trị lớn về lịch sử, về tư liệu và những tư tưởng của nó, là một di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc.

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được bắt đầu biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

 

- Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).

- Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

 

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:

 

"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Tấm bia dựng ở đền thờ Ngô Sĩ Liên ghi rằng: Khi Ngô Sĩ Liên già về hưu, hưởng thọ chín mươi chín tuổi nhưng không nói sinh năm nào, mất năm nào. Sau, người trong thôn lập đền thờ ở phía Tây trên núi Tích Hỏa. Người trong xã cũng lập đền thờ hàng năm cúng tế vào mùa xuân, thu vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

 

Với nước Đại Việt nói chung và với những người dân vùng ven đô nói riêng, Ngô Sĩ Liên mãi mãi là một sử gia vĩ đại, có công lớn với lịch sử văn hóa dân tộc.

5
17 tháng 1 2020

Bạn đúng là rảnh thật

20 tháng 1 2020

Ko phải là mk rảnh. Đấy là do tổ mk thuyết trình nên gửi lên, in ra cho dễ.

2 tháng 10 2021

CÂU1a:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

CÂU1b:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ xở

Giặc dữ cớ sao đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

CÂU1c:

-Tên bài thơ là:Nam Quốc Sơn Hà

- tác giả:Lê thước

CÂU2

-bài thơ thuộc thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt

CÂU3:

-------Nam Đế :vua của nước Nam

-------Thiên Thư :sách trời

2 tháng 10 2021

bạn mở sgk ra nha

24 tháng 9 2017

Bởi vì triều đại này kéo dài từ năm 206 TCN - năm 220 SCN

- Cho giảm nhẹ tô, thuế, sưu dịch

- Khuyến khích cày cấy, khai hoang

=> Kinh tế phát triển, xã hội ổn định

Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ

24 tháng 9 2017

đây là ngữ văn

23 tháng 10 2018

ns cụ thể ra bn 

mk ko hiểu lw

Quốc dân Việt Nam!Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập....
Đọc tiếp

Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.Chính phủ đã ra hạn trong một nǎm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy nǎm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ǎn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

CÂU HỎI 

a) nêu ý chính của văn bản chống nạn thất học

b) được thể hiện trong những câu văn nào ?

c) nhan đề chống nạn thất học có vai trò thể hiện điều gì trong bài ?

d) muốn có tính thuyết phục câu nêu ý kiến , tư tưởng phải như thế nào ?

e) chỉ ra sự sắp xếp luật cứ trong văn bản chống nạn thất học ? 

                         ai nhanh mk tick nha                    

0
16 tháng 11 2018

câu 2

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

xhpk châu âu dc hình thành :

  • Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
  • Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
  • Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
16 tháng 11 2018

câu 5

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...